Thông tư 28/2017/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 01/2010/TT-BGTVT về phòng chống lụt bão thiên tai và cứu nạn đường sắt

Tải về

Thông tư 28/2017/TT-BGTVT - Sửa đổi Thông tư 01/2010/TT-BGTVT về phòng chống lụt bão thiên tai và cứu nạn đường sắt

Thông tư 28/2017/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 01/2010/TT-BGTVT quy định về phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn trong hoạt động đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 29/08/2017. Mời các bạn tham khảo.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/2017/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2017

THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 01/2010/TT-BGTVT NGÀY 11 THÁNG 01 NĂM 2010 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ LỤT, BÃO; ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ CỨU NẠN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐƯỜNG SẮT

Căn cứ Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Phòng, chng thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó, sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Căn cứ Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Cục trưởng Cục Đường st Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2010/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về phòng, chng, khắc phục hậu quả lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn trong hoạt động đường sắt.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2010/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cu nạn trong hoạt động đường sắt

1. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 8. Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn khu vực

1. Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn khu vực (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ huy khu vực) do Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thành lập theo khu vực bao gồm đại diện của các đơn vị thực hiện quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt; các đơn vị vận tải; các đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

2. Ban Chỉ huy khu vực chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo của Ban Chỉ huy Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nhằm bảo đảm thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn trong phạm vi quản lý của khu vực.”.

2. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 10. Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn cấp sở

Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn cơ sở (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ huy cơ sở) do Thủ trưởng các đơn vị thực hiện quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, các Công ty vận tải đường sắt, các đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thành lập; chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo của Ban Chỉ huy Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Ban Chỉ huy khu vực.”

3. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 12. Đội xung kích phòng, chống lụt, bão; ng phó sự cố, thiên tai và cu nạn

Tại các khu vực trọng yếu, Thủ trưởng các đơn vị thực hiện quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, các đơn vị trực thuộc các Công ty vận tải đường sắt, các đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thành lập các đội xung kích phòng, chống lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn để ứng cứu kịp thời khi có lụt, bão, sự cố, thiên tai xảy ra.”.

4. Khoản 1 Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Thời gian trực: từ ngày 05 tháng 5 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm, cụ thể:

a) Những ngày không có lụt, bão, sự cố, thiên tai: trực trong giờ hành chính;

b) Những ngày có áp thấp nhiệt đới, mưa với cường độ lớn, lụt, bão (báo động từ cấp 01 trở lên): trực 02 ca, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ:

Ca sáng từ 07 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút;

Ca đêm từ 16 giờ 30 phút đến 7 giờ 30 phút sáng ngày hôm sau.”.

5. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 23. Tổ chức xử lý khi lụt, bão, sự cố, thiên tai xảy ra

Khi lụt, bão, sự cố, thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn các cấp trong hoạt động đường sắt phải chủ động triển khai ngay theo kế hoạch đã chuẩn bị và chọn phương án thích hợp để xử lý sự cố hiệu quả nhất.

Đối với các đơn vị trực tiếp bị ảnh hưởng của lụt, bão, sự cố, thiên tai phải thực hiện ngay những nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Các đơn vị quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt:

a) Tổ chức tuần tra, chốt gác chặt chẽ các khu vực có lụt, bão, sự cố, thiên tai và thường xuyên tiến hành kiểm tra; kịp thời phong tỏa hoặc giảm tốc độ khi công trình có xuất hiện hư hỏng và nguy cơ để dọa an toàn chạy tàu;

b) Huy động ngay lực lượng xung kích, vật tư, thiết bị, phương tiện vận tải và sẵn sàng triển khai cứu chữa;

c) Các khu vực xung yếu phải lập thêm biểu đồ tuần đường phụ. Những trường hợp cần thiết phải dùng goòng kiểm tra đường trước khi cho tàu chạy;

d) Tại các nơi có đập thủy lợi, thủy điện ở thượng lưu phải nắm được tình hình xả nước của đập, có biện pháp phối hợp, bảo vệ những chỗ nền đường, cầu, cống hoặc công trình đang thi công có nguy cơ bị ngập, xói khi xả nước.

2. Các đơn vị quản lý, bảo trì hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt phải huy động ngay các thiết bị thông tin dự phòng (kể cả nhân lực) đảm bảo thông tin liên tục, thông suốt, đồng thời triển khai lực lượng xung kích sẵn sàng cứu chữa.

3. Các đơn vị vận tải đường sắt, nhà ga, đoàn tàu, nhân viên công tác trên tàu phải tổ chức bảo vệ đoàn tàu, hành khách, hàng hóa; tổ chức chuyển tải hành khách, hàng hóa khi có lệnh của Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hoặc Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hoặc Thủ trưởng đơn vị vận tải đường sắt trực tiếp quản lý theo phân cấp.

4. Trong khu vực xảy ra lụt, bão, sự cố, thiên tai các đơn vị thi công trong phạm vi đất dành cho đường sắt phải chủ động phối hợp với các đơn vị quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, các đơn vị có liên quan để cứu hộ các công trình có sự cố, hoặc có nguy cơ bị phá hoại. Tất cả các đơn vị phải có trách nhiệm tham gia cùng lực lượng địa phương, Đội thanh tra - An toàn đường sắt khu vực giữ gìn trật tự, an ninh trong khu vực đang thực thi chống lụt, bão, sự cố, thiên tai và chấp hành nghiêm túc mệnh lệnh của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn cấp trên, sẵn sàng ứng cứu các đơn vị bạn khi được điều động để khắc phục hậu quả do lụt, bão, sự cố, thiên tai xảy ra.

5. Trường hợp lụt, bão, sự cố, thiên tai xảy ra nghiêm trọng vượt quá khả năng nhân lực, vật tư trang thiết bị dự phòng của đơn vị cơ sở thì đơn vị phải đề nghị lên cấp trên khẩn trương huy động nhân lực, vật tư, thiết bị của các đơn vị khác đến chi viện cho việc ứng cứu chống lụt, bão, sự cố, thiên tai. Các công tác giao nhận vật tư, trang thiết bị phải làm đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật để làm căn cứ thanh toán, hoàn trả.”.

Thuộc tính văn bản: Thông tư 28/2017/TT-BGTVT

Số hiệu28/2017/TT-BGTVT
Loại văn bảnThông tư
Lĩnh vực, ngànhGiao thông - Vận tải
Nơi ban hành
Bộ Giao thông vận tải
Người kýTrương Quang Nghĩa
Ngày ban hành29/08/2017
Ngày hiệu lực15/10/2017
Đánh giá bài viết
1 313
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm