Quy định về cá nhân vận động từ thiện mới nhất
Ban hành quy định mới về cá nhân vận động từ thiện
Ngày 27/10 vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Theo đó cá nhân được phép kêu gọi quyên góp từ thiện.
Theo Nghị định mới của Chính phủ, cá nhân được tham gia vận động cứu trợ cần phải phải mở tài khoản riêng để tiếp nhận tiền từ thiện, có đủ năng lực hành vi dân sự, phải cam kết thời gian giải ngân từ thiện...
Sau đây là các quy định mới nhất về việc cá nhân kêu gọi, vận động từ thiện được ban hành theo Nghị định 93/2021/NĐ-CP, mời các bạn cùng theo dõi.
1. Được kêu gọi từ thiện nếu có đủ năng lực hành vi dân sự
Nghị định 93 chính thức ghi nhận quyền được vận động quyên góp từ thiện của cá nhân. Điểm h khoản 1 Điều 2 của Nghị định quy định:
h) Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Quy định này đã khắc phục hạn chế của Nghị định 64/2008/NĐ-CP vốn chỉ ghi nhận quyền vận động quyên góp từ thiện của các tổ chức như Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
2. Phải cam kết thời gian giải ngân từ thiện
Theo khoản 1 Điều 17 của Nghị định, khi vận động, tiếp nhận tiền, hiện vật từ thiện, cá nhân phải thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền) và địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật) và thời gian cam kết phân phối.
Quy định yêu cầu người vận động từ thiện phải cam kết thời gian phân phối tiền, hiện vật quyên góp chính là nhằm hạn chế tình trạng “chậm giải ngân” từ thiện, thiên tai đã qua nhiều tháng mà tiền vẫn chưa đến tay người dân vốn xôn xao trên mặt báo thời gian vừa qua.
3. Phải thông báo với UBND cấp xã nơi cư trú
Thêm một yêu cầu với cá nhân vận động từ thiện được quy định tại khoản 1 Điều 17 như sau: Cá nhân phải gửi văn bản đến UBND cấp xã nơi cư trú theo mẫu Thông báo ban hành kèm theo Nghị định này.
UBND cấp xã có trách nhiệm theo dõi và cung cấp thông tin cho các nhà hảo tâm và cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát.
4. Phải mở tài khoản riêng để tiếp nhận tiền từ thiện
Đây là một yêu cầu quan trọng đối với cá nhân kêu gọi từ thiện. Theo khoản 2 Điều 17 của Nghị định, cá nhân phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện. Đồng thời, phải có biên nhận các khoản quyên góp nếu các nhà hảo tâm có yêu cầu.
Đặc biệt, sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận quyên góp đã cam kết, không được phép tiếp nhận thêm tiền ủng hộ và phải thông báo đến ngân hàng nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận tiền ủng hộ.
5. Phải thông báo với chính quyền nơi đến từ thiện
Khoản 1 Điều 18 của Nghị định yêu cầu cá nhân vận động từ thiện đều phải thông báo đến UBND nơi tiếp nhận để phối hợp xác định phạm vi, đối tượng, mức, thời gian hỗ trợ và thực hiện phân phối, sử dụng theo đúng cam kết, kể với các khoản đóng góp có điều kiện, địa chỉ cụ thể.
Như vậy, mọi hoạt động từ thiện không thông qua chính quyền địa phương đều được coi là vi phạm quy định tại Nghị định này.
6. Phải ghi chép đầy đủ thông tin về việc phân phối tiền từ thiện
Đây là yêu cầu được nêu tại khoản 3 Điều 19, cụ thể: Cá nhân có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện theo đối tượng, địa bàn được hỗ trợ… và công khai trên phương tiện truyền thông. Đồng thời, phải gửi kết quả bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi cư trú để niêm yết công khai tại trụ sở ủy ban trong vòng 30 ngày.
Ngoài ra, cá nhân còn phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
7. Cá nhân tự chi trả kinh phí hoạt động
Theo Nghị định mới, cá nhân vận động có trách nhiệm thống nhất với tổ chức, cá nhân đóng góp để có phương án phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện còn dư hoặc chuyển cho Ủy ban MTTQ các cấp để thực hiện các chính sách an sinh xã hội bảo đảm phù hợp với mục tiêu đã cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp.
Công khai kết quả tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện trên phương tiện truyền thông
Nghị định cũng quy định cụ thể về quản lý tài chính, công khai nguồn đóng góp tự nguyện. Cụ thể, chi phí cho hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện do cá nhân đứng ra vận động tự chi trả.
Trường hợp được các tổ chức, cá nhân đóng góp đồng ý thì cá nhân được chi từ nguồn đóng góp tự nguyện, nhưng phải tổng hợp và công khai khoản chi phí này.
Các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố phải đảm bảo tính công khai, minh bạch.
Cá nhân có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện theo đối tượng, địa bàn được hỗ trợ, bao gồm những khoản tiếp nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể (nếu có).
Đồng thời thực hiện công khai theo các nội dung quy định trên các phương tiện truyền thông và gửi kết quả bằng văn bản tới UBND cấp xã nơi cư trú để niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan trong 30 ngày.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Đinh Thanh Hoa
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Phổ biến Pháp luật
Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì
Tra cứu khu vực ưu tiên 2024 mới nhất
Chỉ bỏ phụ cấp thâm niên giáo viên khi áp dụng chế độ tiền lương mới
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình - QCVN 06:2022/BXD
Các mốc thời gian thi THPT quốc gia 2024
6 Cách kiểm tra số điện thoại chính chủ đủ các mạng năm 2024