PowerPoint Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 22: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên
PowerPoint Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 22: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thuộc Chủ đề 5: Tây Nguyên được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 4. Giáo án này được trình bày bằng file PowerPoint và Word, sẽ thuận tiện cho các thầy cô trong việc biên soạn giáo án giảng dạy được chất lượng hơn.
Giáo án Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 22: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên
PowerPoint Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 22
Giáo án Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 22
MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ
Bài 22: LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù
- Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí:
+ Kể được tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên.
+ Nêu được vai trò của cồng chiên trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: đề xuất được những biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên phù hợp với lứa tuổi.
2. Năng lực chung.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thu nhận được thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản.
3. Phẩm chất.
Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về văn hoá của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SHS, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác hoặc tranh ảnh SHS phóng to.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: | |
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3 và cho biết đâu là nhạc cụ truyền thống của đồng bào Tây Nguyên. | - HS: Hình 1. Cồng chiêng và hình 3. Đàn đá. |
2. Hoạt động khám phá 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu về Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên. - Mục tiêu: Kể được tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên. - Cách tiến hành: | |
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và quan sát các hình 4,5 và cho biết: - Chủ nhân của Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên là những dân tộc nào. - Vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. - GV nhận xét và giới thiệu cho HS biết về cồng và chiêng và cách phân biệt theo hình bên. - Cồng chiêng là nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng có núm ở giữa còn chiêng thì không có núm. Đường kính của mỗi chiếc cồng chiêng thường từ 20 -120 cm. Có thể sử dụng đơn lẻ cồng chiêng hoặc theo dàn, bộ từ 2 đến 20 chiếc. - Để minh hoạ cụ thể, GV có thể chiếu các đoạn phim ngắn các tiết học về cồng chiêng của các em HS. - GV giới thiệu thêm: Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO ghi danh là kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. | - HS thực hiện và báo cáo - Chủ nhân của Không gian văn hoá này là các dân tộc: Ê Đê, Gia Rai, Ba Rai, Ba Na, Mạ,… - Cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên. Cồng chiêng thường được sử dụng trong các buổi lễ quan trọng như: lễ Thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ Cúng sức khoẻ cho voi, lễ Mừng lúa mới,.. Cồng chiêng là phương tiện để kết nối cộng đồng và thể hiện bản sắc văn hoá của các dân tộc Tây Nguyên. - HS lắng nghe - HS quan sát - HS lắng nghe |
3. Hoạt động khám phá 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên - Mục tiêu: Nêu được vai trò của cồng chiên trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. - Cách tiến hành: | |
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và quan sát hình 6 để mô tả những nét chính của lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên. - GV có thể cho HS xem đoạn phim ngắn về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên. - GV nhận xét và có thể tổ chức một không gian lễ hội trong lớp để HS tham gia trên nền nhạc truyền thống của cồng chiêng. | - HS thực hiện và báo cáo - HS xem phim - HS lắng nghe |
4. Luyện tập – vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: đề xuất được những biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên phù hợp với lứa tuổi. - Cách tiến hành: | |
Luyện tập: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Vì sao nói cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên? Gợi ý hoạt động: GV có thể tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” và chia lớp thành 2 nhóm. Sau đó, cho đại diện các nhóm lần lượt lên viết các ý kiến trong thời gian 10 phút. Hết thời gian quy định, GV và cả lớp cùng nhận xét và chọn ra nhóm có nhiều ý hợp lí nhất. Vận dụng - GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của bản thân về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên bằng cách viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 câu, sau đó trình bày cho cả lớp cùng nghe và nhận xét. | + Cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên. Cồng chiêng thường được sử dụng trong các buổi lễ quan trọng như: lễ Thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ Cúng sức khoẻ cho voi, lễ Mừng lúa mới,.. Cồng chiêng là phương tiện để kết nối cộng đồng và thể hiện bản sắc văn hoá của các dân tộc Tây Nguyên. - HS nêu cảm nghỉ |
5. Hoạt động nối tiếp: Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. Cách tiến hành: | |
- Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời: Sau bài học em học được những gì? - Nhận xét tiết học - Dặn HS xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp theo | - HS nêu |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.....Tải file PowerPoint, Word toàn bộ bên dưới......
- Chia sẻ:
Lanh Lảnh Lót
- Ngày:
PowerPoint Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 22: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên
315,7 MB 25/02/2025 3:52:00 CHGiáo án Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 22: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên (Word)
20,9 KB 25/02/2025 3:55:28 CH
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Giáo án lớp 4
PowerPoint Tiếng Việt 4 Bài 4: Câu chủ đề
PowerPoint Toán 4 Bài 61: Phép trừ phân số
PowerPoint Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 22: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên
PowerPoint Tiếng Việt 4 Bài 3: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn miêu tả cây cối
PowerPoint Tiếng Việt 4 Bài 11 Nói và nghe: Trao đổi: Lòng nhân ái
Giáo án PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 4 Chân trời sáng tạo (Đầy đủ cả năm)