Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT Chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS môn Lịch sử và Địa lý

Quyết định số 2455 2021 BGDĐT

Ngày 21/7 năm 2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 2455/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở môn Lịch sử và Địa lý.

Theo đó, mục tiêu chính của Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Lịch sử và Địa lý nhằm giúp các giáo viên có đầy đủ năng lực, phẩm chất để đáp ứng được việc dạy học môn Lịch sử và Địa lý trong các cơ sở giáo dục THCS, nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Sau đây là nội dung chi tiết Quyết định 2455 năm 2021 của BGDĐT, mời các bạn cùng tham khảo.

Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở môn Lịch sử và Địa lý

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
________

Số: 2455/QĐ-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________

Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Lịch sử và Địa lý

_____________

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Kế hoạch số 75/KH-BGDĐT ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thẩm định và ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên Tin học dạy môn Tin học và Công nghệ ở Tiểu học, giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lý;

Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định cấp Bộ ngày 21 tháng 02 năm 2020 về Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Lịch sử và Địa lý do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội xây dựng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Lịch sử và Địa lý.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 7 năm 2021.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để p/h chỉ đạo);
- Lưu: VT, Cục NGCBQLGD (5b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Độ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2455/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

______________

1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT, MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1.1. Cơ sở đề xuất chương trình

- Chương trình giáo dục phổ thông định hướng việc thực hiện mục tiêu giáo dục, hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua các nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học, giáo dục toán học, giáo dục khoa học xã hội, giáo dục khoa học tự nhiên, giáo dục công nghệ, giáo dục tin học, giáo dục quốc phòng an ninh, giáo dục nghệ thuật, giáo dục thể chất, giáo dục hướng nghiệp.

- Giáo dục môn Lịch sử-Địa lý đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục nhân sinh quan, thế giới quan hoàn thiện nhân cách, giáo dục ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng và những phẩm chất tiêu biểu của công dân toàn cầu trong xu thế phát triển, đổi mới, sáng tạo của thời đại. Mục tiêu xuyên suốt của giáo dục môn Lịch sử-Địa lý là nhằm góp phần giúp cho học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung trên cơ sở nắm vững hệ thống tri thức cơ bản về khoa học xã hội, chủ yếu là Lịch sử và Địa lí, chuẩn bị cho những công dân tương lai hiểu rõ hơn về thế giới mà họ đang sống, sự kết nối, tương tác giữa con người với con người, giữa con người với môi trường xung quanh, giữa dân tộc với thế giới; truyền cảm hứng cho học sinh khám phá bản thân, các vấn đề của đất nước, khu vực và trên thế giới có liên quan trực tiếp đến cuộc sống, giúp học sinh có hiểu biết, có tư duy phản biện và sáng tạo. Thông qua giáo dục môn Lịch sử-Địa lý, học sinh bước đầu được quan sát, phương pháp tìm hiểu, khám phá và tư duy về xã hội, cuộc sống, coi trọng chứng cứ, hình thành và phát triển một số năng lực thành phần đặc thù của môn học, như năng lực đối thoại liên văn hóa, năng lực tìm hiểu, khám phá bản thân, cộng đồng, xã hội, năng lực tư duy và thực hành khoa học xã hội và nhân văn, từng bước nâng cao năng lực kiến giải hiện tượng và quá trình xã hội cụ thể, biết cách phân tích và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội, chính trị và văn hóa trong không gian và thời gian cụ thể.

- Chương trình môn Lịch sử và Địa lí ở THCS đã xác định, Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở gồm phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí, mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng. Mức độ tích hợp được thể hiện ở ba cấp độ: tích hợp nội môn (trong từng nội dung giáo dục lịch sử và giáo dục địa lí); tích hợp nội dung lịch sử trong những phần phù hợp của bài Địa lí và tích hợp nội dung địa lí trong những phần phù hợp của bài Lịch sử; tích hợp theo các chủ đề chung. Các mạch kiến thức lịch sử và địa lí được kết nối với nhau nhằm soi sáng và hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra, môn học có thêm một số chủ đề mang tính tích hợp, như: bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam; đô thị - lịch sử và hiện tại; văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; các cuộc đại phát kiến địa lí,...Mạch nội dung của phân môn Lịch sử được sắp xếp theo logic thời gian lịch sử từ thời kỳ nguyên thủy, qua cổ đại, trung đại, đến cận đại và hiện đại. Trong từng thời kỳ, không gian lịch sử được tái hiện từ lịch sử thế giới, khu vực đến Việt Nam để đối chiếu, lý giải, làm sáng rõ những vấn đề lịch sử. Mạch nội dung của phân môn Địa lí được sắp xếp theo logic không gian là chủ đạo, đi từ Địa lí tự nhiên đại cương đến Địa lí các châu lục, và sau đó tập trung vào các nội dung của Địa lí tự nhiên Việt Nam, Địa lí dân cư và Địa lí kinh tế Việt Nam. Mặc dù hai mạch nội dung được sắp xếp theo logic khác nhau, nhưng nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau. Bốn chủ đề chung mang tính tích hợp cao được phân phối phù hợp với mạch nội dung chính của mỗi lớp.

- Với tính chất tích hợp ở cấp học dưới và phân hóa ở cấp học trên theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học đòi hỏi người giáo viên phải được trang bị thêm nhiều năng lực chuyên môn, năng lực nghiệp vụ mới đáp ứng mục tiêu giáo dục mới. Đặc biệt, với môn Lịch sử và Địa lí ở THCS ngoài việc người giáo viên phải có năng lực chuyên môn cơ bản, nền tảng về khoa học về Lịch sử, Địa lí mà còn phải có năng lực phân tích, năng lực xây dựng chủ đề học tập, năng lực dạy học, năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh... Thực tế hiện nay, giáo viên ở THCS mới chỉ đảm nhận được đơn môn (1 trong các môn học Lịch sử, Địa lí) hoặc một số ít dạy được song môn. Do đó, để có thể đáp ứng được việc dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong chương trình giáo dục THCS đòi hỏi giáo viên phải được bồi dưỡng thêm những kiến thức nền tảng của các môn học chưa được đào tạo ở trường đại học, cao đẳng và vận dụng vào dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở phổ thông.

- Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông chỉ rõ giáo viên phổ thông phải nắm vững chuyên môn, thành thạo nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam: Thông tư 29/2018/TT-BGDĐT ngày 24/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên; Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ được sử dụng làm cơ sở để xác định năng lực (kiến thức, kỹ năng) đầu vào của giáo viên là đối tượng tham gia bồi dưỡng.

Trên cơ sở những căn cứ trên, qua việc phân tích chương trình môn Lịch sử và Địa lí, chương trình đào tạo giáo viên của các trường đào tạo sư phạm, nghiên cứu các cách làm của các nước và điều kiện cụ thể của đội ngũ hiện nay. Trường ĐHSP Hà Nội cho rằng việc xây dựng Chương trình để bồi dưỡng cho giáo viên dạy môn Lịch sử và Địa lí là cần thiết và có cơ sở khoa học, giải quyết được nhu cầu giáo viên dạy môn Lịch sử và Địa lí trong giai đoạn tới. Chương trình bồi dưỡng này được coi là điều kiện tối thiểu để mỗi giáo viên có thể bắt đầu triển khai dạy học môn Lịch sử và Địa lí.

1.2. Mục tiêu của chương trình

1.2.1. Mục tiêu chung

Trang bị cho học viên các năng lực trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng nền tảng, hiện đại để đáp ứng tốt việc dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong chương trình giáo dục THCS. Qua đó, giúp học viên có khả năng nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, thích ứng với mọi điều kiện dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Hình thành được cho người tham gia bồi dưỡng:

+ Năng lực dạy học môn Lịch sử và Địa lí: Có năng lực chuyên môn cơ bản, nền tảng về khoa học Lịch sử và Địa lí; năng lực phân tích và phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường môn Lịch sử và Địa lí dựa trên chương trình khung đã có; Năng lực thiết kế chủ đề học tập môn Lịch sử và Địa lí; Năng lực tổ chức dạy học môn Lịch sử và Địa lí; Năng lực sử dụng các phương tiện dạy học; Năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh

+ Năng lực giáo dục: Có năng lực giáo dục thông qua các nội dung môn Lịch sử và Địa lí, đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo hướng tiếp cận năng lực.

+ Năng lực phát triển cộng đồng và năng lực phát triển bản thân: Phối hợp được với các lực lượng giáo dục khác để giáo dục học sinh, tạo động lực thúc đẩy học sinh tham gia các hoạt động chính trị, xã hội của cộng đồng nhằm phát triển xã hội học tập; có khả năng hiểu bản thân, quản lý bản thân và tạo động lực để phát triển bản thân.

2. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

+ Đối tượng 1: Người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng ngành SP Lịch sử hoặc tốt nghiệp cao đẳng các ngành sư phạm song môn trong có 1 môn là Lịch sử.

+ Đối tượng 2: Người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng ngành SP Địa lí hoặc tốt nghiệp cao đẳng các ngành sư phạm song môn trong có 1 môn là Địa lí.

+ Đối tượng 3: Sinh viên năm cuối các trường CĐSP đang học ngành SP Lịch sử, hoặc các ngành sư phạm song môn trong có 1 môn là Lịch sử.

+ Đối tượng 4: Sinh viên năm cuối các trường CĐSP đang học ngành SP Địa lí, hoặc các ngành sư phạm song môn trong có 1 môn là Địa lí.

+ Đối tượng 5: Giáo viên đang giảng dạy môn Lịch sử, Địa lí đã tốt nghiệp ở các trường Đại học khác mà không có bằng Cử nhân Sư phạm.

+ Đối tượng 6: Giáo viên được đào tạo chuyên môn khác có nhu cầu dạy Lịch sử, Địa lý hoặc sẽ được phân công dạy Lịch sử, Địa lí.

3. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

3.1. Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu: 20 tín chỉ

3.2. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy môn Lịch sử và Địa lí

Chương trình gồm 3 khối kiến thức sau:

- Khối kiến thức I (1 tín chỉ): Giới thiệu về Chương trình môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32 ngày 26 tháng 12 năm 2018, nội dung tích hợp trong môn Lịch sử và Địa lí ở THCS, phương pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí, yêu cầu kiến thức, năng lực và kỹ năng cần bồi dưỡng cho các đối tượng đáp ứng yêu cầu dạy tốt môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS.

- Khối kiến thức II (14 tín chỉ) cung cấp các kiến thức cơ sở, nền tảng, kỹ năng thực hành về Lịch sử và Địa lí, chú trọng các kiến thức, kỹ năng cụ thể liên quan đến các nội dung trong chương trình THCS. Cung cấp lát cắt dọc của mỗi ngành với kiến thức cơ bản tương ứng với mạch nội dung kiến thức cụ thể về Lịch sử và Địa lí của mỗi lớp học trong chương trình giáo dục THCS. Khối kiến thức này cũng chỉ rõ các khó khăn về mặt nhận thức của học sinh khi học tập và các biện pháp giúp học sinh nhận thức các kiến thức đó nhằm phát triển năng lực.

- Khối kiến thức III (5 tín chỉ) cung cấp nguyên tắc, phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá năng lực trong dạy học những nội dung tích hợp của môn Lịch sử và Địa lí. Vận dụng được các luận điểm lí luận cơ bản trong việc xây dựng kế hoạch dạy học/ kế hoạch bài học và giảng dạy liên môn ở THCS. Khối kiến thức này còn nhằm cung cấp cho người học những hướng dẫn chuyên môn khi dạy 4 chủ đề chung của môn học.

Sơ đồ Chương trình bồi dưỡng giáo viên môn Lịch sử và Địa lí

3.3. Khung mô tả lựa chọn các học phần thuộc chương trình bồi dưỡng với từng đối tượng

Đối tượng

I

(1tc)

II.1

(14 tc)

II.2

(14 tc)

III

(5 tc)

Tng số

(tín chỉ)

1, 3, 5, 6

X

X

X

20

2, 4, 5, 6

X

X

X

20

3.4. Chương trình khung

TT

Tên học phần

Mã học phần

Số TC

Số tiết

Ghi chú

LT

BT/TH/ Thảo luận

Tự học

I

Nhập môn Lịch sử và Địa lí

NMX

1

10

5/0/0

30

II

Khối kiến thức chuyên ngành

II.1

Chuyên ngành Lịch sử

1

Lịch sử thế giới cổ - trung đại

LS1

2

20

5/0/5

60

2

Lịch sử thế giới cận đại

LS2

2

20

5/0/5

60

3

Lịch sử thế giới hiện đại

LS3

2

20

5/0/5

60

4

Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại

LS4

3

30

5/0/10

90

5

Lịch sử Việt Nam cận đại

LS5

2

20

5/0/5

60

6

Lịch sử Việt Nam hiện đại

LS6

3

20

5/0/10

90

II.2

Chuyên ngành Địa

1

Bản đồ học

ĐL1

2

15

5/10/0

60

2

Địa lí tự nhiên đại cương

ĐL2

2

25

5/0/0

60

3

Địa lí châu Á, châu Âu

ĐL3

2

25

05/0/0

60

4

Địa lí châu Phi, Mỹ, Châu Đại dương

ĐL4

2

25

5/5/0

60

5

Địa lí tự nhiên Việt Nam

ĐL5

2

20

5/5/0

60

6

Địa lí kinh tế - xã hội đại cương

ĐL6

2

25

5/5/0

60

7

Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam

ĐL7

2

20

5/5/0

60

III

Dạy học môn Lịch sử và Địa lí

1

Các chủ đề tích hợp Lịch sử và Địa lí ở trường THCS

LSDL

2

12

5/13/0

60

2

Phương pháp dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực

PPDH

LSDL

3

30

5/10/0

90

3.5. Mô tả các học phần

1. Nhập môn Lịch sử và Địa lí

Mã học phần: NMX

Số tín chỉ: 01

Phân bố thi gian:

- Lên lớp:

15

+ Lý thuyết:

10

+ Bài tập/Thực hành/Thảo luận

0/0/5

- Tự học, tự nghiên cứu:

30

Điều kiện tiên quyết:

Mục tiêu của học phần:

Sau khi học tập học phần này, người học đạt được:

- Giải thích được mối liên hệ giữa Lịch sử và Địa lí, trình bày được đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu của môn Lịch sử và Địa lí.

- Trình bày được yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất của học sinh sau khi học tập môn Lịch sử và Địa lí.

- Nêu được nguyên tắc và cấu trúc xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí.

- Mô tả được sự phát triển các nội dung trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS với các nội dung môn Tự nhiên và Xã hội (lớp 1,2,3) và môn Lịch sử và Địa lí (lớp 4, lớp 5) ở cấp Tiểu học và các môn Lịch sử, Địa lí ở cấp THPT.

- Biết được các phương pháp dạy học đặc thù cho môn Lịch sử và Địa lí, từ đó vận dụng được các phương pháp dạy học tích cực để lập kế hoạch dạy học môn Lịch sử và Địa lí.

........................................

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Giáo dục đào tạo được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành:Bộ Giáo dục và Đào tạoNgười ký:Nguyễn Hữu Độ
Số hiệu:2455/QĐ-BGDĐTLĩnh vực:Giáo dục
Ngày ban hành:21/07/2021Ngày hiệu lực:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đánh giá bài viết
1 1.541
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi