Bài tập cuối khóa module 8 Đạo đức Tiểu học

Tải về

Bài tập cuối khóa module 8 Đạo đức Tiểu học là mẫu bài thầy cô phải xây dựng và nộp lên hệ thống phục vụ quá trình tập huấn module 8. Dưới đây là 7 mẫu Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học với chủ đề đa dạng gồm: cảm thông chia sẻ, an toàn giao thông, quà tặng yêu thương, yêu thương gia đình, trao nhân ái nhận yêu thương, kính yêu thầy cô, trường lớp em sạch đẹp. Mời thầy cô tham khảo và tải về để sử dụng thuận tiện hơn.

Nội dung module 8: "Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường tiểu học".

1. Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh - cảm thông và chia sẻ

TRƯỜNG TH TÂN HỘI TRUNG 2

LỚP NĂM/1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tân Hội Trung, ngày 26 tháng 9 năm 2022

KẾ HOẠCH PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH

Chủ đề: CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ

Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2022 đến tháng 05/2023

I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt

- Chỉ ra được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.

- Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.

- Vận động được cha mẹ và người thân cùng tham hỗ trợ các hoạt động chăm lo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

- Hiểu được truyền thống tương thân tương ái của người Việt Nam.

II. Chuẩn bị

- Nhà trường: Cần chuẩn bị các khâu tổ chức, triển khai các nội dung đến cho học sinh và PHHS, liên hệ với các lực lượng xã hội.

- Giáo viên: phối hợp với nhà trường, PHHS thống nhất về thời gian thực hiện, hình thức và địa điểm thực hiện, phối hợp đánh giá kết quả.

III. Tiến trình hoạt động

1. Hoạt động 1: Kế hoạch nhỏ, tiếp sức đến trường (Từ tháng 9/2022 đến tháng 05/2023).

1.1 . Mục tiêu hoạt động

- Chỉ ra được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.

1.2 . Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung: HS chỉ ra được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.

* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động

- Phương pháp: Thảo luận nhóm

- Hình thức: Lồng ghép vào tiết HĐTN và Đạo đức.

1.3 . Đánh giá hoạt động

HS nêu được những việc làm cụ thể để thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.

2. Hoạt động 2: Phong trào “Bảo hiểm trao em” (Từ tháng 9/2022 đến cuối tháng 12/2022).

2.1 . Mục tiêu hoạt động:

Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.

2.2. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung

+ Tham gia phong trào “Kế hoach nhỏ - Tiếp sức đến trường”.

+ Tuyên truyền trong buổi sinh hoạt dưới cờ, họp CMHS đầu năm, họp Ban đại diện CMHS của trường.

* Phương pháp

- Lồng ghép vào tiết SHDC, SHL hàng tuần.

* Hình thức

- HS thực hiện nuôi heo đất, thu gom giấy, chai và ly nhựa bán.

2.3 . Đánh giá hoạt động

HS thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.

3. Hoạt động 3: Phối hợp với CMHS về phong trào “Bảo hiểm trao em”

3.1. Mục tiêu: Vận động được cha mẹ và người thân cùng tham gia hỗ trợ mua BHYT cho HS khó khăn.

3.2. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung:

HS về vận động cha mẹ, người thân tham gia phong trào “Bảo hiểm trao em”.

* Phương pháp: thực hành

* Hình thức:

- HS về nhà vận động cha mẹ và người thân tham gia phong trào “Bảo hiểm trao em”.

- GV giải thích kế hoạch với phụ huynh về phong trào để hiểu, hỗ trợ, quyên góp.

3.3 Đánh giá hoạt động

HS vận động được cha mẹ và người thân tham gia hỗ trợ mua BHYT cho HS khó khăn.

Giáo viên lập kế hoạch

Nguyễn Thị Thuý Phượng

2. Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học - An toàn giao thông

TRƯỜNG ….

LỚP 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Lấp Vò, ngày … tháng 9 năm 2022

KẾ HOẠCH PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH

Chủ đề: “AN TOÀN GIAO THÔNG”

Thời gian thực hiện: Tháng 9

I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt

- Mục tiêu:

+ Nêu được một số hành vi tham gia giao thông an toàn và chưa an toàn.

+ Ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn.
+ Thực hiện được những hành vi tham gia giao thông an toàn.

- Yêu cầu :

+ Hội phụ huynh học sinh cử đại diện tham gia hoạt động.

+ Giáo viên lập kế hoạch tổ chức hoạt động được BGH nhà trường phê duyệt và gửi các ban ngành cùng phối hợp thực hiện.

+ Đoàn thanh niên và công an tham gia hỗ trợ hướng dẫn học sinh tìm hiểu về luật giao thông và trải nghiệm thực tế tham gia giao thông.

II. Nội dung chi tiết của hoạt động

1. Hoạt động 1: Tuyên truyền, phổ biến Luật giao thông.

1.1 Mục tiêu hoạt động

- Biết và nêu được một số hành vi tham gia giao thông an toàn, chưa an toàn.

- Hiểu được ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn.

1.2 Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

- Nội dung: Học sinh biết và nêu được một số hành vi tham gia giao thông an toàn, chưa an toàn; ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn.

- Phương thức tổ chức:

* Giáo viên phổ biến Luật giao thông đến học sinh

+ Cho học sinh quan sát các biển báo giao thông để biết các loại biển báo giao thông.

+ Cho học sinh quan sát tranh các hành vi tham gia giao thông và yêu cầu học sinh nêu được những hành vi nào an toàn, hành vi nào chưa an toàn.

+ Học sinh nêu được ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn.

1.3 Đánh giá hoạt động

- 100 % học sinh hiểu được các hành vi nào đảm bảo an toàn và chưa đảm bảo an toàn; nêu được ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn.

2. Hoạt động 2: Tham gia thực hiện các hành vi an toàn giao thông.

2.1 Mục tiêu hoạt động

Học sinh thực hiện được những hành vi tham gia giao thông an toàn.

2.2 Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

- Nội dung: Tham gia trải nghiệm thực tế tham gia giao thông trên sân trường.

- Phương thức tổ chức:

* Đoàn thanh niên và công an hướng dẫn và tổ chức trải nghiệm tham gia giao thông an toàn đến học sinh trong Hoạt động trải nghiệm.

+ Học sinh tham gia thi “ Đội mũ bảo hiểm đúng và nhanh”

+ Cho học sinh trải nghiệm những hành vi tham gia giao thông an toàn.

2.3 Đánh giá hoạt động

- 100 % học sinh trải nghiệm tham gia giao thông an toàn tốt.

3. Hoạt động 3: Rèn luyện kỹ năng tham gia giao thông an toàn

3.1 Mục tiêu hoạt động

Học sinh rèn luyện và thực hiện tốt những hành vi tham gia giao thông an toàn.

3.2 Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

- Nội dung: Rèn luyện và thực hiện tốt những hành vi tham gia giao thông an toàn.

- Phương thức tổ chức:

* Phụ huynh học sinh rèn luyện thêm kỹ năng tham gia giao thông an toàn

+ Tuyên truyền đến phụ huynh một số hành vi tham gia giao thông an toàn và chưa an toàn; ý nghĩa của việc tham gia giao thông an toàn qua buổi Họp phụ huynh, gửi nội dung tuyên truyền qua zalo lớp.

+ Phụ huynh nhắc học sinh tham gia đội mũ bảo hiểm và thực hiện những hành vi tham gia giao thông an toàn ( rèn luyện kỹ năng đi xe đạp an toàn và đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông,…)

3.3 Đánh giá hoạt động

Học sinh có kỹ năng tham gia giao thông an toàn.

Giáo viên lập kế hoạch

3. Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh - Quà tặng yêu thương

TRƯỜNG TH…………….

Lớp 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

, ngày… thángnăm 202..

KẾ HOẠCH PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH

Chủ đề: QUÀ TẶNG YÊU THƯƠNG

I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt

- Nêu đươc những việc làm để thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

- Thưc hiện những việc làm thể hiện sư quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

- Vân động cha me, ông bà, người thân trong gia đình cùng hỗ trợ.

II. Chuẩn bị

- Nhà trường: cần chuẩn bị các khâu tổ chức, triển khai các nội dung đến cho học sinh và PHHS.

- Giáo viên: phối hợp với nhà trường, PHHS thống nhất về thời gian thực hiện, địa điểm thực hiện, phối hợp đánh giá kết quả.

III. Tiến trình hoạt động

Hoạt động 1: Cho đi là niềm vui (Tháng 9/2022)

a. Mục tiêu hoạt động

Nêu đươc những việc làm để thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

b. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung:

- Học sinh nêu được những việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động

- Thảo luận nhóm: Giáo viên cho học sinh xem video, tranh ảnh – Hoc sinh thảo luận và nêu được những viêc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương.

- Lồng ghép vào Hoạt đông trải nghiệm trong tiết sinh hoạt lớp vào ngày thứ 6 hàng tuần.

c. Đánh giá hoạt động

- Học sinh nêu được nêu được những viêc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương.

Hoạt động 2: Kế hoạch nhỏ giúp bạn vượt khó (Tháng 10, 11/2022)

a. Mục tiêu hoạt động

- Thưc hiện những việc làm thể hiện sư quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

b. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung:

- Học sinh thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động

- Các tổ thảo luận và xây dựng được kế hoạch nhỏ để giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

- Mỗi tổ sẽ tiến hành thực hiện “Kế hoạch nhỏ”. Vào cuối học kì, sẽ tiến hành hội thu trên lớp.

- Lồng ghép vào môn Đạo đức, Hoạt đông trải nghiệm trong tiết sinh hoạt tập thể vào thứ Sáu hàng tuần.

c. Đánh giá hoạt động

- Học sinh thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

Hoạt động 3: Quà tặng yêu thương (Tháng 01/2023)

a. Mục tiêu hoạt động

- Vân động cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình cùng hỗ trợ.

b. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung:

- Học sinh vân động cha me, ông bà, người thân trong gia đình cùng hỗ trợ.

- Trao phần quà cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thực hiện, trao đổi với cha mẹ học sinh về kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn của lớp.

- Học sinh chia sẻ kế hoạch giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp với cha mẹ, ông bà, người thân để vận động mọi người cùng tham gia thực hiện.

- Giáo viên chuẩn bị những phần quà để trao cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào dịp Tết nguyên đán (tháng 01/2023).

* Lực lượng phối hợp

- Tổng phụ trách, cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân, …

c. Đánh giá hoạt động

- Học sinh vận động được cha mẹ, ông bà, người thân cùng tham gia vào hoạt động “Quà tặng yêu thương”.

Giáo viên lập kế hoạch

4. Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh - Yêu thương gia đình

TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ CƯỜNG 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tam Nông, ngày 25 tháng 9 năm 2022

KẾ HOẠCH PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH

Chủ đề: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH

I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt

- Học sinh nêu được những việc làm thể hiện tình yêu thương với gia đình như: quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, thương yêu, nhường nhịn,…

- Học sinh chỉ ra được ý nghĩa của những việc làm thể hiện tình yêu thương với gia đình.

- Thực hiện các việc làm thể hiện tình yêu thương với gia đình, thực hành có sự hỗ trợ của PHHS.

II. Chuẩn bị

Giáo viên: phối hợp với PHHS, phối hợp đánh giá kết quả.

III. Tiến trình hoạt động

Hoạt động 1: Việc làm yêu thương

a. Mục tiêu hoạt động

- Học sinh nêu được những việc làm thể hiện tình yêu thương với gia đình như: quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, thương yêu, nhường nhịn,…

b. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung: Những việc làm thể hiện yêu thương gia đình

* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động

+ HS xem tranh hoặc video và thảo luận những việc làm nào thể hiện yêu thương gia đình.

- Hình thức phối hợp, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia:

Lồng ghép vào các bài dạy: Mái ấm gia đình (ĐĐ), Quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ (ĐĐ), Anh chị em quan tâm, giúp đỡ nhau (ĐĐ), Gia đình của em, Sinh hoạt trong gia đình (TNXH),…

c. Đánh giá hoạt động

Thông qua các câu trả lời của học sinh.

Hoạt động 2: Ý nghĩa yêu thương

Nội dung: Kể những hành động thể hiện tình yêu thương

a. Mục tiêu hoạt động: Chỉ ra ý nghĩa của những việc làm thể hiện yêu thương.

b. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động:

* Nội dung: Những việc làm của em thể hiện yêu thương đối với những người thân trong gia đình.

* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động

- Diễn đàn về những việc làm thể hiện yêu thương đối với những người thân trong gia đình.

- Hình thức phối hợp, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia:

Lồng ghép vào các bài dạy: Mái ấm gia đình (ĐĐ), Quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ (ĐĐ), Anh chị em quan tâm, giúp đỡ nhau (ĐĐ), Gia đình của em, Sinh hoạt trong gia đình (TNXH),…

* Đánh giá hoạt động

- Đánh giá qua sự chia sẻ của học sinh

Hoạt động 3: Hành động yêu thương

Nội dung: Thực hành các việc làm thể hiện sự yêu thương

a. Mục tiêu hoạt động: Biết làm một số việc thể hiện sự yêu thương

b. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động:

* Nội dung: Thực hành các việc làm thể hiện sự yêu thương

* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động

- GV giao việc cho học sinh về nhà thực hiện một số việc làm thể hiện sự yêu thương đối với người thân trong gia đình.

- Hình thức phối hợp, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia:

Phối hợp với phụ huynh học sinh. Phụ huynh học sinh quan sát những việc làm thể hiện sự yêu thương gia đình của học sinh.

* Đánh giá hoạt động

- Thông qua việc trao đổi của phụ huynh học sinh.

Giáo viên lập kế hoạch

5. Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học - Trao nhân ái nhận yêu thương

TRƯỜNG …

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

, ngày… tháng 09 năm 2022

KẾ HOẠCH PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH

Chủ đề: TRAO NHÂN ÁI - NHẬN YÊU THƯƠNG

I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt

- Chỉ ra được những việc làm thể hiện sự quan tâm và chia sẻ đến các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

- Thực hiện được những việc làm để chia sẻ với các bạn.

- Vận động được cha mẹ và người thân cùng tham gia hỗ trợ.

II. Chuẩn bị

- Nhà trường: cần chuẩn bị các khâu tổ chức, triển khai các nội dung đến cho học sinh và PHHS, liên hệ với chính quyền địa phương.

- Giáo viên: phối hợp với nhà trường, PHHS thống nhất về thời gian thực hiện, địa điểm thực hiện, phối hợp đánh giá kết quả.

III. Tiến trình hoạt động

Hoạt động 1: Cho đi là còn mãi

a. Mục tiêu hoạt động

- Chỉ ra được những việc làm thể hiện sự quan tâm và chia sẻ đến các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

b. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung: HS nêu được những việc làm thể hiện sự nhân đạo

* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động:

+ Thảo luận nhóm, xử lý thông tin

+ HS trả lời được câu hỏi, các thông tin đưa ra.

- Hình thức phối hợp, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia:

Lồng ghép vào Hoạt động 1 bài Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo – Môn Đạo Đức lớp 4

c. Đánh giá hoạt động

HS nêu được các việc làm thể hiện lòng nhân đạo.

Hoạt động 2: Nuôi heo đất, giúp bạn vượt khó (Từ tháng 9/2022 đến tháng 5/2023)

a. Mục tiêu hoạt động

- Thực hiện được những việc làm để chia sẻ với các bạn.

b. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung: Nuôi heo đất giúp bạn vượt khó

* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động

+ Phát động phong trào vào ngày thứ 2 dưới sân trường (đồng thời dán thông tin phong trào trên bảng tin Liên đội).

+ Mỗi lớp sẽ tiến hành nuôi heo đất trên lớp. Vào cuối học kỳ, sẽ tiến hành tổng kết phong trào nuôi heo đất.

+ Tổng phụ trách và Liên đội chuẩn bị và trao những phần quà đến những bạn có hoàn cảnh khó khăn của trường (danh sách những bạn khó khăn do GVCN các lớp lập ra), có mời đại diện CMHS nhà trường tham dự, Hội đồng Đội, đại diện xã Đoàn tham dự.

- Hình thức phối hợp, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia:

+Nhà trường: tổng phụ trách chịu trách nhiệm phát động vào tiết chào cờ đầu tuần; GVCN thực hiện vận động các em tham gia, lập danh sách HS cần giúp đỡ; BGH trao quà cho HS.

+ HS vận động phụ huynh tham gia hỗ trợ phong trào nuôi heo đất, đồng thời sẽ tham dự phát quà cho HS của trường.

+ Hội đồng đội, xã Đoàn tham dự buổi trao quà cho HS.

c. Đánh giá hoạt động

Tổng kết bằng cách công khai số tiền, số lượng học sinh được nhận quà bằng văn bản (dán lên bảng tin Liên Đội) và tổng kết trong buổi chào cờ trước toàn thể HS của trường.

Hoạt động 3: Chia sẻ yêu thương (ngày 14/01/2023)

Nội dung: “Cây Mùa Xuân”

2.1. Mục tiêu hoạt động:

Giúp HS ý thức và biết hỗ trợ những bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

2.2. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động:

a. Nội dung

+ Lập kế hoạch tổ chức “Cây Mùa Xuân” cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại trường.

* Phương thức hoạt động

+ Phát động phong trào ủng hộ quà “Cây Mùa Xuân” giúp bạn vui Tết;

+ Phối hợp cùng nhà trường tổ chức cho học sinh của trường vui ngày hội văn nghệ “Xuân yêu thương”.

* Lực lượng phối hợp

+ Ban giám hiệu nhà trường, chi đoàn, GVBM, GV Tổng phụ trách Đội

+ Ban Đại diện CMHS và mạnh thường quân.

2.3. Đánh giá hoạt động

- Trao các phần quà cho HS có hoàn cảnh khó khăn

- Tổng kết số quà và kinh phí quyên góp được.

Giáo viên lập kế hoạch

6. Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh - Kính yêu thầy cô

KẾ HOẠCH PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH

Chủ đề: KÍNH YÊU THẦY CÔ

Thời gian thực hiện: 1 Tuần

1. Mục tiêu, yêu cầu

1.1. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chủ đề giáo dục

- Học sinh hiểu được nội dung về kính yêu thầy cô.

- Học sinh tham gia việc làm thể hiện sự kính yêu thầy cô.

- Có trách nhiệm với việc thể hiện kính yêu thầy cô.

1.2. Mục đích, yêu cầu phối hợp với các lực lượng giáo dục trong thực hiện chủ đề giáo dục

- Mục đích phối hợp: Huy động được phụ huynh học sinh, Đội Thiếu niên tiền phong.

-Yêu cầu: Giáo viên lập được kế hoạch tổ chức hoạt động được BGH phê duyệt và gửi phụ huynh, tổng phụ trách đội phối hợp.

2. Chuẩn bị

2.1. Giáo viên

Kế hoạch tuyên truyền, vận động học sinh tham gia.

2.2. Các lực lượng phối hợp

- Phụ huynh học sinh:

+ Góp ý với bản kế hoạch, phối hợp và kế hoạch các nội dung của giáo viên.

+ Tham gia hỗ trợ cùng thực hiện các nội dung.

- Đội:

+ Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động.

+ Tổ chức các hoạt động đánh giá dưới cờ.

3. Tiến trình hoạt động

Hoạt động/Thời gian

Yêu cầu cần đạt

(Trình bày YCCĐ của hoạt động tương ứng với mục tiêu của chủ đề ở mục 1.1.)

Nội dung chi tiết và phương thức tổ chức hoạt động

Nhiệm vụ của các lực lượng phối hợp

(Giáo viên; Cha mẹ học sinh; Lực lượng xã hội… Tuỳ từng hoạt động cần huy động lực lượng nào thì viết rõ tên của lực lượng đó).

Phương tiện, điều kiện thực hiện

Hoạt động 1

(35 phút)

Tìm hiểu một số nội dung về kính yêu thầy cô

- Học sinh hiểu được nội dung về kính yêu thầy cô

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu về những việc làm thể hiện sư kính yêu thầy cô.

- Học sinh chia sẻ những việc đã làm thể hiện sự kính yêu thầy cô.

- Giáo viên sưu tầm các hình ảnh, câu chuyện, clip… diễn tả những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy cô

- clip, tranh ảnh

Hoạt động 2

(35 phút)

Trải nghiệm tham gia việc làm thể hiện sự kính yêu thầy cô

- Học sinh tham gia việc làm thể hiện sự kính yêu thầy cô

- Thiệp: cá nhân học sinh tự hoàn thành sản phẩm.

- Giáo viên: Theo dõi, hướng dẫn thực hiện.

- Cha mẹ học sinh: hỗ trợ dụng cụ, hướng dẫn thực hiện.

- Bảng tiêu chí đánh giá, giá treo sản phẩm, phần thưởng

Hoạt động 3

(1 tuần)

Trách nhiệm với việc thể hiện kính yêu thầy cô

Học sinh có trách nhiệm với việc thể hiện kính yêu thầy cô.

- Học sinh: Biết chào hỏi khi gặp tất cả các cán bộ giáo viên trong trường, vâng lời thầy cô, thăm hỏi thầy cô, chăm ngoan học giỏi.

- Giáo viên theo dõi, nhắc nhở học sinh thực hiện.

- Cha mẹ học sinh: theo dõi, nhắc nhở học sinh khi ở nhà.

- Tổng phụ trách: tuyên truyền, nhắc nhở trong các buổi sinh hoạt dưới cờ.

- Bảng theo dõi của tổ trưởng, tổng phụ trách đội, phụ huynh.

Giáo viên lập kế hoạch

7. Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh - Trường lớp em sạch đẹp

KẾ HOẠCH PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH

Chủ đề: Trường lớp em sạch đẹp.

Thời gian thực hiện: 1 tuần

1. Mục tiêu, yêu cầu

1.1. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chủ đề giáo dục:

- Nhận thức: Biết được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh trường lớp.

- Hành vi: Tích cực tham gia các hoạt động dọn vệ sinh trường, lớp.

- Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền đến mọi người

1.2. Mục đích, yêu cầu phối hợp với các lực lượng giáo dục trong thực hiện chủ đề giáo dục

-Mục đích phối hợp:

+ Thống nhất được nhận thức được các lực lượng trong nhà trường và phụ huynh học sinh về việc giáo dục ý thức, hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động giữ gìn vệ sinh trường lớp.

+ Phối hợp với phụ huynh giáo dục học sinh có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng.

+ Huy động các lực lượng BGH, đoàn thanh niên, Tổng phụ trách, nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh, giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động dọn vệ sinh trường lớp cho học sinh.

-Yêu cầu (Ghi rõ yêu cầu với từng lực lượng phối hợp để thực hiện kế hoạch…)

+ GVCN lập kế hoạch tổ chức hoạt động được BGH nhà trường phê duyệt và đã được gửi đến đơn vị phối hợp.

+ BGH, Đoàn thanh niên, Tổng phụ trách, GVBM, nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh tuyên truyền, giáo dục học sinh ý thức giữ vệ sinh trường, lớp; tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt dưới cờ liên quan đến giữ vệ sinh trường lớp.

+ Cha mẹ học sinh giáo dục, theo dõi học sinh về ý thức giữ vệ sinh.

2. Chuẩn bị

2.1. Nhà trường, giáo viên

- Nhà trường: Dụng cụ dọn vệ sinh, nước rửa tay, dụng cụ y tế.

- Giáo viên:

+ Kế hoạch tổ chức hoạt động, xin ý kiến góp ý của phụ huynh học sinh và trình BGH.

+ Liên hệ các đoàn thể trong nhà trường như TPT, Bí thư chi đoàn, nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh.

+ Chia nhóm học sinh theo lớp, phân công nhóm trưởng, giao nhiệm vụ cho từng nhóm.

+ Chia khu vực trong trường, lớp học để học sinh thực hiện hoạt động dọn dẹp vệ sinh.

2.2. Các lực lượng phối hợp

- Cha mẹ học sinh góp ý với bản kế hoạch phối hợp và kế hoạch các nội dung hoạt động trải nghiệm của giáo viên, giáo dục học sinh có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng thông qua cuộc sống hằng ngày của học sinh tại gia đình.

- Tổng phụ trách, đoàn thanh niên góp ý kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm, phân chia khu vực dọn vệ sinh và hỗ trợ các nhóm học sinh thực hiện hoạt động dọn vệ sinh; tuyên truyền cho các em học sinh biết giữ vệ sinh trường lớp trong các buổi sinh hoạt dưới cờ.

3. Tiến trình hoạt động

Hoạt động/Thời gian

Yêu cầu cần đạt

Nội dung chi tiết và phương thức tổ chức hoạt động

Nhiệm vụ của các lực lượng phối hợp

Phương tiện, điều kiện thực hiện

Hoạt động 1

Tìm hiểu lợi ích và việc làm giữ gìn vệ sinh trường lớp.

-Thời gian: 30 phút

- Nêu được lợi ích của việc giữ vệ sinh trường, lớp.

-Nêu được những việc cần làm để giữ vệ sinh trường, lớp.

- HS trả lời cá nhân lợi ích của việc giữ vệ sinh trường lớp.

- HS thảo luận nhóm đưa ra một số việc làm cụ thể để giữ gìn trường lớp xanh – sạch – đẹp.

+ Lớp trưởng điều khiển các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

+ Các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung

+ HS xem hình ảnh về dọn vệ sinh trường lớp.

- Giáo viên:

+ Lập KH tổ chức hoạt động.

+ Kiến nghị với BLĐ. PHHS, Đội.

- Bảng nhóm cho HS thảo luận làm việc nhóm xây dựng công việc cần làm.

- Một số hình ảnh về dọn vệ sinh trường, lớp: quét lớp, tưới cây, nhặt rác,…

Hoạt động 2

Chiến dịch vì trường lớp xanh sạch đẹp.

(60 phút)

- HS có thái độ tích cực và làm được những việc để giữ gìn trường lớp xanh sạch đẹp.

- Phát động chiến dịch ở trong lớp vào tiết sinh hoạt lớp, thời gian thực hiện một tháng.

- HS thực hành làm vệ sinh trường lớp theo nhóm phân công

- Nhóm 1: dọn vệ trong lớp;

- Nhóm 2: dọn vệ sinh sân trường theo khu vực lớp được phân công;

- Nhóm 3: trồng cây ở vườn trường theo phân công;

Giáo viên:

+ Chủ trì các nhóm thực hiện trải nghiệm.

+ Hướng dẫn học sinh về một số công việc cơ bản.

- Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong: Cây xanh, dụng cụ dọ vệ sinh (sọt rác, chổi, thùng rác, khăn lau, nước,..)

- Bộ phận y tế: Nước khử khuẩn, dụng cụ y tế (khi cần thiết).

- Cha mẹ: Tự nguyện ỗ trợ kinh phí, cây xanh

- Biển báo giữ vệ sinh môi trường sạck đẹp.

- Các phương tiện, công cụ cho học sinh lao động, vệ sinh trường lớp.

- Kinh phí nước uống cho học sinh tham gia trải nghiệm.

- Cây xanh cho học sinh trải nghiệm trồng cây.

- Dụng cụ dọn vệ sinh, dụng cụ y tế.

Hoạt động 3

Vận dụng: 5 phút

-Tuyên truyền bạn bè cùng thực hiện.

-Thực hành thực tế:

+ GV tổ chức cho học sinh thực hiện việc tuyên truyền cho bạn bè cùng thực hiện các việc làm giữ vệ sinh trường lớp

-Giáo viên: Lập KH cho học sinh vận dụng vào thực tế.

+ Theo dõi, giám sát, động viên, nhắc nhở, học sinh

+ Tuyên dương HS khi các em thực hiện tốt.

-Đội: Tham gia đánh giá, tuyên dương dưới cờ.

-Cha mẹ học sinh: Phối hợp cùng giáo viên, nhà trường theo dõi, nhắc nhở con em mình giữ gìn vệ sinh trường lớp.

Loa, âm thanh, ghế ngồi cho học sinh.

Giáo viên lập kế hoạch

Trên đây là 7 mẫu Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học được HoaTieu.vn sưu tầm và tổng hợp từ Bài tập cuối khóa module 8 Đạo đức Tiểu học hay, mới nhất năm 2024. Bài tập cuối khóa module 8 Đạo đức Tiểu học đã được tạo thành file tải về, giúp thầy cô ôn tập thuận tiện hơn.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
8 24.719
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm