Thông tư 99/2015/TT-BTC hướng dẫn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh

Thông tư 99/2015/TT-BTC - Hướng dẫn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh

Thông tư 99/2015/TT-BTC hướng dẫn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh hướng dẫn về phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi tắt là trái phiếu được bảo lãnh) tại thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Quyết định 2589/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ

Thông tư 182/2015/TT-BTC ban hành Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi 2016

BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 99/2015/TT-BTCHà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2015

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH

Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số ngày 5 tháng 1 năm 2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương;

Căn cứ Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 2 năm 2011 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn về phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn về phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi tắt là trái phiếu được bảo lãnh) tại thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

2. Đối tượng áp dụng Thông tư này gồm doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của nhà nước và tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện việc phát hành trái phiếu được bảo lãnh; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc phát hành trái phiếu được bảo lãnh.

Điều 2. Chủ thể phát hành

Chủ thể phát hành trái phiếu được bảo lãnh là doanh nghiệp, các ngân hàng chính sách của nhà nước và các tổ chức tài chính, tín dụng (sau đây gọi chung là chủ thể phát hành) thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 5 tháng 1 năm 2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương (sau đây gọi tắt là Nghị định số 01/2011/NĐ-CP).

Điều 3. Mục đích phát hành

Trái phiếu được bảo lãnh được phát hành để đầu tư cho các chương trình, dự án theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 01/2011/NĐ-CP.

Điều 4. Điều kiện phát hành

1. Đối với các doanh nghiệp

a) Phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện phát hành trái phiếu được bảo lãnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 01/2011/NĐ-CP khi phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước.

b) Phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện hành trái phiếu được bảo lãnh quy định tại Điều 40 Nghị định số 01/2011/NĐ-CP khi phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.

2. Đối với các ngân hàng chính sách phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước

a) Phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện phát hành trái phiếu được bảo lãnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 01/2011/NĐ-CP.

b) Khối lượng phát hành trái phiếu được bảo lãnh phải thuộc hạn mức bảo lãnh Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong từng thời kỳ.

3. Đối với các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện chương trình tín dụng có mục tiêu của Nhà nước

a) Phải đáp ứng đầy đủ điều kiện phát hành quy định Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 01/2011/NĐ-CP của Chính phủ.

b) Phát hành trái phiếu được bảo lãnh tại thị trường trong nước để thực hiện chương trình tín dụng có mục tiêu của Nhà nước theo từng quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với từng chương trình, dự án.

Điều 5. Điều kiện và điều khoản của trái phiếu được bảo lãnh

Ngoài các điều kiện và điều khoản quy định tại Điều 6 Nghị định số 01/2011/NĐ-CP, chủ thể phát hành trái phiếu được bảo lãnh còn phải tuân thủ các quy định sau:

1. Khối lượng phát hành

Khối lượng phát hành từng đợt do chủ thể phát hành quyết định nhưng tổng khối lượng lũy kế phát hành không được vượt quá hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu được bảo lãnh trong từng thời kỳ được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Thông tư này.

2. Lãi suất phát hành

a) Lãi suất phát hành trái phiếu được bảo lãnh tại thị trường trong nước do chủ thể phát hành quyết định cho từng đợt phát hành nhưng không được vượt quá khung lãi suất do Bộ Tài chính thông báo cho từng đợt phát hành hoặc trong từng thời kỳ.
b) Lãi suất phát hành trái phiếu được bảo lãnh tại thị trường quốc tế do chủ thể phát hành quyết định cho từng đợt phát hành căn cứ vào Đề án phát hành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tình hình thị trường tại thời điểm phát hành.

Điều 6. Phát hành bổ sung, mua lại và hoán đổi trái phiếu được bảo lãnh

1. Chủ thể phát hành trái phiếu được bảo lãnh có thể phát hành bổ sung đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước:
a) Căn cứ vào nhu cầu quản lý dòng tiền, chủ thể phát hành trái phiếu được bảo lãnh có thể xem xét phát hành bổ sung đối với trái phiếu được bảo lãnh đã phát hành. Việc phát hành trái phiếu bổ sung phải tuân thủ các điều kiện về khối lượng phát hành và lãi suất phát hành quy định tại Điều 5 Thông tư này. Riêng đối với các ngân hàng chính sách, khối lượng phát hành trái phiếu bổ sung phải đảm bảo thuộc hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm phát hành bổ sung.

b) Thời điểm phát hành trái phiếu bổ sung phải đảm bảo trong khoảng thời gian hai (02) năm kể từ ngày phát hành trái phiếu lần đầu và có kỳ hạn còn lại tại thời điểm phát hành bổ sung ít nhất từ một (01) năm trở lên.

2. Chủ thể phát hành trái phiếu được bảo lãnh có thể mua lại trái phiếu trước hạn để giảm nghĩa vụ nợ hoặc cơ cấu lại nợ theo Đề án phát hành trái phiếu được bảo lãnh. Việc mua lại trái phiếu được bảo lãnh phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Có phương án mua lại trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cấp phê duyệt phương án phát hành đồng thời là cấp phê duyệt phương án mua lại trái phiếu.

b) Công khai, minh bạch và hiệu quả.

3. Chủ thể phát hành trái phiếu được bảo lãnh thực hiện hoán đổi trái phiếu để cơ cấu lại nợ. Việc hoán đổi trái phiếu phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Có phương án hoán đổi trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cấp phê duyệt phương án phát hành đồng thời là cấp phê duyệt phương hoán đổi trái phiếu.

b) Phương án hoán đổi trái phiếu được bảo lãnh phải được Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến chấp thuận bằng văn bản trước khi tổ chức thực hiện.

c) Công khai, minh bạch và hiệu quả.

4. Chủ thể phát hành được áp dụng các phương thức tổ chức mua lại, hoán đổi của trái phiếu Chính phủ để thực hiện mua lại, hoán đổi trái phiếu được bảo lãnh.

5. Chủ thể phát hành chịu trách nhiệm về hiệu quả của việc mua lại, hoán đổi trái phiếu được bảo lãnh và có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính theo quy định tại Thông tư này.

Chương II

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU ĐƯỢC BẢO LÃNH

Mục 1. TRÁI PHIẾU ĐƯỢC BẢO LÃNH DO DOANH NGHIỆP PHÁT HÀNH

Điều 7. Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh

1. Đối với phát hành trái phiếu được bảo lãnh tại thị trường trong nước

a) Văn bản đề nghị phát hành trái phiếu được bảo lãnh của chủ thể phát hành theo mẫu tại Phụ lục 1 đính kèm Thông tư này.

b) Đề án phát hành trái phiếu được bảo lãnh. Ngoài các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 01/2011/NĐ-CP, đề án phát hành trái phiếu được bảo lãnh phải bổ sung thêm các nội dung sau:

- Thông tin về chương trình, dự án đầu tư và tình hình triển khai thực hiện, bao gồm: quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền; tổng mức đầu tư; lĩnh vực đầu tư thuộc danh mục các dự án, chương trình được xem xét cấp bảo lãnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ; kế hoạch và tiến độ đầu tư; các nguồn vốn thực hiện, trong đó có nguồn vốn trái phiếu được bảo lãnh và tình hình thực hiện chương trình, dự án đến thời điểm nộp hồ sơ.

- Dự kiến kế hoạch phát hành trái phiếu được bảo lãnh: tổng khối lượng phát hành được chia theo kỳ hạn trái phiếu và thời điểm phát hành trên cơ sở tiến độ triển khai và giải ngân của chương trình, dự án. Trường hợp việc phát hành dự kiến được chia thành nhiều đợt hành phát trong nhiều năm thì kế hoạch phát hành phải được xây dựng cụ thể cho từng năm.

Đánh giá bài viết
1 114
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi