Khu mấn là quả gì?
Nhắc đến xứ Nghệ An - thành phố Hà Tĩnh thì có lẽ người dân ở đây không ai không biết về sự tích của quả khu mấn. Đây là một loại "đặc sản" nổi tiếng nổi tiếng, trứ danh, không chỉ vì mùi vị của nó mà còn vì câu chuyện đi đằng sau nó. Nếu bạn có thắc mắc về loại trái cây này, hãy cùng Hoatieu tìm hiểu và khám phá cụ thể bài viết dưới đây nhé.
Quả khu mấn và nghĩa bóng của từ khu mấn
1. Quả khu mấn là quả gì?
Quả khu mấn (hay còn gọi quả khu mứn) nếu được giải thích là một loại trái cây có hình hài rực rỡ và mang mùi vị dễ ăn thì là họ đang trêu bạn đấy nhé. Theo phương ngữ của người Nghệ An - Hà Tĩnh, loại quả này được hiểu với nghĩa bóng như sau:
- Từ “khu” có ý nghĩa là mông.
- Từ “mấn” có ý nghĩa là váy.
Khu mấn là nói đến phần mông mặc váy vải thô đen của các chị em lao động. Từ ngữ này là “đặc sản” của người Nghệ An, Hà Tĩnh. Họ thường dùng để trêu ghẹo hoặc chê bai người khác với nghĩa vừa đen lại còn xấu.

Bên cạnh đó, từ "khu mấn" nhiều khi cũng mang ý nghĩa chỉ "nghèo", "không có cái gì đó".
Ví dụ:
A: Nghe người ta nói là nhà cậu giàu lắm hả?
B: Có cái khu mấn (có nghĩa là không giàu)
A: Cậu nhìn xem bức tranh này có đẹp không?
B: Như cái khu mấn (Ý nghĩa bức tranh không đẹp)
=> Tùy từng trường hợp và ngữ cảnh mà từ "khu mấn" sẽ có những nghĩa khác nhau, tuy nhiên tựu chung lại thì từ này thường được dùng để chỉ các ý nghĩa sau:
- Ý nghĩa không tốt, không thích, không có cảm tình, không có giá trị.
- Nghèo, không có thứ gì đó, không.
2. Câu chuyện thú vị đằng sau quả khu mấn
Sau đây là câu chuyện làm nên danh tiếng cho loại quả khu mấn “đặc sản” khu vực miền trung này:
Chuyện kể vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX, ở vùng Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An, Hà Tĩnh), sau những giờ làm việc vất vả, các bà, chị, cô thường hay ngồi lại với nhau để nói chuyện làng trên xóm dưới rôm rả, vui vẻ. Họ không để ý đến việc mình đang ngồi ở vệ cỏ, bãi đất, cát khiến cho phần mông bị dính bẩn.
Ngồi càng lâu thì phần lớp vải ở mông váy càng bị dính đất, cát dày cộp, trông rất bẩn. Tuy nhiên, đây cũng là một hành động quen thuộc của những bác nông dân thời bấy giờ. Vì khi đi làm nông về, họ cũng dính bẩn, mệt mỏi nên sẽ bạ đâu ngồi đấy.
Chính vì thế, từ “khu mấn” mang nghĩa là mông váy vừa đen, xấu lại còn bẩn. Nghĩa bóng của từ ngữ này được dùng để nói đến giá trị việc làm và thái độ với đối tượng mà người nói không thích.
Mời các bạn cùng tham khảo thêm Trốc tru là gì? Khu mấn là gì? và các bài viết khác trong chuyên mục Có thể bạn chưa biết, mục Tài liệu của Hoatieu để biết thêm nhiều điều thú vị hơn nhé. Có thể qua đó bạn sẽ có thêm những kiến thức mới lạ mà ít ai biết để tránh việc bị trêu đấy.
- Chia sẻ:
Lê Diệu Linh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Nhật ký làm theo lời Bác THCS năm 2025 hay nhất
-
Tiêu chuẩn sức khỏe thi quân đội 2025
-
STT, Cap hay về thanh xuân
-
Những câu tỏ tình hay nhất 2025
-
Hoa tiêu là gì?
-
Văn khấn xin bao sái ban thờ thần Tài 2025 dễ thuộc
-
Trái tim màu xanh dương có ý nghĩa gì?
-
Trường sĩ quan chính trị có tuyển nữ không 2025?
-
Cap thả thính chơi chữ độc đáo, ấn tượng (cập nhật 2025)
-
Trình bày các phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
-
Các trường đại học quân đội tuyển nữ 2025
-
Củ xả, củ sả hay củ sã, từ nào đúng chính tả?