Báo cáo sử dụng sáng kiến môn Lịch sử 8, 9

Mẫu báo cáo sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử bậc THCS

Báo cáo sử dụng sáng kiến môn Lịch sử 8, 9 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu báo cáo sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử bậc THCS dành cho giáo viên. Đây là mẫu báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm dạy học trong môn Lịch sử lớp 8, 9 với chủ đề Một số biện pháp tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 8, 9 đạt hiệu quả. sau đây là nội dung chi tiết, mời các thầy cô cùng tham khảo.

Báo cáo SKKN biện pháp nâng cao chất lượng môn lịch sử THCS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh người con ưu tú của dân tộc, là danh nhân văn hóa của thế giới. Người là kết tinh của tư tưởng “Đại nhân, Đại nghĩa”. Người để lại cho dân tộc ta một tư tưởng cách mạng, một nhân cách đạo đức cao cả. Người đã làm “rạng rỡ non sông ta, đất nước ta”. Suốt cuộc đời hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước theo hướng tích cực, chủ động hội nhập thế giới. Vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vừa chủ động hội nhập quốc tế, tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa thế giới. Vì vậy việc học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết. Bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi người.

Nhưng hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường đang đứng trước một thách thức không nhỏ. Ảnh hưởng tác động của phim, ảnh, lối sống hưởng thụ, các trò chơi điện tử mang nặng lối sống bạo lực... Bên cạnh đó một số phụ huynh lo công việc, ít có thời gian quan tâm đến con cái chỉ phó mặc cho nhà trường và suy nghĩ của một số phụ huynh học sinh chỉ quan tâm đến các môn học tự nhiên, coi môn lịch sử là “môn phụ”.

Trong khi đó, môn lịch sử đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục học sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông cha ta đổ bao mồ hôi xương máu mới có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay, giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, bài dạy lịch sử Việt Nam cần phải “tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác để sau này trở thành những công dân có ích cho đất nước, góp phần xây dựng đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Vào tháng 8 năm 2010, giáo viên thuộc bộ môn lịch sử cũng đã được học lớp tập huấn “Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Lớp học cũng đã đề cập được nguồn gốc, quá trình hình thành cũng như nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Tuy nhiên việc áp dụng vào tiết dạy còn nhiều lúng túng, chưa có tính hệ thống, cụ thể là:

Khi giảng dạy một tiết lịch sử Việt Nam có liên quan đến Hồ Chí Minh rất đơn giản, chỉ cần kể cho các em một số mẩu chuyện và trong giáo án không thể hiện câu chuyện ra, nhưng thông qua câu chuyện thì giáo viên chưa giáo dục cho các em về các tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh để các em thấm nhuần và học tập theo. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa thật sự chú trọng với các đạo đức tư tưởng của Người thông qua tiết học lịch sử Việt Nam

Thực tế kiểm tra cho thấy trong sách giáo khoa lịch sử lớp 8, 9 không có hướng dẫn cụ thể, không có bài tập thực hành về lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong các bài học nên các em chưa có ý thức học tập tư tưởng, đạo đức của Người.

Qua nắm bắt tình hình và trao đổi với đồng nghiệp về việc giảng dạy các tiết lịch sử Việt Nam có liên quan đến Hồ Chí Minh ở trường THCS tôi nhận thấy:

* Về phía học sinh:

Học sinh chưa có thói quen tìm hiểu các mẩu chuyện về Hồ Chí Minh hoặc còn thờ ơ hoặc còn chưa biết đến các tư tưởng đạo đức của Người. Vì những kiến thức này nó không có sẵn trong sách giáo khoa nên các em chưa có ý thức học tập hoặc hiểu rõ tư tưởng đạo đức của Bác Hồ.

Ở trường THCS Định Trung, trên một địa bàn tương đối khó khăn, đa số là thuần nông, hiểu biết chưa cao, học sinh còn chưa ham muốn học tập bộ môn này. Chính vì vậy, chất lượng học tập, tìm hiểu tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh còn thấp thì việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh vẫn gặp khó khăn.

Hầu như các em chưa có thói quen tìm hiểu, sưu tầm mà chỉ quen nghe, quan ghi chép những gì mà giáo viên nói. Hơn nữa chương trình lịch sử quá rộng, tư tưởng đạo đức của Người thì nhiều mà giáo viên chưa rút gọn được những gì cần truyền đạt, những gì chỉ giới thiệu qua và vấn đề nào cần nhấn mạnh, giáo dục cho các em.

Qua số liệu trên tôi nhận thấy rằng sự hiểu biết về chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là chưa cao.

Đó là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 8, 9 đạt hiệu quả” để nghiên cứu và làm sáng kiến với mục đích :

+ Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kiến thức về nội dung, phương pháp dạy lịch sử lớp 8,9 ở trường THCS.

+ Hiểu biết hơn về chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó, tích hợp vào bộ môn mình giảng dạy .

+ Giáo dục lòng kính trọng, yêu quý, khâm phục chủ tịch Hồ Chí Minh và có ý thức tự giác học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

+ Tạo hứng khởi cho học sinh khi học tập môn lịch sử, từ đó sẽ nâng cao hơn ý thức học tập bộ môn, bồi dưỡng tình yêu với chủ tịch Hồ Chí Minh, yêu quê hương, đất nước cho các em và chất lượng của môn học sẽ được cải thiện.

2. Tên sáng kiến:

Một số biện pháp tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 8, 9 đạt hiệu quả.

3. Tác giả sáng kiến:

- Họ và tên: …..

- Chức vụ: Giáo viên

- Đơn vị :……..

- Điện thoại: …..

- Email: …….

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THCS …...

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: áp dụng vào môn lịch sử lớp 8, 9, phần Lịch sử Việt Nam ở các trường THCS trên toàn thành phố …….

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:.....

7. Mô tả bản chất của sáng kiến.

7.1. Nội dung của sáng kiến.

Đối với việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử có thể thông qua nhiều hình thức. Trong một bài dạy có thể dùng hình ảnh tư liệu, phim tư liệu, kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh, trích dẫn những câu nói của Bác hoặc trích dẫn những danh nhân, tư liệu văn học về Bác để giáo dục tư tưởng của Bác đối với học sinh. Tôi đã tích hợp giáo dục cho học sinh một số tư tưởng đạo đức của Bác Hồ thông qua một số bài học.

7.1.1. Sự chuẩn bị của giáo viên.

Đối với công việc dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, việc chuẩn bị của giáo viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy. Đối với những bài dạy liên quan đến việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì giáo viên phải xác định nội dung cần lồng ghép, thời điểm lồng ghép, cách lồng ghép như thế nào cho phù hợp với bài dạy, dùng hình ảnh tư liệu, nội dung tài liệu liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi vì tư tưởng đạo đức của Bác là rộng, trên nhiều lĩnh vực nên cần phải chọn lọc, linh hoạt vận dụng một tư tưởng nào đó để lồng ghép vào bài dạy. Khi áp dụng phải chú ý đến thời gian phân bố trong tiết học. Không được “tham” kiến thức, sa đà, không được biến giờ dạy lịch sử thành tiết kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh.

7.1.2. Tiến hành tích hợp trong giờ học:

Đối với việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử có thể thông qua nhiều hình thức. Trong một bài dạy có thể dùng hình ảnh tư liệu, phim tư liệu, kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh, trích dẫn những câu nói của Bác hoặc trích dẫn những danh nhân, tư liệu văn học về Bác để giáo dục tư tưởng của Bác đối với học sinh. Tôi đã tích hợp giáo dục cho học sinh một số tư tưởng đạo đức của Bác Hồ thông qua một số bài học như sau:

7.1.2.a. Để giáo dục cho học sinh tinh thần cứu nước, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc.

Khi dạy bài 30 chương trình lịch sử lớp 8: Phong trào chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918. Sau khi dạy xong các phong trào yêu nước ở đầu thế kỉ XX Phong trào Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, Duy tân, phong trào chống thuế ở Trung kì…Giáo viên kết luận: Sau khi phong trào Cần Vương thất bại đến thế kỉ XX có nhiều xu hướng cứu nước. Nhưng tất cả các phong trào này đều bị thất bại. Cách mạng Việt Nam bị khủng hoảng về con đường cứu nước. Trong hoàn cảnh đó Nguyễn Tất Thành đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử. Nguyễn Tất Thành sinh ra trong gia đình trí thức yêu nước, quê hương có truyền thống cách mạng. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…nhưng Người không tán thành đường lối cứu nước của các cụ. Người quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. Ngay từ nhỏ Người sớm có tinh thần yêu nước. Khi vào học trường Quốc học ở Huế, Người tham gia phong trào chống thuế ở Trung kì bị buộc thôi học. Người ra nước ngoài tìm đường cứu nước

Để giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm tìm con đường cứu nước cho dân tộc. Giáo viên kể chuyện “Hai bàn tay”: “Khi vào Sài Gòn Nguyễn Tất Thành gặp lại anh Tư Lê người quen cũ lúc còn ở Phan Thiết. Người tâm sự với Tư Lê: Tôi muốn ra các nước phương Tây xem họ làm như thế nào sau đó trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng chúng ta lấy tiền đâu để đi - Tư Lê nói lại. Nguyễn Tất Thành giơ hai bàn tay nói: Đây, tiền đây, chúng ta làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Tư Lê không giữ lời hứa, Bác một mình làm phụ bếp trên tàu La-tu-sơ-tơ-rê-vin ra nước ngoài tìm đường cứu nước”. Thông qua việc lồng ghép giáo dục tư tưởng cứu nước, học sinh càng biết ơn Bác đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta để có cuộc sống như ngày nay.

........................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 106
0 Bình luận
Sắp xếp theo