QCVN 93: 2016/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành, bảo trì đường sắt đô thị

Tải về

QCVN 93: 2016/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành, bảo trì đường sắt đô thị

HoaTieu.vn xin giới thiệu tới các bạn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành, bảo trì đường sắt đô thị mới nhất kèm theo Thông tư số: 42/2016/TT-BGTVT. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Thông tư 45/2014/TT-BCA hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ, đường sắt

Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ

QCVN 93: 2016/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ VẬN HÀNH, BẢO TRÌ
ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

National technical regulations on urban railway operation and maintenance

Lời nói đầu

QCVN 93:2016/BGTVT do Cục Đường sắt Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học - Công nghệ trình duyệt, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số: 42/2016/TT-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 2016.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ VẬN HÀNH, BẢO TRÌ
ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

National technical regulations on urban railway operation and maintenance

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi Điều chỉnh

1.1.1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành, bảo trì đường sắt đô thị (sau đây viết tắt là Quy chuẩn) quy định các yêu cầu kỹ thuật cơ bản về vận hành và bảo trì đường sắt đô thị, nhằm đảm bảo hoạt động giao thông đường sắt đô thị an toàn, thông suốt, thuận tiện cho hành khách cũng như giảm thiểu những tác động bất lợi đến cộng đồng.

1.1.2. Quy chuẩn này không áp dụng với đường sắt một ray tự động dẫn hướng và đường xe điện bánh sắt.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, vận hành và bảo trì đường sắt đô thị.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Bảo trì

Là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình, phương tiện, thiết bị đường sắt đô thị theo quy định của thiết kế hoặc nhà sản xuất trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô của công trình, phương tiện, thiết bị.

1.3.2. Chu kỳ kiểm tra

Là khoảng thời gian tối đa hoặc số kilomet vận hành tối đa phải tiến hành kiểm tra tùy theo chỉ tiêu nào đến trước.

1.3.3. Công trình đường sắt đô thị

Là công trình được xây dựng phục vụ giao thông vận tải đường sắt đô thị, bao gồm: kết cấu tầng trên đường sắt (ray, tà vẹt, phụ kiện liên kết ray tà vẹt, phụ kiện nối ray, ghi, kết cấu kiểu tấm bản, đá balát, lớp đệm subbalat - nếu có); kết cấu xây dựng (nền đường; cầu; cống; hầm; kè; rào chắn; hệ thống thoát nước không bao gồm thiết bị thoát nước; ga và đề pô không bao gồm thiết bị; các kết cấu khác); thiết bị Điều khiển chạy tàu; hệ thống cấp điện và các công trình, thiết bị khác của đường sắt.

1.3.4. Tàu

Là toa xe, tập hợp toa xe có động lực hoặc không có động lực được ghép nối có đủ các Điều kiện cần thiết để chạy tàu an toàn theo kế hoạch vận tải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.3.5. Biểu đồ chạy tàu

Là biểu đồ trong đó quy định giờ đi, giờ đến và hành trình của tất cả các đoàn tàu trong một (01) ngày đêm.

1.3.6. Đường sắt chính tuyến

Là đường sắt nơi tàu vận hành, cung cấp dịch vụ theo biểu đồ chạy tàu.

1.3.7. Đường phụ

Là đường sắt không phải đường sắt chính tuyến, bao gồm đường dừng đỗ tàu.

1.3.8. Nhà ga

Là nơi tàu dừng, đỗ, đón, trả khách; cung cấp các dịch vụ, tiện ích cần thiết cho hành khách đi tàu và lắp đặt các thiết bị, máy móc vận hành chạy tàu.

1.3.9. Kiểm tra

Là việc xem xét bằng trực quan hoặc thiết bị kỹ thuật chuyên dùng để đánh giá hiện trạng các công trình, phương tiện, thiết bị nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp và có biện pháp nghiệp vụ xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn chạy tàu.

1.3.10. Ngày kiểm tra định kỳ

Là ngày được lấy để làm quy định thời gian tiến hành kiểm tra cho từng thiết bị đường sắt hay bộ phận của thiết bị đó, được tính toán trên cơ sở đặc tính của thiết bị, mức độ chịu tác động từ Điều kiện thời tiết khí hậu, các ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Ngày kiểm tra định kỳ áp dụng cho thiết bị đường ray, công trình xây dựng, thiết bị cấp điện và thiết bị đảm bảo an toàn chạy tàu.

1.3.11. Độ lệch thời gian cho phép

Là khoảng thời gian lệch trước hoặc sau ngày kiểm tra định kỳ, được bố trí phù hợp với chu kỳ kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo chắc chắn việc kiểm tra được thực hiện, kể cả trong Điều kiện bị hạn chế do ảnh hưởng của thời tiết, do có thi công trên đường ray hay bất cứ sự gián đoạn nào khác. Độ lệch thời gian cho phép áp dụng cho thiết bị đường ray, công trình xây dựng, thiết bị cấp điện và thiết bị đảm bảo an toàn chạy tàu.

1.3.12. Khu gian

Khu gian là đoạn tuyến đường sắt nối hai nhà ga liền kề.

1.3.13. Nhân viên Điều độ chạy tàu

Là người trực tiếp chỉ huy chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu, chỉ huy việc khắc phục sự cố chạy tàu, ra Lệnh cảnh báo tốc độ tới các đơn vị liên quan, đình chỉ chạy tàu trên tuyến đường sắt phụ trách nếu thấy nguy cơ đe dọa mất an toàn chạy tàu.

1.3.14. Thiết bị Điều khiển chạy tàu

Là thiết bị thông tin và tín hiệu để Điều khiển chạy tàu.

1.3.15. Tín hiệu đường sắt

Là biểu thị Điều kiện vận hành đối với lái tàu và các nhân viên đường sắt có liên quan khi chạy tàu. Tín hiệu đường sắt bao gồm: tín hiệu, hiệu Lệnh và biển báo.

1.3.16. Tuần tra

Là công tác kiểm tra định kỳ dọc theo tuyến đường nhằm nắm rõ tình trạng bảo trì tuyến đường cũng như mọi thay đổi môi trường xung quanh dọc theo tuyến, thông qua đó đảm bảo tuyến đường luôn trong tình trạng chạy tàu an toàn.

1.3.17. Hệ thống Điều khiển tàu tự động

Hệ thống Điều khiển tàu tự động ATC (Automatic Train Control) bao gồm các hệ thống con:

  • Hệ thống phòng vệ tàu tự động ATP (Automatic Train Protection);
  • Hệ thống giám sát tàu tự động ATS (Automatic Train Supervision);
  • Hệ thống vận hành tàu tự động ATO (Automatic Train Operation).

2. VẬN HÀNH TÀU

2.1. Vận hành tàu

2.1.1. Số toa xe tối đa được phép ghép nối

Số lượng toa xe tối đa được ghép nối thành tàu phải đảm bảo phù hợp với tính năng, cấu tạo, sức kéo của toa xe cũng như thiết kế của công trình đường sắt.

2.1.2. Hãm tàu

a) Tàu phải sử dụng hệ thống hãm kết nối với tất cả các toa xe và đảm bảo tự động hãm khi toa xe bộ phận bị tách rời.

Đối với các sự cố của hệ thống hãm tàu, doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành đường sắt đô thị có trách nhiệm căn cứ các văn bản pháp Luật liên quan xây dựng và ban hành phương án giải quyết, xử lý sự cố.

b) Hệ thống hãm phải được kiểm tra định kỳ theo quy định của nhà sản xuất và khi ghép nối toa xe để lập tàu.

c) Lực hãm tàu phải đảm bảo đủ Điều kiện cần thiết tương ứng với độ dốc của tuyến đường và tốc độ tàu.

d) Lực hãm tàu phải được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa số trục có lực hãm trên tổng số các trục của tàu. Tỷ lệ này phải phù hợp với quy định của nhà sản xuất.

Đánh giá bài viết
1 181
QCVN 93: 2016/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành, bảo trì đường sắt đô thị
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm