Đi xe tự chế sẽ đối mặt với mức phạt như thế nào?

Ngày nay nhiều bạn trẻ sử dụng xe tự chế một cách tràn lan. Vậy đi xe tự chế sẽ đối mặt với mức phạt như thế nào, mời các bạn tham khảo.

Quy định về xe tự chế

Theo suy nghĩ của nhiều người, khi tham gia vào việc "độ" xe là để mình có thể nổi bật trước đám đông và thể hiện một chất chơi riêng của mình. Vì vậy, họ không ngại thay đổi hình dạng chiếc xe so với nguyên bản để có thể chứng minh sự khác biệt đó, như thay pô xe cỡ lớn để xe có thể "gầm rú" lên những âm thanh như phản lực mỗi khi tăng tốc, hay lắp má phanh đĩa bán kính lớn, thay giảm xóc để nâng yên...

Tuy nhiên, những việc này lại vi phạm vào những quy định của Luật Giao thông, khi chủ nhân thay đổi hình dạng, kết cấu ban đầu của xe, màu sắc của xe...

Đặc biệt, với việc thay đổi kết cấu của máy, "độ" công suất máy là điều trong Luật Giao thông đã quy định rõ "chủ xe không được phép tự thay đổi kết cấu tổng thành khác với thiết kế mà nhà sản xuất đưa ra".

Đi xe tự chế sẽ đối mặt với mức phạt như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 3b Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì nội dung này được quy định như sau:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.

Xử phạt bổ sung: Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này bị tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Mặt khác căn cứ Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt

Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì việc cảnh sát giao thông xử phạt bạn 900.000 đồng và tịch thu phương tiện về lỗi Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông là phù hợp quy định của pháp luật.

Trong trường hợp điều khiển xe tự chế gây tại nạn, thì mức phạt như sau:

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm của Bộ Luật Dân sự 2015.

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Đánh giá bài viết
1 1.055
0 Bình luận
Sắp xếp theo