Thông tư 27/2015/TT-BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc

Tải về

Thông tư 27/2015/TT-BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc

Thông tư 27/2015/TT-BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc có hiệu lực ngày 01/01/2016, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc quy định về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc và các biển chỉ dẫn khác liên quan đặt bên ngoài phạm vi đường cao tốc.

Mức phạt các lỗi vi phạm giao thông 2016 mới nhất đối với xe máy

Những điểm mới của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP

Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Thông tư 06/2016/TT-BGTVT (có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2016), thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/5/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ" QCVN 41:2012/BGTVT và Thông tư số 27/2015/TT-BGTVT ngày 23/6/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc" QCVN 83:2015/BGTVT. Mời các bạn tham khảo Thông tư 06 mới nhất hiện nay bắt đầu thi hành và áp dụng từ 1/11/2016.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 27/2015/TT-BGTVTHà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2015

THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BIỂN CHỈ DẪN TRÊN ĐƯỜNG CAO TỐC

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải.

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc".

Mã số đăng ký: QCVN 83:2015/BGTVT.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 và thay thế Quyết định số 37/2005/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Tiêu chuẩn ngành "Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc" 22 TCN 331-05.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

BỘ TRƯỞNG

Đinh La Thăng

QCVN 83:2015/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BIỂN CHỈ DẪN TRÊN ĐƯỜNG CAO TỐC

National Technical Regulation on Expressway Guidance Signs

Lời nói đầu

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc QCVN 83:2015/BGTVT do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn của Bộ Giao thông vận tải biên soạn, Bộ Khoa học và công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2015.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BIỂN CHỈ DẪN TRÊN ĐƯỜNG CAO TỐC

National Technical Regulation on Expressway Guidance Signs

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc (sau đây gọi là Quy chuẩn) quy định về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc và các biển chỉ dẫn khác liên quan đặt bên ngoài phạm vi đường cao tốc.

2. Các loại biển báo hiệu đường bộ khác đặt trên đường cao tốc phải tuân thủ theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành.

3. Đối với biển báo hiệu điện tử trên đường cao tốc, có quy định riêng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng cho tất cả các tuyến đường cao tốc tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang, thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

2. Phạm vi đất dành cho đường cao tốc bao gồm đất của đường cao tốc và đất hành lang an toàn đường cao tốc.

3. Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc là các chỉ dẫn nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho người điều khiển phương tiện giao thông lái xe an toàn và các thông tin tiện ích khác cho người tham gia giao thông đi đến địa điểm mong muốn.

4. Cơ quan quản lý đường cao tốc là Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5. Đơn vị được giao tổ chức khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc (sau đây gọi là đơn vị khai thác, bảo trì đường cao tốc) là chủ thể trực tiếp thực hiện việc khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc, được xác định trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi thông qua hợp đồng với Cơ quan quản lý đường cao tốc hoặc với nhà đầu tư đối với các dự án thực hiện theo hình thức đối tác công - tư.

Chương 2

YÊU CẦU CHUNG VỀ BIỂN CHỈ DẪN TRÊN ĐƯỜNG CAO TỐC

Điều 4. Chức năng biển chỉ dẫn trên đường cao tốc

Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho người điều khiển phương tiện nhằm lái xe an toàn trên đường cao tốc và đi đến địa điểm mong muốn, cụ thể:

a) Chỉ dẫn tên đường và hướng tuyến;

b) Chỉ dẫn địa điểm, hướng đi, khoảng cách đến các thành phố, thị xã, thị trấn và các tuyến đường;

c) Chỉ dẫn đến các địa điểm khu công nghiệp, dịch vụ công cộng như: sân bay, bến tàu, bến xe khách, bến tàu thủy, bến phà, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm dừng nghỉ, nơi nghỉ mát, nơi danh lam thắng cảnh và giải trí;

d) Thông báo chuẩn bị tới nút giao, lối ra phía trước;

đ) Chỉ dẫn tách, nhập làn khi ra, vào đường cao tốc;

e) Chỉ dẫn tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu khi tham gia giao thông trên đường cao tốc;

g) Chỉ dẫn giữ khoảng cách lái xe an toàn cho người điều khiển phương tiện;

h) Cung cấp tần số sóng radio nhằm giúp người tham gia giao thông trên đường cao tốc nắm bắt thông tin về tình trạng giao thông, thời tiết và các thông tin tiện ích trên đường cao tốc.

Điều 5. Yêu cầu đối với biển chỉ dẫn trên đường cao tốc

Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

a) Phải làm bằng vật liệu nhẹ, đảm bảo độ bền, chắc;

b) Nội dung ghi trên biển chỉ dẫn phải ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; ưu tiên sử dụng các ký hiệu, số hiệu và hình vẽ minh họa;

c) Kích cỡ chữ viết, chữ số và ký hiệu phải đảm bảo để người điều khiển phương tiện nhìn rõ và nắm bắt được nội dung từ khoảng cách ít nhất là 150 m trong điều kiện thời tiết bình thường;

d) Phải được dán màng phản quang, đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc gia về "Màng phản quang dùng cho báo hiệu đường bộ".

Điều 6. Kích thước biển chỉ dẫn

Kích thước biển chỉ dẫn trên đường cao tốc được xác định trên cơ sở diện tích cần thiết để bố trí nội dung thông tin chỉ dẫn. Kích thước biển chỉ dẫn loại A (Bảng 1) tương ứng với tốc độ thiết kế 100 km/h và 120 km/h được quy định chi tiết tại các phụ lục của Quy chuẩn này. Kích thước biển chỉ dẫn loại B (Bảng 1) tương ứng với tốc độ thiết kế 60 km/h và 80 km/h được điều chỉnh trên cơ sở chiều cao chữ quy định trong Bảng 1 cho phù hợp.

Đánh giá bài viết
1 550
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm