Nghị định 161/2013/NĐ-CP về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển

Tải về

Nghị định 161/2013/NĐ-CP về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển

Nghị định 161/2013/NĐ-CP về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển do Chính phủ ban hành. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển và không áp dụng đối với việc đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu biển có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân và thủy phi cơ.

Thông tư quy định mẫu, quản lý, sử dụng tờ khai hải quan cho người xuất, nhập khẩu số 120/2015/TT-BTC

Thông tư liên tịch 198/2015/TTLT-BTC-BTNMT về phương pháp tính, thu, quản lý tiền sử dụng khu vực biển

Thông tư 217/2015/TT-BTC thủ tục hải quan, quản lý thuế với hoạt động thương mại biên giới

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
Số: 161/2013/NĐ-CPHà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2013


NGHỊ ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ VÀ MUA, BÁN, ĐÓNG MỚI TÀU BIỂN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.

2. Các quy định về đăng ký tàu biển tại Nghị định này cũng áp dụng đối với việc đăng ký tàu công vụ.

3. Nghị định này không áp dụng đối với việc mua, bán, đóng mới các loại tàu biển sau:

a) Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được đóng mới tại Việt Nam;

b) Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài và mang cờ quốc tịch nước ngoài được bán đấu giá tại Việt Nam theo quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Tàu công vụ.

4. Nghị định này không áp dụng đối với việc đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu biển có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân và thủy phi cơ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đăng ký tàu biển là việc cơ quan có thẩm quyền về đăng ký tàu biển tại Việt Nam thực hiện ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.

Đăng ký tàu biển bao gồm các hình thức sau:

a) Đăng ký tàu biển không thời hạn;

b) Đăng ký tàu biển có thời hạn;

c) Đăng ký lại tàu biển;

d) Đăng ký thay đổi;

đ) Đăng ký tàu biển tạm thời;

e) Đăng ký tàu biển đang đóng;

g) Đăng ký tàu biển loại nhỏ.

2. Đăng ký tàu biển không thời hạn là việc đăng ký tàu biển khi tàu biển đó có đủ các điều kiện quy định tại Điều 16 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 và quy định tại Nghị định này.

3. Đăng ký tàu biển có thời hạn là việc đăng ký tàu biển trong một thời hạn nhất định theo đề nghị của chủ tàu khi tàu biển đó có đủ các điều kiện quy định tại Điều 16 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 và quy định tại Nghị định này.

4. Đăng ký lại tàu biển là việc đăng ký tàu biển mà trước đây tàu biển đó đã đăng ký vào số đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam nhưng sau đó đã xóa đăng ký.

5. Đăng ký thay đổi là việc đăng ký tàu biển khi tàu biển đó đã được đăng ký vào sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam nhưng có sự thay đổi về tên tàu, tên chủ tàu, kết cấu và thông số kỹ thuật, công dụng của tàu, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực, tổ chức đăng kiểm tàu biển.

6. Đăng ký tạm thời tàu biển là việc đăng ký tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

a) Chưa nộp phí, lệ phí theo quy định;

b) Chưa có giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển nhưng đã có cam kết trong hợp đồng mua, bán tàu biển là bên bán sẽ giao giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển cho bên mua trong vòng 30 ngày, kể từ ngày ký biên bản bàn giao tàu. Trong trường hợp này, Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam chỉ có hiệu lực kể từ ngày hai bên mua, bán ký biên bản bàn giao tàu;

c) Thử tàu đóng mới hoặc nhận tàu đóng mới để đưa về nơi đăng ký trên cơ sở hợp đồng đóng tàu;

d) Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.

7. Đăng ký tàu biển đang đóng là việc đăng ký tàu biển đối với tàu đã được đặt sông chính nhưng chưa hoàn thành việc đóng tàu.

8. Đăng ký tàu biển loại nhỏ là việc đăng ký tàu biển có động cơ với công suất máy chính dưới 75 KW hoặc tàu biển không có động cơ nhưng có tổng dung tích dưới 50 GT hoặc có tổng trọng tải dưới 100 tấn hoặc có chiều dài đường nước thiết kế dưới 20 m.

9. Mua, bán tàu biển là quá trình tìm hiểu thị trường, chuẩn bị hồ sơ dự án, quyết định mua, bán, ký kết và thực hiện hợp đồng mua, bán tàu biển.

10. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này.

11. Tàu công vụ là tàu biển chuyên dùng để thực hiện các công vụ, không vì mục đích thương mại.

12. Tuổi tàu biển được tính từ ngày đặt sống chính.

Chương 2.

ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN

MỤC 1. CƠ QUAN ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN VIỆT NAM

Điều 4. Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam

Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam bao gồm:

1. Cơ quan đăng ký tàu biển quốc gia là Cục Hàng hải Việt Nam;

2. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực là Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định.

Điều 5. Nhiệm vụ của cơ quan đăng ký tàu biển quốc gia

1. Lập và quản lý Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.

2. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đăng ký tàu biển Việt Nam tại các cơ quan đăng ký tàu biển khu vực.

3. Tổng hợp, thống kê, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu liên quan đến hoạt động đăng ký tàu biển, cung cấp thông tin liên quan cho tổ chức, cá nhân quan tâm.

4. Thống nhất quản lý việc in ấn, phát hành các mẫu giấy tờ liên quan đến hoạt động đăng ký tàu biển và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đăng ký tàu biển theo quy định.

5. Hợp tác quốc tế về đăng ký tàu biển.

6. Thông báo thông tin cụ thể trên trang thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam về địa chỉ, tài khoản của Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực để tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện việc gửi hồ sơ qua đường bưu chính và nộp phí, lệ phí liên quan bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng.

Điều 6. Nhiệm vụ của cơ quan đăng ký tàu biển khu vực

1. Thực hiện việc đăng ký tàu biển theo quy định tại Bộ luật hàng hải Việt Nam và Nghị định này.

2. Thực hiện việc đăng ký thế chấp tàu biển theo các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm.

3. Lưu trữ và quản lý hồ sơ liên quan đến hoạt động đăng ký tàu biển tại khu vực và cung cấp các thông tin liên quan cho tổ chức, cá nhân quan tâm.

4. Thu, nộp và sử dụng lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của pháp luật.

Đánh giá bài viết
1 337
Nghị định 161/2013/NĐ-CP về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm