Sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh?
Sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh? Cạnh tranh không lành mạnh là sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh. Vậy cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi nào? Chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh là gì? Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.
Cạnh tranh vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức
1. Đạo đức trong kinh doanh là gì?
Đạo đức trong kinh doanh là những nguyên tắc được chấp nhận trong kinh doanh để xác định đúng, sai nhằm điều chỉnh những hành vi của các nhà kinh doanh. Đạo đức trong kinh doanh được hình thành từ khi con người bắt đầu hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá nhất định. Khi đó thì những nguyên tắc trong kinh doanh được ra đời nhằm tạo ra những sự cân bằng trong hành vi của các nhà kinh doanh.
Đạo đức trong kinh doanh cũng là để bảo vệ những người lao động, người tiêu dùng trong quá trình mua bán và trao đổi sức lao động hoặc vật có giá trị, tránh để người lao động hay người tiêu dùng bị thiệt hai lợi ích của bản thân. Ngoài ra đạo đức trong kinh doanh còn bảo vệ người kinh doanh với nhau để tránh những trường hợp người chủ kinh doanh dùng những biện pháp, cách thức bẩn đối với phía kinh doanh khác.
Như vậy đạo đức trong kinh doanh là những nguyên tắc, chuẩn mực, tiêu chuẩn đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực của các tổ chức trong nhưng trường hợp khác nhau.
2. Các chuẩn mực đạo đức trong cạnh tranh
Các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh đã được con người truyền lại từ lâu đời là những chuẩn mực sau:
- Tính trung thực: Với một nhà kinh doanh luôn mong muốn thu được thật nhiều lợi ích về mình nhưng cũng cần phải tuân thủ nghiêm chỉnh những quy định pháp luật về thuế, mặt hàng không được phép buôn bán, không làm hàng giả hàng nhái, quảng cáo sai sự thật,...
- Tôn trọng con người: Đối với những người trong công ty thì cần tôn trọng phẩm giá, chuẩn mực, tiềm năng phát triển của nhân viên. Đối với khách hàng thì cần tôn trọng nhu cầu, sở thích, tâm lý của khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh thì phải tôn trọng lợi ích của đối thủ cạnh tranh.
- Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội: Luôn gắn liền lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của toàn xã hội. Tích cực phạt triển xã hội và giải quyết vấn đề chung của xã hội.
3. Những hành vi cạnh tranh vi phạm pháp luật
Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi vi phạm pháp luật. Những hành vi này bị pháp luật cấm và bị xử phạt theo quy định pháp luật. Những hành vi cạnh tranh vi phạm pháp luật là:
- Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh với hình thức như tiếp cận và thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng hình thức chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó; tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh của chủ sở hữu khác mà không được sự cho phép.
- Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hay cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
- Cung cấp thông tin sai lệch về doanh nghiệp khác bằng cách đưa thông tin sai về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
- Lôi kéo khách hàng bất chính như đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác; so sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành tiêu chuẩn dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
Như vậy khi các doanh nghiệp thực hiện những hành vi trên thì được coi là sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh. Những hành vi này nhà nước đặt ra để xử phạt những doanh nghiệp khi vi phạm nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ thể trong kinh doanh và mua bán hàng hoá.
Trên đây là những phân tích của Hoa Tiêu về câu hỏi Sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh? Mời các bạn tham khảo thêm những bài viết hữu ích trong mục hỏi đáp pháp luật sau đây:
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27