PowerPoint Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 19: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên

Tải về

PowerPoint Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 19: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên thuộc Chủ đề 5: Tây Nguyên được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với hiệu ứng sinh động, giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án điện tử lớp 4. Giáo án này được trình bày bằng file PowerPoint và Word, sẽ thuận tiện cho các thầy cô trong việc biên soạn giáo án giảng dạy được chất lượng hơn.

Giáo án Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 19: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên

PowerPoint Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 19

PowerPoint Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 19

PowerPoint Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 19

PowerPoint Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 19

PowerPoint Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 19

Giáo án Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 19

CHỦ ĐỀ 5: TÂY NGUYÊN

BÀI 19: THIÊN NHIÊN VÙNG TÂY NGUYÊN (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù

- Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (vị trí địa lí, địa hình) của vùng Tây Nguyên.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Xác định được vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên, các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ hoặc lược đồ.

2. Năng lực chung:

- Giải quyết vấn đề: Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ, giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

- Tự học: Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn được giao.

3. Phẩm chất:

- Nhân ái, trách nhiệm: yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– Đối với giáo viên: Bài giảng điện tử, Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

– Tranh, ảnh và tư liệu về Tây Nguyên.

1. Đối với học sinh: Sách giáo khoa, vở, bảng con, bút lông, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HĐ Khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới

b. Cách tiến hành

- GV đọc câu thơ và đưa ra nhiệm vụ “Các câu thơ gợi cho em những điều gì về thiên nhiên vùng Tây Nguyên?"

Những dòng sông chảy ngược

Cao nguyên nắng ngập tràn

Hoa cà phê nở trắng

Hội cồng chiêng rộn vang.

- GV nhận xét và chốt đáp án

- GV dẫn dắt HS vào chủ đề và bài học: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên.

- GV giới thiệu cho HS về các yêu cầu cần đạt của bài học.

HS trả lời:

- Sông Đắk Bla (Kon Tum), sông Sêrêpok (Đăk Lăk) chảy theo hướng Đông - Tây, ngược so với những con sông khác của nước ta, nên gọi là dòng sông chảy ngược.

+ Cao nguyên đầy nắng, gió với hai mùa mưa và khô.

+ Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới và Tây Nguyên là nơi sản xuất cà phê hàng đầu tại Việt Nam.

+ Lễ hội cồng chiêng là nét đẹp văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên. - HS đọc mục tiêu bài học trong SGK.

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài và ghi vở.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Tìm hiểu về vị trí địa lý, địa hình của Tây Nguyên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được vị trí địa lý, đặc điểm địa hình của vùng Tây Nguyên.

* Vị trí địa lí

b. Cách tiến hành

Bước 1. GV giao nhiệm vụ.

Quan sát hình 3 và đọc thông tin, em hãy:

- Xác định trên lược đồ vị trí của vùng Tây Nguyên.

- Kể tên các quốc gia, vùng tiếp giáp với Tây Nguyên.

Bước 2. GV nhận xét, bổ sung và ghi điểm những HS làm tốt.

* Đặc điểm của các cao nguyên

Bước 1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào bảng 1, quan sát Hình 3 và đọc thông tin, em hãy:

- Xác định trên lược đồ vị trí của các cao nguyên của vùng Tây Nguyên và đọc tên các cao nguyên đó.

Bước 2: Gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường và đọc tên các cao nguyên theo thứ tự từ Bắc xuống Nam.

Bước 3: Yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu ở mục 1 trong SGK, xếp thứ tự các cao nguyên theo độ cao từ thấp tới cao. Cao nguyên nào cao nhất và cao nguyên nào thấp nhất?

- GV chiếu hình ảnh các cao nguyên HS quan sát và nêu đặc điểm của các Cao Nguyên đó.

- Em có nhận xét gì về các cao nguyên ở Tây Nguyên?

Hoạt động nhóm đôi

- HS chỉ vị trí vùng TN trên lược đồ

- Vùng Tây Nguyên giáp với Lào, Cam-pu-chia và vùng duyên hải miền Trung, vùng Nam Bộ của nước ta. Tây Nguyên là vùng không giáp biển.

- HS thực hiện các yêu cầu của GV

- HS chỉ vị trí các cao nguyên và đọc tên: Cao nguyên Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.

- HS lên bảng chỉ trên bản đồ

- HS làm việc theo nhóm đôi, hoàn thành phiếu học tập.

+ Cao nhất: Lâm Viên(1500m)

+Thấp nhất: Kon Tum, Đắk Lắk (500m)

+ Cao nguyên Đắc Lắc thấp nhất trong các CN ở Tây Nguyên, bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông suối và đồng cỏ. Đất đai phì nhiêu, đông dân nhất ở TN.

+ Cao nguyên Kon Tum rộng lớn, bề mặt khá bằng phẳng, có chỗ giống như đồng bằng. Trước đây, toàn vùng được phủ rừng rậm nhiệt đới nhưng nay rừng còn rất ít, TV chủ yếu là các loại cỏ.

+ Cao nguyên Di Linh gồm những đồi lượn, sóng dọc theo những dòng sông. Bề mặt tương đối phẳng, được phủ một lớp đất đỏ badan dày, tuy không phì nhiêu bằng CN Đắc Lắk. Mùa khô không khắc nghiệt, vẫn có mưa ngay trong những tháng hạn nên CN lúc nào cũng xanh tốt.

+ Cao nguyên Lâm Viên có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, thung lũng sâu; sông suối có nhiều ghềnh thác, có khí hậu mát quanh năm.

- Cao nguyên xếp tầng, có độ cao khác nhau, tạo nên các bậc địa hình.

3. Hoạt động Vận dụng- trải nghiệm

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

b. Cách tiến hành

- GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.

- Em hãy sắp xếp tên các Cao Nguyên theo thứ tự từ cao xuống thấp.

- Gọi HS báo cáo kết quả

- GV đánh giá, nhận xét

GV chốt: Địa hình Tây Nguyên chủ yếu là các cao nguyên xếp tầng, có độ cao khác nhau, tạo nên các bậc địa hình.

- Yêu cầu HS sử dụng kĩ thuật 1 phút để trình bày những nội dung em đã học được qua bài học.

- Tổng kết, dặn dò.

- Lắng nghe và thực hiện: HS viết vào bảng nhóm theo yêu cầu của GV.

- Thứ tự từ cao xuống thấp: Lâm Viên, Di Linh, Mơ Nông, Pleiku, Đắc Lắc, Kon Tum.

- Lắng nghe

- HS sử dụng kĩ thuật 1 phút để trình bày những nội dung em đã học được qua bài học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.....Tải file PowerPoint, Word toàn bộ bên dưới......

Đánh giá bài viết
1 55
PowerPoint Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 19: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng