Cồng chiêng của người Tây Nguyên được làm từ chất liệu gì?

Cồng chiêng của người Tây Nguyên được làm từ chất liệu gì? Không gian văn hóa Cồng chiêng của người Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Bởi vậy, từ lâu nhạc cụ Cồng chiêng là một trong những minh chứng tiêu biểu cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cần được bảo tồn, giữ gìn và phát huy. Bạn có biết Cồng chiêng của người Tây Nguyên được làm từ chất liệu gì? Cùng HoaTieu.vn tìm hiểu về chất liệu làm ra và văn hóa Cồng chiêng của người Tây Nguyên qua bài viết dưới đây nhé.

Cồng chiêng của người Tây Nguyên được làm từ chất liệu gì?
Cồng chiêng của người Tây Nguyên được làm từ chất liệu gì?

1. Nhạc cụ Cồng chiêng là gì?

Cồng, Chiêng là nhạc khí tự thân vang gõ phổ biến tại Việt Nam, đồng thời ở một số nước khác ở Châu Á cũng có.

Có thể suy luận rằng, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã phản ánh một xã hội ở cấp độ nguyên sơ nhất của con người mà ở đó, cồng chiêng vẫn còn giữ được những đặc điểm tương đối nguyên bản, chưa phát triển thành một nhạc cụ dân gian hay nhạc cụ cung đình như những nước Đông Nam Á khác. Nếu xem văn hóa cồng chiêng Đông Nam Á là một cây đại thụ thì văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên chính là một phần cội rễ; đó là nơi khởi nguồn, phát xuất cho mọi mạch nguồn sáng tạo. Chính vì tính nguyên bản và cấp bách trong việc bảo tồn, lưu giữ, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản.

2. Cồng chiêng của người Tây Nguyên được làm từ chất liệu gì?

Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Cồng, Chiêng làm bằng đồng thau hoặc hợp kim đồng thiếc, với tỉ lệ của các hợp kim rất khác nhau tùy theo nơi đúc, hình tròn ở giữa hơi phồng lên, chung quanh có bờ gọi là thành. Cồng luôn luôn có núm ở giữa, Chiêng có hai loại: Chiêng có núm ở giữa gọi là Chiêng núm và Chiêng không có núm gọi là Chiêng bằng.

3. Cồng chiêng được sử dụng khi nào?

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên... âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người, sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên.

Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu.. . hay trong một buổi nghe khan... đều phải có tiếng cồng. Tiếng chiêng dài hơn đời người, tiếng chiêng nối liền, kết dính những thế hệ.

Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Đã có thời một chiếc chiêng giá trị bằng hai con voi hoặc 20 con trâu. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.

4. Những bài nhạc cồng chiêng

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên
Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Lễ đâm trâu người dân Tây Nguyên sẽ chơi dàn chiêng honh chơi các bài Cheng, Spo, Pru là những bài chiêng hùng tráng như muốn mô tả những cuộc chiến đấu dũng cảm của các vị tù trưởng và dân buôn khi xảy ra chiến tranh bảo vệ lãnh thổ.

Lễ bỏ mả chơi dàn chiên Arap Vào đếm cuổi cùng khi mọi việc đã hoàn tất, con cái, người thân quỳ lại trước Pnang than khóc linh hồn người đã khuất và nói lời từ biệt linh hồn và mong linh hồn đừng quay về quấy rầy con cái. Khi ông thầy lễ dứt bài khấn, các chàng trai đánh bài chiêng Xoang. Bài chiêng có tiết tấu rộn rã cuốn hút mọi người vào vòng Xoang sôi động và vui vẻ.

Ngoài những bài chiêng đánh trong các lễ thức lớn như lễ Đâm trâu, lễ Bỏ mả, các dân tộc Tây Nguyên có có rất nhiều các bài chiêng đánh trong lễ Cúng bên nước, lễ Cúng cơm mới, lễ Dựng nhà, lễ Thổi tai, lễ Rước kpan, lễ Cúng đất v.v... Người Mnông Gar có các bài chiêng: Booc-ngăn, Rơ-le, Bar-đăn, Đol-rơ-la, Goong-Yowl, Táp-tốp, Tiêng, Par-mây. Người Ê-đê có các bài chiêng: Chiêng gọi buôn làng, Chiêng gọi hồn lúa, Chiêng ngày mùa, Chiêng Chi-ria, Chiêng thác đổ, chiêng Tông-gát. Người Cơ-ho có các bài chiêng: Voa-nắc (chiêng đón khách), Bắc-đơn, Pép-ê-zun (săn nai), Ti-tắp-tắp, Dăn pắc - Dăn Điếp, Chinh boch, Po-trim-po. Người Ba-na Rơngao có các bài chiêng: Kă-kơ-pô, Pơ juăr (đuổi ma)...

5. Cách đánh cồng chiêng

Người Tây Nguyên có hai cách đánh cồng chiêng. Một cách đánh bằng dùi, một cách đánh bằng cườm tay. Dùi chiêng có hai loại, một loại dùi mềm và một loại dùi cứng.

Khi đánh chiêng, tay phải cầm dùi, hoặc cườm tay kích vào mặt chiêng tạo âm thanh, tay trái lúc chặn vào mặt chiêng, lúc rời khỏi mặt chiêng sẽ tạo ra âm chiêng (nốt nhạc chiêng). Sự kết hợp nhuần nhuyễn hai tay phải và trái của người đánh chiêng sẽ tạo ra một âm chiêng hoàn chỉnh.

Bài viết trên đã giải đáp cho thắc mắc về Cồng chiêng của người Tây Nguyên được làm từ chất liệu gì? Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 693
0 Bình luận
Sắp xếp theo