Thông tư 15/2016/TT-BGTVT Quy định về quản lý đường thủy nội địa

Thông tư 15/2016/TT-BGTVT - Quy định về quản lý đường thủy nội địa

Thông tư 15/2016/TT-BGTVT quy định về quản lý đường thủy nội địa, bao gồm: phân loại, thẩm quyền quyết định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa; công bố mở, đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng; mốc chỉ giới bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa... Thông tư 15/2016/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 15/9/2016.

Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Nghị định 132/2015/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Thông tư 12/2016/TT-BGTVT quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 15/2016/TT-BGTVTHà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2016

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về quản lý đường thủy nội địa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về quản lý đường thủy nội địa, bao gồm: phân loại, thẩm quyền quyết định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa; công bố mở, đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng; mốc chỉ giới bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; dự án đầu tư xây dựng công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa và hạn chế giao thông đường thủy nội địa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý đường thủy nội địa.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Luồng chạy tàu thuyền (sau đây gọi là luồng) là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn.

2. Chiều dài luồng đường thủy nội địa được xác định từ điểm đầu đến điểm cuối theo chiều dài của tim luồng đường thủy nội địa.

3. Tuyến đường thủy nội địa là một hoặc nhiều luồng chạy tàu, thuyền trên sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo. Chiều dài tuyến đường thủy nội được xác định từ điểm đầu đến điểm cuối.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP KỸ THUẬT ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 4. Phân loại đường thủy nội địa

Đường thủy nội địa được phân loại thành đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa địa phương và đường thủy nội địa chuyên dùng:

1. Đường thủy nội địa quốc gia là đường thủy nội địa nối liền các trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội, các đầu mối giao thông vận tải quan trọng phục vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia hoặc đường thủy nội địa có hoạt động vận tải thủy qua biên giới.

Danh mục các tuyến đường thủy nội địa quốc gia quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đường thủy nội địa địa phương là đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chủ yếu phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) công bố Danh mục các tuyến đường thủy nội địa địa phương trên cơ sở đề nghị của Sở Giao thông vận tải.

3. Đường thủy nội địa chuyên dùng là đường thủy nội địa nối liền cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng với đường thủy nội địa quốc gia hoặc đường thủy nội địa địa phương, phục vụ cho nhu cầu giao thông vận tải của tổ chức, cá nhân. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố đường thủy nội địa chuyên dùng theo quy định tại các Điều 6, 7 và Điều 8 của Thông tư này.

Điều 5. Thẩm quyền quyết định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa và điều chỉnh cấp kỹ thuật đường thủy nội địa

1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định cấp và điều chỉnh cấp kỹ thuật tuyến đường thủy nội địa trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đối với:

a) Đường thủy nội địa quốc gia;

b) Đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp và điều chỉnh cấp kỹ thuật tuyến đường thủy nội địa trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải đối với:

a) Đường thủy nội địa địa phương;

b) Đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương.

Chương III

CÔNG BỐ MỞ, ĐÓNG LUỒNG, TUYẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA CHUYÊN DÙNG

Điều 6. Thẩm quyền, nội dung công bố mở, đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng

1. Thẩm quyền công bố mở, đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng

a) Bộ Giao thông vận tải công bố mở, đóng đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố đóng, mở đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương.

2. Nội dung công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng, bao gồm:

a) Tên sông, kênh, phạm vi (điểm đầu ... điểm cuối..);

b) Loại đường thủy nội địa;

c) Địa danh, chiều dài và cấp kỹ thuật của luồng, tuyến đường thủy nội địa;

d) Thời gian bắt đầu thực hiện khai thác trên luồng, tuyến đường thủy nội địa.

3. Nội dung công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng, bao gồm:

a) Lý do của việc đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa;

b) Địa danh, chiều dài luồng, tuyến đường thủy nội địa;

c) Thời gian bắt đầu đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa.

Điều 7. Thủ tục công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng

1. Đường thủy nội địa chuyên dùng trước khi đưa vào khai thác phải được cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa.

2. Hồ sơ đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng đối với luồng, tuyến đường thủy nội địa mới có dự án đầu tư xây dựng, bao gồm:

a) Đơn đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa (bản chính) theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Quyết định phê duyệt dự án (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

c) Hồ sơ hoàn công công trình (bản sao).

3. Hồ sơ đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng đối với luồng, tuyến đường thủy nội địa mới không có dự án đầu tư xây dựng, bao gồm:

a) Đơn đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa (bản chính) theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bình đồ khảo sát hiện trạng luồng, tuyến đường thủy nội địa đề nghị công bố (bản chính). Trên bình đồ thể hiện vị trí báo hiệu, các công trình hiện hữu trên luồng, tuyến đường thủy nội địa.

Đánh giá bài viết
1 1.022
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo