Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT về giám sát dư lượng chất độc hại trong động vật, thủy sản

Tải về

Giám sát dư lượng chất độc hại trong động vật, thủy sản

Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT về giám sát dư lượng chất độc hại trong động vật, thủy sản quy định nội dung, trình tự, thủ tục triển khai Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm; trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan và tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thông tư 152/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế tài nguyên

Nghị định sửa đổi một số điều trong chính sách phát triển thủy sản số 89/2015/NĐ-CP

Thông tư về bảo vệ môi trường nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất số 41/2015/TT-BTNMT

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 31/2015/TT-BNNPTNTHà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2015

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ GIÁM SÁT DƯ LƯỢNG CÁC CHẤT ĐỘC HẠI TRONG ĐỘNG VẬT
VÀ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NUÔI

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi.

Chương I.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định nội dung, trình tự, thủ tục triển khai Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm (sau đây gọi tắt là "Chương trình giám sát dư lượng"); trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan và tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với: các cơ sở nuôi thuỷ sản, cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thuỷ sản nuôi (sau đây gọi tắt là cơ sở), các Cơ quan kiểm tra, Cơ quan giám sát và cơ sở kiểm nghiệm tham gia Chương trình giám sát dư lượng.

Ðiều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Dư lượng các chất độc hại (sau đây gọi tắt là dư lượng): là phần còn lại của thuốc thú y, chất kích thích sinh trưởng và sinh sản, chất xử lý môi trường nuôi, các chất độc hại có nguồn gốc từ thức ăn, từ môi trường nuôi và các chất chuyển hoá của chúng tồn lưu trong thuỷ sản nuôi có thể gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng.

2. Lô sản phẩm thuỷ sản nuôi: là tập hợp nhiều cá thể của một đối tượng động vật thuỷ sản nuôi được thu hoạch cùng thời điểm tại một vùng nuôi hoặc cơ sở nuôi thuỷ sản.

3. Dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép: là trường hợp phát hiện dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng hoặc dư lượng hoá chất, kháng sinh hạn chế sử dụng vượt mức giới hạn tối đa cho phép trong các mẫu động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi.

Ðiều 4. Nguyên tắc, nội dung, căn cứ triển khai Chương trình giám sát dư lượng

1. Nguyên tắc triển khai Chương trình giám sát dư lượng:

Chương trình giám sát dư lượng được triển khai theo nguyên tắc như sau:

a) Đối tượng thủy sản nuôi được giám sát là đối tượng có sản lượng thương phẩm lớn, giá trị kinh tế cao và phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển đối tượng thủy sản nuôi của địa phương và cả nước.

b) Vùng nuôi thủy sản được giám sát là khu vực nuôi trồng thủy sản có cùng mức nguy cơ về ô nhiễm, xác định theo địa giới hành chính và phù hợp với quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương và cả nước.

2. Nội dung Chương trình giám sát dư lượng:

a) Xây dựng và thông báo kế hoạch triển khai Chương trình giám sát dư lượng;

b) Tổ chức thực hiện Chương trình giám sát dư lượng, bao gồm: giám sát tình hình nuôi trồng thuỷ sản hàng tháng, điều chỉnh kế hoạch lấy mẫu giám sát hàng tháng (nếu có); lấy mẫu, kiểm nghiệm và thông báo kết quả giám sát hàng tháng; xử lý các trường hợp phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép; khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm;

c) Thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng.

3. Căn cứ triển khai Chương trình giám sát dư lượng:

Căn cứ triển khai Chương trình giám sát dư lượng là các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thực phẩm thủy sản nuôi và các quy định về sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, chất xử lý cải tạo môi trường cấm, hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Đối với các loài thủy sản nuôi để xuất khẩu, ngoài việc đáp ứng nội dung quy định của Việt Nam còn phải đáp ứng yêu cầu về giám sát dư lượng các chất độc hại của nước nhập khẩu hoặc theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Ðiều 5. Cơ quan kiểm tra, Cơ quan giám sát

1. Cơ quan kiểm tra là Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (bao gồm cả các đơn vị trực thuộc) chịu trách nhiệm tổng hợp, thông báo kế hoạch và tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng.

2. Cơ quan giám sát là Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (hoặc Cơ quan chuyên môn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định đối với các tỉnh, thành phố chưa thành lập Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện Chương trình giám sát dư lượng tại địa phương.

Điều 6. Yêu cầu đối với các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình giám sát dư lượng

1. Cán bộ lấy mẫu và cán bộ kiểm tra, thẩm tra trong Chương trình giám sát dư lượng phải được tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu, triển khai chương trình giám sát an toàn thực phẩm thủy sản.

2. Cán bộ lấy mẫu phải được trang bị đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị cần thiết cho việc lấy mẫu, bảo quản mẫu theo Sổ tay hướng dẫn thiết lập, thực hiện Chương trình giám sát dư lượng do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành.

3. Cơ sở kiểm nghiệm tham gia Chương trình giám sát dư lượng (sau đây gọi tắt là Cơ sở kiểm nghiệm) phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Được cơ quan có thẩm quyền chỉ định theo quy định tại Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/8/2013 của Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước;

Đánh giá bài viết
1 269
Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT về giám sát dư lượng chất độc hại trong động vật, thủy sản
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm