Tiệm cầm đồ có quyền bán tài sản cầm cố không?

Tiệm cầm đồ có quyền bán tài sản cầm cố không? Khi đến giới hạn của kinh tế, nhiều người thường lựa chọn phương án cầm đồ, đem cầm những tài sản của mình để lấy tiền tiêu dùng. Vậy, tiệm cầm đồ có được bán những tài sản mà người khác đem đi cầm cố không?

1. Tiệm cầm đồ có quyền bán tài sản cầm cố không?

Tiệm cầm đồ có quyền bán tài sản cầm cố. Tuy nhiên việc bán tài sản cầm cố này chỉ được thực hiện khi đáp ứng những điều kiện nhất định tại mục 2 bài này.

2. Khi nào tiệm cầm đồ được bán tài sản cầm cố?

Tiệm cầm đồ có quyền bán tài sản cầm cố không?

Tiệm cầm đồ có quyền bán tài sản cầm cố trong các trường hợp sau đây:

Theo quy định tại điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 thì tiệm cầm đồ được bán tài sản cầm cố khi:

  • Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
  • Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định. (Ví dụ: các bên thỏa thuận sau 3 ngày kể từ ngày cầm đồ mà bên cầm đồ không đến chuộc tài sản thì tiệm cầm đồ có quyền bán tài sản đó)

3. Phân biệt cầm đồ và cầm cố

Nhiều người thường đánh đồng 2 khái niệm cầm đồ và cầm cố. Mặc dù cầm đồ và cầm cố xét về bản chất là giống nhau nhưng phạm vi áp dụng của chúng lại có sự khác biệt.

Tiêu chí

Cầm đồ

Cầm cố

Căn cứ pháp lý

Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư có điều kiện

Bộ luật dân sự 2015

Khái niệm

Cầm đồ là một loại hình kinh doanh có điều kiện mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Quan hệ cầm cố là 1 hình thức phát triển của quan hệ cầm cố mang tính chất chuyên nghiệp dưới dạng là 1 dịch vụ kinh doanh tiền tệ có biện pháp bảo đảm là cầm cố - được gọi là cầm đồ.

Loại hình hoạt động

Dịch vụ kinh doanh

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự

Mục đích

Nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của bên vay đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ.

Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền

->Rộng hơn so với cầm đồ bởi không chỉ đảm bảo nghĩa vụ về khoản vay mà có thể đảm bảo nhiều loại nghĩa vụ khác nhau như: nghĩa vụ giao hàng, nghĩa vụ thực hiện hợp đồng,…

Đặc điểm

- Ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhằm thu lợi nhuận thuộc nhóm ngành nghề “hỗ trợ tài chính”.

- Cơ sở kinh doanh cầm đồ phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh riêng: Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản.

- Bên nhận cầm đồ phải là chủ thể có đăng kí kinh doanh dịch vụ cầm đồ, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lãi suất cho vay, bảo quản và xử lý tài sản cầm đồ…

- Một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

- Có sự chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Tiệm cầm đồ có quyền bán tài sản cầm cố không? Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 68
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm