Thông tư 09/2018/TT-BGTVT

Tải về

Thông tư 09/2018/TT-BGTVT - Quy định về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quốc gia

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia. Thông tư sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2018.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2018/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2018

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH, HÀNH LÝ TRÊN ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA VÀ ĐƯỜNG SẮT CHUYÊN DÙNG CÓ NỐI RAY VỚI ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA

Căn cứ Luật Đường sắt s 06/2017/QH14 ngày 16/06/2017;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quốc gia và đường st chuyên dùng có ni ray với đường st quốc gia.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hành khách là người đi tàu có vé hợp lệ.

2. Vé cng là vé do doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt phát hành dưới hình thức in sẵn.

3. Vé điện tử là vé do doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt phát hành, được lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử.

4. Thẻ lên tàu là bản in của vé điện tử hoặc ảnh số được hiển thị trên màn hình của các thiết bị điện tử, trên đó thể hiện đầy đủ thông tin liên quan đến hành khách.

5. Bán vé điện tử là việc bán vé trực tuyến qua mạng thông tin điện tử của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt mà người mua trực tiếp hoặc không trực tiếp đến các địa điểm bán vé của doanh nghiệp.

6. Hành lý là vật dụng, hàng hóa vận chuyển trên tàu khách bao gồm hành lý xách tay và hành lý ký gửi.

7. Hành lý xách tay là hành lý của hành khách đi tàu được mang theo người lên toa xe khách.

8. Hành lý ký gửi là hành lý gửi trên toa hành lý.

9. OSJD (ORGANISATION FOR CO-OPERATION BETWEEN RAILWAYS): Là Tổ chức hợp tác đường sắt mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

10. Trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe là trọng lượng tối đa cho phép chở trên toa xe theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.

11. Trường hợp bất khả kháng là trường hợp xảy ra do thiên tai, địch họa, dịch bệnh hoặc vì lý do bảo đảm trật tự, an ninh xã hội, tắc đường vận chuyển không do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt, hành khách, người gửi hành lý ký gửi mặc dù doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt, hành khách, người gửi hành lý ký gửi đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Chương II

VẬN TẢI HÀNH KHÁCH

Điều 4. Vé hành khách

1. Vé hành khách được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Đường sắt. Vé hành khách được phát hành theo hình thức vé cứng và vé điện tử.

2. Vé hành khách hợp lệ phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Do doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) phát hành;

b) Đối với vé cứng: Không bị tẩy, xóa, sửa chữa, còn đủ các thông tin và phải đi đúng chuyến tàu, thời gian ghi trên vé;

c) Đối với vé điện tử: Có bản in, bản chụp thẻ lên tàu theo quy định của doanh nghiệp hoặc có bằng chứng được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, trên đó có đầy đủ các thông tin cá nhân trùng khp với một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.

3. Khi phát hành vé cứng, vé điện tử, doanh nghiệp phải thông báo công khai và hướng dẫn các quy định cho hành khách cách sử dụng vé đđảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của hành khách.

Điều 5. Quy định về bán vé hành khách

1. Doanh nghiệp phải tổ chức bán vé tại nhiều địa điểm, nhiều ngày trước thời điểm tàu chạy, nhiều phương thức bán vé tạo điều kiện thuận lợi cho người mua vé.

2. Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp có thể đề nghị người mua vé cung cấp giấy tờ tùy thân hoặc các giấy tờ khác có đy đủ các thông tin cá nhân được pháp luật công nhận. Trường hợp mua vé trực tuyến qua mạng thông tin điện tử, người mua vé phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định của doanh nghiệp.

3. Căn cứ vào từng thời điểm cụ thể, từng loại chỗ, từng loại tàu, doanh nghiệp quy định cụ thể việc ghi họ, tên, số giấy hoặc số thẻ lên vé theo một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 6. Mua vé đi tàu tập thể, trọn toa, trọn cụm toa xe khách

1. Việc tổ chức mua, bán vé tàu tập thể, trọn toa, trọn cụm toa xe khách thực hiện theo quy định của doanh nghiệp và các quy định tại Thông tư này.

2. Doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi của hành khách theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu

Đối tượng được ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu tại địa điểm bán vé theo thứ tự sau đây:

1. Người có bệnh nặng mà có yêu cầu của cơ quan y tế phải nhanh chóng chuyển đi.

2. Thương binh, bệnh binh.

3. Người khuyết tật.

4. Phụ nữ có thai.

5. Người đi tàu kèm trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi.

6. Người già từ đủ 60 tuổi trở lên.

7. Các đối tượng ưu tiên khác do doanh nghiệp quy định.

Điều 8. Vé bổ sung

1. Các trường hợp hành khách, người đi tàu phải mua vé bổ sung:

a) Hành khách muốn đi quá ga đến ghi trên vé;

b) Hành khách muốn đổi chỗ từ hạng thấp lên hạng cao;

c) Người đi tàu không có vé hoặc vé không hợp lệ.

2. Doanh nghiệp bán vé tàu bổ sung cho hành khách, người đi tàu thuộc quy định tại khoản 1 Điều này trên cơ sở khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, không ảnh hưởng đến hành khách khác.

3. Trường hợp doanh nghiệp không thể bán vé bổ sung cho hành khách, người đi tàu do không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này thì giải quyết như sau: Đối với hành khách, người đi tàu quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này phải xuống tàu khi tàu chưa chạy hoặc xuống tàu tại ga gần nhất tàu có đỗ và phải thanh toán các chi phí theo quy định của doanh nghiệp; đối với hành khách quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, tiếp tục sử dụng đúng chngồi đã ghi trên vé.

Điều 9. Trả lại vé, đổi vé đi tàu

Hành khách có quyền trả lại vé, đổi vé trước giờ tàu chạy. Doanh nghiệp quy định cụ thể mức khấu trừ tương ứng với thời gian trả lại vé, đổi vé và các nội dung khác có liên quan đến việc trả lại vé, đổi vé của hành khách.

Điều 10. Cấp vé đi tàu bằng Thẻ công vụ, Giấy đi tàu một lần miễn phí do Tổ chức OSJD cấp

1. Thẻ công vụ, Giấy đi tàu một lần miễn phí phải được cấp cho đúng đối tượng theo quy định của Tổ chức OSJD.

2. Người được cấp Thẻ công vụ, Giấy đi tàu một lần miễn phí được đi trên các đoàn tàu khách chạy trên các tuyến đường sắt.

3. Khi làm thủ tục cấp vé, người đi tàu phải xuất trình Thẻ công vụ, Giấy đi tàu một lần miễn phí và giấy tờ tùy thân theo quy định của pháp luật, của Tổ chức OSJD.

4. Doanh nghiệp có trách nhiệm cấp vé đi tàu cho người sử dụng Thẻ công vụ, Giấy đi tàu một lần miễn phí theo quy định của Tổ chức OSJD.

Thuộc tính văn bản: Thông tư 09/2018/TT-BGTVT

Số hiệu09/2018/TT-BGTVT
Loại văn bảnThông tư
Lĩnh vực, ngànhGiao thông - Vận tải
Nơi ban hành
Bộ Giao thông vận tải
Người kýNguyễn Ngọc Đông
Ngày ban hành02/03/2018
Ngày hiệu lực01/07/2018
Đánh giá bài viết
1 271
Thông tư 09/2018/TT-BGTVT
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm