Quy định pháp luật dân sự về sở hữu chung

Quy định pháp luật dân sự về sở hữu chung mới nhất

Sở hữu chung của vợ chồng trong pháp luật dân sự được quy định như thế nào? HoaTieu.vn xin giới thiệu tới các bạn quy định pháp luật dân sự về sở hữu chung mới nhất hiện nay theo Bộ luật Dân sự. Mời các bạn cùng tham khảo.

Trong cuộc sống, tài sản là sở hữu chung của nhiều chủ sở hữu có rất nhiều ví dụ như tài sản chung của vợ chồng, tài sản công ty, tài sản chung của hội, phường, xã…Việc xác định rõ sở hữu chung đó là loại gì giúp việc giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có) được thực hiện một cách thuận lợi và đơn giản nhất.

Quy định pháp luật dân sự về sở hữu chung mới nhất

I. Khái niệm sở hữu chung

Theo Điều 214 Bộ luật Dân sự 2005 thì:

Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung.

Theo Điều 215 BLDS 2005 thì: Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận của các chủ sở hữu, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.

Điều 216: “Sở hữu chung theo phần

1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

II. Các loại sở hữu chung

1. Sở hữu chung hợp nhất

Theo Điều 217 BLDS 2005 thì sở hữu chung hợp nhất được quy định như sau:

- Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.

- Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

- Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

2. Sở hữu chung hỗn hợp

Theo Điều 218 BLDS 2005 thì sở hữu chung hỗn hợp được quy định như sau:

- Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.

- Tài sản được hình thành từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận hợp pháp thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp.

- Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp phải tuân theo quy định tại Điều 216 của Bộ luật này và các quy định của pháp luật có liên quan đến việc góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành, trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận.

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, sở hữu hỗn hợp được coi là một hình thức sở hữu độc lập. Tuy nhiên, trên thực tế, hình thức sở hữu hỗn hợp và hình thức sở hữu chung trong Bộ luật dân sự năm 1995 chỉ khác nhau về chủ thể thực hiện quyền sở hữu, còn tài sản và việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu này vẫn tuân theo quy định của việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu chung.

Chính vì vậy, Bộ luật dân sự năm 2005 đã sửa đổi nội dung quy định về sở hữu hỗn hợp của Bộ luật dân sự năm 1995 thành một điều luật để điều chỉnh việc thực hiện quyền sở hữu chung hỗn hợp như là một trong những trường hợp đặc biệt trong việc thực hiện quyền sở hữu tài sản đối với hình thức sở hữu chung mà thôi.

Điểm đặc biệt của sở hữu chung hỗn hợp được thể hiện ở đặc điểm sau:

- Chủ thể thực hiện quyền sở hữu chung hỗn hợp là các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, cùng góp vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận.

- Loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh khi các tổ chức, cá nhân và chủ thể khác được thực hiện việc góp vốn thông thường là doanh nghiệp. Vì vậy, việc thành lập doanh nghiệp cũng như việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp ngoài việc phải tuân theo quy định về việc thành lập doanh nghiệp hay quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu chung, còn phải tuân theo quy định của pháp luật liên quan đến việc góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh loại hình doanh nghiệp đó.

3. Sở hữu chung của vợ chồng

Theo Điều 219 BLDS 2005 thì sở hữu chung của vợ chồng được quy định như sau:

  • Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.
  • Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
  • Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
  • Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.

4. Sở hữu chung của cộng đồng

Theo Điều 220 BLDS 2005 thì sở hữu chung của cộng đồng được quy định như sau:

- Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, làng, bản, buôn, sóc, cộng đồng tôn giáo và các cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cả cộng đồng.

Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán, vì lợi ích của cộng đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Đánh giá bài viết
1 362
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm