Các ngành học có nguy cơ thất nghiệp cao 2021
Những ngành khó xin việc trong tương lai
Những ngành học ra khó xin việc? Đây chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều thí sinh đang quan tâm khi mà đây đang là mốc thời gian quan trọng để các thí sinh điều chỉnh lại nguyện vọng xét tuyển của mình sau khi Bộ giáo dục đã công bố chính thức điểm thi THPT 2021.
Hiện nay một số trường đã công bố điểm sàn 2021 và điểm chuẩn đại học 2021, các bạn có thể tham khảo theo đường link bên dưới đây:
Việc lựa chọn ngành học đúng đắn và phù hợp với xu hướng của tương lai là công việc rất quan trọng của các thí sinh hiện nay. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ top các ngành có nguy cơ thất nghiệp cao các thí sinh có thể cân nhắc trước khi đăng ký điều chỉnh lại các nguyện vọng xét tuyển của mình.
Các ngành có nguy cơ thất nghiệp cao 2021
1. Ngành Sư phạm
Đứng đầu trong danh sách này phải kể đến khối ngành Sư phạm – một ngành học đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) báo động đỏ về tình trạng thừa nhân lực trong vài năm trở lại đây. Minh chứng là thực trạng hơn 35.000 giáo viên phổ thông dư thừa trên cả nước và còn khoảng 10.000 sinh viên sư phạm sắp ra trường có nguy cơ thất nghiệp (số liệu trích xuất từ thống kê mới nhất của Bộ GD&ĐT).
Một nghiên cứu khác của PGS.TS Bùi Văn Quân – Hiệu trưởng trường Đại học Thủ đô cũng chỉ ra rằng, cho đến thời điểm hiện tại, mỗi năm có đến 60.930 cử nhân sư phạm ra trường. Mặc dù đã cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh từ các trường khối ngành sư phạm, tuy nhiên, theo ước tính trung bình từ năm 2013 đến nay, mỗi năm nước ta vẫn có thêm khoảng 4.000 sinh viên ra trường không tìm được việc làm.
Đến năm 2021, con số cử nhân sư phạm thất nghiệp sẽ lên tới 70.000 người và được phân bổ ở tất cả các bậc học, trong đó, bậc tiểu học thừa khoảng 41.000 người, THCS thừa 12.200 người và ở cấp THPT là khoảng 16.900 người.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia giáo dục, những con số khổng lồ này khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm việc dự báo tình hình giảm số lượng học sinh ở các bậc học do tác động của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, hệ thống các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) sư phạm được mở chưa hợp lý, chỉ tiêu đào tạo chưa được kiềm chế kịp thời và chính sách hỗ trợ học phí hấp dẫn.
Quá nhiều thí sinh thi vào ngành sư phạm, quá nhiều cử nhân tốt nghiệp xin được công tác tại các trường, dẫn đến tình trạng quá tải và việc rất nhiều sinh viên thất nghiệp là một hệ lụy tất yếu.
2. Ngành Kế toán – Kiểm toán
Trong các đợt tuyển sinh vài năm trước đây, ngành Kế toán – Kiểm toán luôn có điểm chuẩn trúng tuyển đứng top đầu so với các chuyên ngành khác. Việc thu hút thí sinh của nhóm ngành này được lý giải bởi viễn cảnh về một công việc ổn định với mức lương hấp dẫn sau khi ra trường của các Kế toán – Kiểm toán viên.
Tuy nhiên, hiện nay, đây là một trong những nhóm ngành đang dư thừa lao động và cảnh báo vẫn còn dư thừa trong các năm tới. Theo khảo sát tại sàn giao dịch việc làm Hà Nội 6 tháng đầu năm 2016, Kế toán – Tài chính đứng đầu trong số các ngành được nhiều người tìm việc nhất.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quốc Cường – Phó Ban Đào tạo, Hội giáo dục nghề nghiệp TP. Hồ Chí Minh cho biết, chỉ tính riêng ở TP. Hồ Chí Minh, do lượng cung vượt xa lượng cầu nên tỉ lệ chọi của một ứng viên khi tìm công việc trong lĩnh vực này là 1/90, mặc dù tỉ lệ nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành này vẫn ở mức cao nhất (30% trong cơ cấu tuyển dụng).
Nói về nguyên nhân của sự dư thừa nhân lực nhóm ngành này, không thể không kể đến việc ồ ạt mở ngành của các trường đào tạo trong mấy năm trước. Hiện nay, cả nước vẫn có khoảng 200 trường ĐH, CĐ đào tạo chuyên ngành Kế toán, khiến hàng nghìn sinh viên thất nghiệp hoặc phải công tác trái ngành.
3. Ngành Tài chính – Ngân hàng
Theo bản tin thị trường lao động quý II/2016 được công bố bởi Viện Khoa học Lao động và Xã hội, số lượng tân cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng không có việc làm đúng chuyên ngành vẫn đang tiếp tục gia tăng. Cũng theo thống kê của Viện, trong năm 2015, có đến 12.000 tân cử nhân thất nghiệp trong tổng số khoảng 29.000 sinh viên tốt nghiệp ngành này. Ở thời điểm tháng 7-2017, tài chính trở thành nhóm ngành có nhiều người tìm việc nhất cả nước (21,9%), tiếp đến là Quản trị nhân sự (11,1%), Kế toán (10,5%)…
Bất chấp thực trạng trên, ngành Tài chính – Ngân hàng vẫn được tuyển sinh ở nhiều trường với số chỉ tiêu lớn, vượt trội so với các ngành đào tạo còn lại. Trong mùa tuyển sinh 2016, 2017, đây vẫn tiếp tục là ngành mũi nhọn với chỉ tiêu tuyển sinh không hề giảm của top trường kinh tế.
Dự báo trong thời gian tới, vấn đề tìm việc làm của sinh viên nhóm ngành này sẽ khá khó khăn và nguy cơ thất nghiệp vẫn là rất cao.
4. Ngành Quản trị kinh doanh
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập như hiện nay, khi nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực kinh tế tăng mạnh thì Quản trị kinh doanh được đánh giá là một ngành “hot” bởi quan niệm sinh viên ra trường ắt sẽ “có đất dụng võ”.
Điều này thể hiện rõ nét qua kết quả thống kê 3 năm gần đây của Bộ GD&ĐT. Theo đó, Quản trị kinh doanh là ngành chiếm thứ hạng cao nhất về số lượng hồ sơ đăng ký của thí sinh: trên 10% hồ sơ đăng kí mỗi năm! Chỉ tính riêng ở TP.HCM đã có hơn 40 trường ĐH, CĐ đào tạo ngành này, tương đương với số cử nhân Quản trị kinh doanh ra trường mỗi năm là trên 10.000 người.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số lượng doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên yêu cầu tốt nghiệp ngành này luôn đứng đầu bảng tuyển dụng của các website việc làm. Vậy điều gì giải thích cho nghịch lý hàng chục ngàn cử nhân Quản trị kinh doanh tốt nghiệp mỗi năm nhưng các doanh nghiệp vẫn “khát nhân lực”? Câu trả lời nằm ở chỗ, điều các doanh nghiệp cần là chất lượng chứ không phải số lượng cử nhân đã qua đào tạo.
5. Ngành Công nghệ Môi trường
Công nghệ môi trường là một chuyên ngành có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Với chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh, lý, hoá học.
Nếu chuyên về công nghệ xử lý nước thải, sinh viên ra trường có thể xin vào làm tại các công ty cấp nước, nhà máy xử lý nước, công trình xử lý nước thải cho các nhà máy và khu công nghiệp,… Nếu là công nghệ xử lý khí thải thì định hướng công việc sẽ thiên về đo đạc chất lượng không khí, đánh giá tác động của môi trường và xử lý không khí ô nhiễm,… Còn nếu hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn thì bạn sẽ làm việc với các công trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhà máy hay các khu đô thị,…
Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, cơ chế quản lý thiếu chặt chẽ, trách nhiệm bảo vệ môi trường và xử lý chất thải vẫn chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng từ phía doanh nghiệp, nên nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành này hầu như rất ít. Một vị trí tưởng chừng như vô cùng thiết yếu trong doanh nghiệp ở các nước phát triển, lại trở thành gánh nặng về việc làm ở nước ta.
6. Ngành Lịch sử
Lịch sử là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về những sự kiện diễn ra trong quá khứ, để từ đó rút ra những quy luật, những bài học kinh nghiệm cần thiết cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Nghiên cứu lịch sử là một việc làm đầy khó khăn, thách thức nhưng cũng vô cùng ý nghĩa.
Thế nhưng, trong thời buổi khó khăn như hiện nay, ngoại trừ một số ít các viện nghiên cứu, Viện chiến lược được thành lập và quản lý bởi Nhà nước, nhu cầu nhân lực tốt nghiệp chuyên ngành này hầu như vắng bóng trên các thông báo tuyển dụng.
7. Ngành Tâm lý học
Đã từng là một trong những ngành học “hot” với điểm đầu vào không quá cao, chương trình đào tạo cũng có vẻ hấp dẫn, nhưng Tâm lý học cũng chịu chung số phận với các ngành còn lại trong danh sách này bởi sự mập mờ về cơ hội nghề nghiệp sau khi rời cánh cổng đại học.
Thực tế cho thấy, nhiều tân cử nhân Tâm lý học đã rất chật vật để có được công việc phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, trong khi số khác phải chấp nhận các công việc trái ngành, vì việc tìm đến các chuyên gia tâm lý để được tư vấn, giải quyết các vấn đề trầm cảm, stress, rối loạn cảm xúc, hành vi,… là điều khá xa lạ với nhiều người Việt Nam.
8. Ngành Công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học là một ngành học khá thú vị dành cho những bạn yêu thích lĩnh vực này. Đây cũng là chuyên ngành được xuất hiện rất nhiều trong các thông báo tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ trên cả nước.
Tuy nhiên, một điều đáng tiếc ở Việt Nam là hiện nay việc đào tạo về ngành nghề này tại các trường ĐH chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của xã hội về mặt chất lượng. Những kiến thức sinh viên được trang bị trong suốt 4 năm giảng đường cũng khó được áp dụng trong các lĩnh vực khác của xã hội. Từ đó, tình trạng thất nghiệp hoặc công tác trái ngành là điều khó tránh khỏi.
9. Ngành sân khấu điện ảnh
Mỗi năm, hai trường Sân khấu Điện ảnh lớn nhất cả nước cùng hàng loạt trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật cho ra lò hàng trăm cử nhân thuộc nhóm ngành này. Tuy nhiên, không phải ai trong số đó cũng có may mắn trở thành diễn viên, xuất hiện trong những vở kịch, những MV ca nhạc hay các bộ phim truyền hình.
Do đó, để tồn tại trong nghề, chỉ có đam mê thôi là chưa đủ. Các bạn cần có lợi thế về ngoại hình, khả năng diễn xuất, duyên sân khấu và cả một chút may mắn nữa. Và tất nhiên, số sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Sân khấu Điện ảnh có thể đáp ứng tất cả yêu cầu này là không nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc các bạn, hoặc thất nghiệp, hoặc chấp nhận gác lại đam mê để lựa chọn cho mình một hướng đi khác.
10. Ngành kỹ sư xây dựng
Góp mặt trong danh sách này còn có cả Kỹ sư xây dựng – một ngành học được “nhớ mặt gọi tên” rất nhiều trong các mùa tuyển sinh, phân bổ ở hầu hết các nhóm trường từ top đầu đến top thấp. Vậy nên, lượng sinh viên ra trường hằng năm cũng đạt ngưỡng gần 5 con số.
Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành Công nghiệp Xây dựng đang trong đà khôi phục chậm chạp, cộng với việc hầu hết các công ty xây dựng, nhà thầu đều yêu cầu rất cao về mặt kinh nghiệm, các sinh viên mới ra trường phần lớn đều không thể đáp ứng được tiêu chí tuyển dụng này.
Trên đây là danh sách các ngành nghề có tỉ lệ thất nghiệp cao dựa trên các thống kê và nhu cầu thực tiễn của xã hội. Hy vọng những thông tin này sẽ như một lời khuyên bổ ích mang đến một giá trị tham khảo nhất định cho các sĩ tử trước khi đặt bút viết vào hồ sơ đại học.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Đinh Thanh Hoa
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Bằng tốt nghiệp THPT 2024 có xếp loại không?
-
Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
-
21 biểu hiện nhận diện cán bộ vi phạm kỷ luật, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm
-
Hướng dẫn tra cứu lịch cắt điện Hà Nội 2023 mới nhất
-
Có được ủy quyền lấy giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27