Về nguyên tắc thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục, ai là người có vai trò then chốt?

Trong nguyên tắc thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục, ai là người có vai trò then chốt?

Kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục được xem là bước ngoặt đánh dấu sự tiến bộ, sự hội nhập với nền công nghệ thông tin của ngành giáo dục nước ta. Để thực hiện thành công kế hoạch này, cần có sự đồng thuận và hợp tác của nhiều bên. Vậy ai là người đóng vai trò then chốt trong nguyên tắc thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục? Là Cán bộ quản lý cấp PGD/SGD, Ban giám hiệu nhà trường, Giáo viên hay Học sinh? Dưới đây là quan điểm cá nhân của Hoatieu, mời các bạn tham khảo.

1. Trong nguyên tắc thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục, ai là người có vai trò then chốt?

a. Cán bộ quản lý cấp PGD/SGD
b. Ban giám hiệu nhà trường
c. Giáo viên
d. Học sinh

Đáp án: Trong nguyên tắc thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục, giáo viên là người có vai trò then chốt.

Giải thích: Giáo viên là người chuyển giao kiến thức theo cách học chuyển đối số đến học sinh. Không có người thầy, người cô trực tiếp hướng dẫn, kế hoạch chuyển đổi số sẽ chỉ là những điều được quy định trên văn bản.

(Đây chỉ là quan điểm chủ quan của Hoatieu, nếu cách bạn có suy nghĩ khác, đừng ngần ngại chia sẻ quan điểm của mình dưới cmt nhé.)

Trong nguyên tắc thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục, ai là người có vai trò then chốt?
Trong nguyên tắc thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục, ai là người có vai trò then chốt?

2. Người có vai trò then chốt trong nguyên tắc thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số?

Giáo viên là người có vai trò then chốt trong nguyên tắc thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số vì:

Thứ nhất, kiến thức được số hóa không thể thay thế được vai trò của người giáo viên. Chỉ có giáo viên mới hiểu học sinh của mình là ai, xác định được năng lực và nhu cầu học tập của học sinh. Qua sự quan sát tinh tế những biểu hiện tâm lí của học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục, người giáo viên mới có thể thấu hiểu và sẻ chia những khó khăn, những khúc mắc mà các em gặp phải để từ đó đánh thức những năng lực, phát triển kĩ năng và hoàn thiện nhân cách cho học sinh là một trong những yêu cầu quan trọng của dạy học hiện đại.

Thứ hai, giáo viên là người giúp học sinh định hướng học tập cũng như các phương tiện, phương pháp học tập phù hợp với nhu cầu, năng lực của các em. Dù rằng hiện nay, kiến thức có ở khắp mọi nơi và ở nhiều kênh khác nhau, nhưng nếu không có thầy cô định hướng, việc tự học qua những tri thức số dễ khiến học sinh hiểu sai lệch nội dung bài học, sai kiến thức cơ bản và tư duy không đồng nhất.

Thứ ba, giáo viên mới là người có thể tạo được động lực để học sinh chủ động trong học tập, tự học và học tập suốt đời. Giáo viên sẽ tập trung hơn vào việc tạo ra môi trường học tập mà ở đó kích thích được sự sáng tạo, sự tò mò và động cơ học tập của học sinh. Như câu nói “Hãy dạy cách câu cá chứ đừng cho cá”, chúng ta sẽ không cho học sinh bài giảng điện tử sẵn mà cần phải hướng dẫn cách học kiến thức số và khơi dạy cho học sinh niềm yêu thích, say mê với việc học.

Thứ tư, để biết việc thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục có hiệu quả hay không, giáo viên chính là người có thể kiểm tra trực tiếp qua việc đánh giá học sinh theo xu hướng chuyển đổi số giáo dục. Kết quả này sẽ giúp giáo viên nhận ra mình cần thay đổi, điều chỉnh, định hướng phương pháp học tập như thế nào, để học sinh tiến bộ trong cách học chuyển đối số ngày nay.

3. Vai trò của Cán bộ quản lý cấp PGD/SGD, Ban giám hiệu nhà trường và Học sinh

Nếu giáo viên là người có vai trò then chốt trong nguyên tắc thực hiện kế hoạch chuyển đổi số giáo dục, thì vai trò của cán bộ quản lý cấp PGD/SGD, ban giám hiệu nhà trường và học sinh cũng vô cùng quan trọng.

Vai trò của cán bộ quản lý cấp PGD/SGD trong việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục là đề ra chiến lược rõ ràng để đảm bảo rằng việc thực hiện kế hoạch này được diễn ra một cách hiệu quả.

Vai trò ban giám hiệu nhà trường là bộ phận truyền đạt việc thực hiện kế hoạch số đến giáo viên và học sinh, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tiếp xúc với công nghệ số qua việc sử dụng một số phần mềm dạy học như: Microsoft Team, Zoom, Google meet; Phần mềm quản lý VNEdu, SMAS.....; phần mềm tập huấn bồi dưỡng thường xuyên của Bộ giáo dục, đánh giá công chức: ETEP, TEMIS; phần mềm quản lý thư viện, soạn thời khóa biểu bằng phần mềm TKB.........; Sử dụng Zalo, Facebook, SMS để chuyển tải, truyền đạt nội dung thông tin đến cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh:,….Các phần mềm đã được ứng dụng trong dạy học, kiểm tra đánh giá như: các phần mềm tạo và trình chiếu bài giảng điện tử, các phần mềm thí nghiệm ảo, phầm mềm chấm thi trắc nghiệm như Mr Test, TN trắc nghiệm, các ứng dụng Google Form......

Học sinh cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục. Các em cần tập làm quen và biết cách sử dụng công nghệ để tận dụng các công nghệ trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, học sinh cũng cần phải có khả năng tư duy sáng tạo để tìm ra những cách tốt nhất để sử dụng công nghệ trong việc học tập và áp dụng thực hành.

4. Yêu cầu quan trọng đối với giáo viên trong kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục

Phải hiểu biết về công nghệ, không có hiểu biết về công nghệ đồng nghĩa với việc giáo viên không thể thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục, giáo viên bị hạn chế về phương pháp dạy học. Đồng thời, học sinh cũng bị hạn chế cơ hội học tập, phát triển, khó có thể tiếp cận với tri thức, hệ thống học tập số hóa.

Cập nhật kiến thức thường xuyên, một vấn đề bức thiết của thời đại công nghệ số chính là kiến thức nhanh chóng bị lạc hậu. Yêu cầu đặt ra cho giáo viên là phải nhanh chóng bắt kịp những thay đổi, cập nhật kiến thức mới thường xuyên. Giáo viên không nên dạy học lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa mà cần linh hoạt, chủ động trong việc tổ chức dạy học.

Trong giai đoạn hiện nay, giáo viên là những người hướng dẫn, cố vấn và huấn luyện học sinh đào sâu các ý tưởng, giúp các em học và hiện thực hóa các ý tưởng ấy. Trên thực tế, để không bị công nghệ thay thế thì giáo viên cần làm được những điều mà công nghệ chưa làm được. Công việc của nhà giáo đặc biệt vì người thầy lao động bằng trái tim, lao động để nuôi dưỡng trái tim. Khi người thầy sử dụng trái tim để giáo dục học sinh thì họ sẽ tạo ra những đứa trẻ biết thương yêu, biết quan tâm, hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống. Đó chính là một trong những nhiệm vụ cao quý mà robot không bao giờ thay thế được vị trí của người thầy trong thời đại 4.0.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Về nguyên tắc thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục, ai là người có vai trò then chốt? Tin rằng bạn có đáp án cho riêng mình. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Tài liệu: Dành cho giáo viên nhé.

Đánh giá bài viết
1 903
0 Bình luận
Sắp xếp theo