Thông tư 26/2018/TT-BGTVT
Quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện kết nối ray đường sắt đô thị
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & tải File cực nhanh chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm
Mua ngay Từ 69.000đ
Thông tư 26/2018/TT-BGTVT - Quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện kết nối ray đường sắt đô thị
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 26/2018/TT-BGTVT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện kết nối ray đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia; kết nối ray các tuyến đường sắt đô thị. Mời các bạn tham khảo.
Thuộc tính văn bản: Thông tư 26/2018/TT-BGTVT
Số hiệu | 26/2018/TT-BGTVT |
Loại văn bản | Thông tư |
Lĩnh vực, ngành | Giao thông - Vận tải |
Nơi ban hành | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký | Nguyễn Ngọc Đông |
Ngày ban hành | 14/05/2018 |
Ngày hiệu lực | 01/07/2018 |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 26/2018/TT-BGTVT
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2018
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN KẾT NỐI RAY ĐƯỜNG SẮT ĐÔ
THỊ, ĐƯỜNG SẮT CHUYÊN DÙNG VỚI ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA; VIỆC KẾT NỐI RAY CÁC
TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
Căn cứ Luật Đường sắt số 06/2017/QH14 ngày 16 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện kết
nối ray đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia; kết nối ray các tuyến đường
sắt đô thị.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện kết nối ray đường sắt đô thị, đường sắt
chuyên dùng với đường sắt quốc gia; kết nối ray các tuyến đường sắt đô thị.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc kết nối ray đường sắt đô
thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia và việc kết nối ray các tuyến đường sắt đô thị.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kết nối ray đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị với
đường sắt đô thị (sau đây gọi tắt là kết nối các tuyến đường sắt) là việc kết nối đường sắt, hệ thống thông
tin, tín hiệu phục vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt, hệ thống điện sức kéo và các công trình,
thiết bị phụ trợ khác của đường giữa tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc
gia hoặc đường sắt đô thị với đường sắt đô thị để các đoàn tàu có thể chạy từ đường sắt đô thị, đường sắt
chuyên dùng vào đường sắt quốc gia hoặc từ tuyến đường sắt đô thị này sang tuyến đường sắt đô thị
khác và ngược lại.
2. Khu vực kết nối là phạm vi được giới hạn bởi đoạn đường sắt (kể cả ga đường sắt) và đất dành cho
đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng, đường sắt quốc gia của khu gian liền kề với vị trí kết nối.
Điều 4. Nguyên tắc kết nối
1. Việc kết nối và vị trí kết nối các tuyến đường sắt phải phù hợp với quy hoạch về đường sắt và quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nơi có vị trí kết nối đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
2. Việc khai thác các tuyến đường sắt sau khi kết nối phải bảo đảm hiệu quả, tạo động lực phát triển hơn
so với khi chưa kết nối; bảo đảm đồng bộ, an toàn, quốc phòng, an ninh, phòng chống cháy nổ, cứu hộ,
cứu nạn, cảnh quan đô thị và bảo vệ môi trường.
3. Việc kết nối các tuyến đường sắt không làm ảnh hưởng đến vận hành, khai thác, an toàn giao thông
của các tuyến đường sắt liên quan.
4. Việc điều hành giao thông vận tải trên tuyến đường sắt sau khi kết nối phải tuân thủ theo quy định của
Luật Đường sắt và thực hiện như sau:
a) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia chủ trì, phối hợp và thống nhất với chủ
sở hữu đường sắt chuyên dùng hoặc doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị khi kết nối với đường sắt
quốc gia;
b) Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị trên tuyến đường sắt đô thị sẽ được kết nối chủ trì, phối
hợp và thống nhất với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị trên tuyến đường sắt đô thị có nhu cầu
kết nối.
5. Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình kết nối các tuyến đường sắt phải tuân thủ quy định của pháp
luật về đầu tư xây dựng và phải được sự chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải khi kết nối với đường sắt
quốc gia hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi kết nối với đường sắt đô thị.
6. Trường hợp cần kết nối các tuyến đường sắt đô thị để dùng chung kết cấu hạ tầng hoặc kết nối tạm để
phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho từng trường hợp cụ thể.
7. Trường hợp các tuyến đường sắt đô thị do một chủ đầu tư thực hiện đã có kế hoạch chạy tàu thông
tuyến, thiết kế kỹ thuật, công nghệ đồng bộ và phù hợp với chủ trương kết nối đã được chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thì được miễn giấy phép kết nối.
Điều 5. Điều kiện kết nối
1. Việc kết nối các tuyến đường sắt phải được cấp có thẩm quyền cho phép và chỉ được thực hiện khi có
giấy phép kết nối theo quy định tại Thông tư này.
2. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ áp dụng của tuyến đường sắt có nhu cầu kết nối phải
tương thích với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ áp dụng của tuyến đường sắt sẽ được kết nối.
3. Khổ giới hạn đầu máy toa xe và tải trọng đoàn tàu khi khai thác từ tuyến đường sắt có nhu cầu kết nối
vào tuyến đường sắt sẽ được kết nối không được vượt quá khổ giới hạn đầu máy toa xe, tải trọng cho
phép cho từng đoạn, khu đoạn, tuyến đường sắt sẽ được kết nối theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về khai thác đường sắt và công lệnh tải trọng đã công bố.
4. Việc kết nối các tuyến đường sắt đô thị chỉ thực hiện đối với các tuyến đồng nhất về tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật, công nghệ áp dụng trong xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng, chế tạo đoàn tàu đồng thời
bảo đảm công tác quản lý điều hành chạy tàu liên tục, thông suốt, an toàn và hiệu quả.
Điều 6. Nội dung kết nối các tuyến đường sắt
1. Kết nối kỹ thuật giữa các tuyến đường sắt gồm:
a) Kết nối công trình đường sắt, hệ thống thông tin, tín hiệu giao thông đường sắt, hệ thống điện sức kéo;
b) Kết nối các trung tâm điều hành giao thông vận tải của các tuyến đường sắt bảo đảm điều hành thống
nhất, tập trung hoạt động giao thông vận tải trên tuyến đường sắt đã được kết nối;
c) Đấu nối không gian và đấu nối kỹ thuật với các công trình lân cận có liên quan tại vị trí kết nối bảo
đảm tính đồng bộ theo quy hoạch.
2. Thống nhất phương án tổ chức chạy tàu trên tuyến đường sắt đã được kết nối bảo đảm hoạt động vận
tải đường sắt thông suốt, an toàn, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
Chương II
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Bài liên quan
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Bài viết hay Văn bản Giao thông vận tải
Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe
Mức phạt đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy vi phạm luật giao thông đường bộ
Cách sử dụng đèn pha đèn cốt
Quyết định 295/2013/QĐ-UBND
Chỉ thị 06/2013/CT-BGTVT
Thông tư 51/2022/TT-BGTVT về hướng dẫn thi hành Nghị định 135/2021/NĐ-CP
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác