Nghị định 46/2020/NĐ-CP thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát qua Hệ thống hải quan ASEAN

Tải về

Nghị định số 46/2020/NĐ-CP

Nghị định 46/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan.

03 điều kiện để doanh nghiệp được miễn bảo lãnh nhiều hành trình

Đây là nội dung mới được Chính phủ ban hành tại Nghị định 46/2020/NĐ-CP về việc quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan ngày 09/4/2020.
Cụ thể, Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN (ACTS) là hệ thống công nghệ thông tin tích hợp do các nước thành viên ASEAN thiết lập và kết nối, trao đổi thông tin với nhau để thực hiện thủ tục quá cảnh điện tử, kiểm soát sự vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ các nước thành viên ASEAN.

Trong đó, doanh nghiệp được miễn bảo lãnh nhiều hành trình khi quá cảnh nếu đáp ứng các điều kiện sau: Được công nhận doanh nghiệp quá cảnh ưu tiên; Doanh nghiệp có đăng ký dịch vụ vận tải hoặc kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật; Doanh nghiệp không nợ quá hạn quá 90 ngày tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và không bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan trong thời hạn 02 năm liên tục.

Ngoài ra, hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS chỉ được đưa từ Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN hoặc đưa từ các nước thành viên ASEAN vào Việt Nam qua 03 cửa khẩu quốc tế: Cầu Treo (Hà Tĩnh); Lao Bảo (Quảng Trị), Mộc Bài (Tây Ninh).

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/6/2020.

CHÍNH PHỦ

______

Số: 46/2020/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

Quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan

_________________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014 và ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Để thực thi Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về thủ tục, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN (sau đây gọi là Hệ thống ACTS); chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp thực hiện hoạt động quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS; bảo lãnh, đặt cọc và thu hồi nợ thuế hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.

2. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.

4. Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về thực hiện hoạt động quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.

5. Người bảo lãnh.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hệ thống ACTS là hệ thống công nghệ thông tin tích hợp do các nước thành viên ASEAN thiết lập và kết nối, trao đổi thông tin với nhau để thực hiện thủ tục quá cảnh điện tử, kiểm soát sự vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ của các nước thành viên ASEAN, hỗ trợ cơ quan hải quan các nước thành viên ASEAN tính tiền thuế hải quan, tiền bảo lãnh và trao đổi thông tin thu hồi nợ thuế hải quan trên cơ sở quy định tại Nghị định thư 7 về hệ thống quá cảnh hải quan (sau đây gọi là Nghị định thư 7).

2. Tờ khai quá cảnh hải quan là tờ khai hải quan điện tử gồm các chỉ tiêu thông tin mà người khai hải quan phải khai khi thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.

Một tờ khai quá cảnh hải quan chỉ được sử dụng để khai báo cho hàng hóa quá cảnh được vận chuyển trên một phương tiện vận tải của một hành trình quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.

3. Chứng từ đi kèm hàng hóa quá cảnh (viết tắt là TAD) là tờ khai quá cảnh hải quan đã được cơ quan hải quan điểm đi phê duyệt và in ra từ Hệ thống ACTS.

4. Hành trình quá cảnh là hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh tử một cơ quan hải quan tại điểm đi đến một cơ quan hải quan tại điểm đích thông qua Hệ thống ACTS.

5. Bảo lãnh quá cảnh là sự đảm bảo của người bảo lãnh về thanh toán tiền thuế hải quan có thể phát sinh trong hành trình quá cảnh.

6. Bảo lãnh một hành trình là việc người bảo lãnh cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về toàn bộ tiền thuế hải quan có thể phát sinh trong một hành trình quá cảnh.

7. Bảo lãnh nhiều hành trình là việc người bảo lãnh cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về toàn bộ tiền thuế hải quan có thể phát sinh của nhiều hành trình quá cảnh.

8. Người bảo lãnh là pháp nhân hoặc thể nhân cam kết với cơ quan hải quan nước đi, cơ quan hải quan nước quá cảnh, cơ quan hải quan nước đến về việc phải thanh toán bất kỳ khoản tiền thuế hải quan có thể phát sinh theo yêu cầu của cơ quan hải quan tham gia hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh.

9. Người bảo lãnh tại Việt Nam (trong trường hợp hàng hóa quá cảnh xuất phát từ Việt Nam qua các nước ASEAN khác) là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng đảm bảo cam kết với cơ quan hải quan Việt Nam, cơ quan hải quan nước quá cảnh, cơ quan hải quan nước đến về việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp khoản tiền thuế hải quan có thể phát sinh trong hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh.

10. Cơ quan bảo lãnh là cơ quan được các nước thành viên ASEAN tham gia Nghị định thư 7 chỉ định thực hiện phê duyệt người bảo lãnh và giám sát việc bảo lãnh trong quá trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh. Cơ quan bảo lãnh tại Việt Nam là cơ quan hải quan.

11. Tiền thuế hải quan là tiền thuế nhập khẩu, thuế khác và các khoản phí, lệ phí phải nộp phát sinh đối với hàng hóa quá cảnh trong quá trình vận chuyển.

12. Nợ thuế hải quan là tiền thuế hải quan mà người khai hải quan chưa nộp vào ngân sách nhà nước khi hết thời hạn nộp theo quy định.

13. Hỗ trợ thu hồi nợ thuế hải quan là việc cơ quan hải quan các nước thành viên ASEAN tham gia Nghị định thư 7 hỗ trợ thu hồi nợ thuế hải quan phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh theo yêu cầu của các nước thành viên ASEAN.

14. Cơ quan thu hồi nợ thuế hải quan, cơ quan hỗ trợ thu hồi nợ thuế hải quan hoặc cơ quan yêu cầu hỗ trợ thu hồi nợ thuế hải quan tại Việt Nam là cơ quan hải quan.

15. Bất thường trong hành trình quá cảnh bao gồm: Hàng hóa bị mất mát hoặc bị phá hủy; hành trình quá cảnh ban đầu bị thay đổi; niêm phong bị dỡ bỏ trong quá trình quá cảnh hoặc hàng hóa phải chuyển sang phương tiện vận tải khác vì lý do khách quan ngoài khả năng kiểm soát của người vận chuyển; tình huống nguy hiểm sắp xảy ra đòi hỏi phải dỡ ngay lập tức một phần hoặc toàn bộ hàng hóa trên phương tiện vận tải; các trường hợp khác ảnh hưởng đến việc hoàn thành hoạt động quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.

16. Hàng hóa di chuyển bất hợp pháp khỏi thủ tục hải quan quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS là việc di chuyển hàng hóa quá cảnh ra khỏi thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS mà không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền hoặc không xuất trình được hồ sơ, tài liệu chứng minh hàng hóa được đặt dưới một chế độ thủ tục hải quan khác.

Điều 4. Người khai hải quan

Người khai hải quan đối với hàng hóa quá cảnh theo quy định tại Nghị định này (sau đây gọi là người khai hải quan) gồm:

1. Chủ hàng hóa quá cảnh.

2. Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa.

3. Đại lý làm thủ tục hải quan.

4. Chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện vận tải chở hàng hóa quá cảnh hoặc người được chủ phương tiện vận tải chở hàng hóa quá cảnh ủy quyền.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan

1. Quyền của người khai hải quan:

a) Được cơ quan hải quan hướng dẫn làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS theo quy định tại Nghị định này;

b) Được lựa chọn thực hiện thủ tục hải quan quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS quy định tại Nghị định này hoặc thủ tục hải quan quá cảnh theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam;

c) Được sử dụng phần mềm kết nối với hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan để làm thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS;

d) Các quyền khác theo quy định tại Luật Hải quan.

2. Nghĩa vụ của người khai hải quan:

a) Chịu trách nhiệm kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS;

b) Tuân thủ các quy định về quá cảnh hàng hóa quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan;

c) Vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, cửa khẩu theo quy định và thời gian đăng ký với cơ quan hải quan nước đi;

d) Không được tự ý mở niêm phong hải quan khi chưa có sự cho phép của cơ quan hải quan;

đ) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế nhập khẩu, thuế khác và các khoản phí, lệ phí phải nộp phát sinh đối với hàng hóa quá cảnh;

e) Tìm hiểu, nghiên cứu thông tin về chính sách quản lý đối với hàng hóa quá cảnh của các nước dự kiến thực hiện hoạt động quá cảnh và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quá cảnh (nếu có) trước khi thực hiện khai các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS. Thông tin về giấy phép quá cảnh hàng hóa phải được kê khai thông qua Hệ thống ACTS khi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan và xuất trình cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh hàng hóa;

g) Thông báo cho cơ quan hải quan hoặc một trong các cơ quan: chính quyền địa phương, công an, bộ đội biên phòng nơi xảy ra bất thường trong hành trình quá cảnh hàng hóa sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa tổn thất quy định tại Nghị định này;

h) Lưu trữ hồ sơ hải quan, sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa quá cảnh trong thời hạn 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS;

i) Các nghĩa vụ khác theo quy định tại Luật Hải quan.

Điều 6. Quy định về hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS

1. Hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS xuất phát từ Việt Nam, quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN khác phải tuân thủ chính sách quản lý đối với hàng hóa quá cảnh của nước quá cảnh.

2. Hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS qua các nước thành viên ASEAN khác và nhập khẩu vào Việt Nam phải tuân thủ chính sách quản lý đối với hàng hóa quá cảnh của các nước thành viên khác và chính sách quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu của pháp luật có liên quan của Việt Nam.

3. Hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS qua Việt Nam phải tuân thủ chính sách quản lý đối với hàng hóa quá cảnh theo quy định của pháp luật có liên quan.

4. Chi cục trưởng Chi cục hải quan căn cứ kết quả phân luồng của Hệ thống ACTS và các thông tin liên quan đến hàng hóa quá cảnh (nếu có) để quyết định kiểm tra hồ sơ hải quan và/hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, trường hợp Chi cục hải quan chưa được trang bị máy móc, thiết bị kỹ thuật hoặc việc kiểm tra bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật chưa đủ cơ sở xác định được thực tế hàng hóa hoặc hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì công chức hải quan trực tiếp thực hiện kiểm tra thực tế.

5. Việc thu phí, lệ phí tại Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

6. Hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS qua lãnh thổ Việt Nam chuyển tiêu thụ nội địa tại Việt Nam thì thực hiện thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa theo quy định hiện hành của pháp luật về hải quan.

7. Thời hạn thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật Hải quan.

Điều 7. Địa điểm thực hiện thủ tục hải quan

1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS được thực hiện tại:

a) Chi cục hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên, Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu đối với hàng hóa quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN và nhập khẩu vào Việt Nam.

Trường hợp hàng hóa quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN và nhập khẩu vào Việt Nam thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục tại cửa khẩu nhập theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS kết thúc tại Chi cục hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên;

b) Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu, Chi cục hải quan cửa khẩu xuất đối với hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN khác;

c) Chi cục hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên đối với hàng hóa quá cảnh từ các nước ngoài ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN;

d) Chi cục hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và Chi cục hải quan cửa khẩu xuất cuối cùng đối với hàng hóa quá cảnh từ các nước thành viên ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN khác;

đ) Chi cục hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên đối với hàng hóa quá cảnh từ các nước thành viên ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam để tiếp tục vận chuyển đến các nước ngoài ASEAN. Thủ tục quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS kết thúc tại cửa khẩu nhập. Thủ tục hải quan để vận chuyển tiếp hàng hóa quá cảnh đến các nước ngoài ASEAN được thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh theo quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam.

2. Hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS chỉ được đưa từ Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN hoặc đưa từ các nước thành viên ASEAN vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế: cầu Treo (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), Mộc Bài (Tây Ninh).

Chương II

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA QUÁ CẢNH THÔNG QUA HỆ THỐNG ACTS

Điều 8. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN khác

1. Hồ sơ hải quan:

a) Tờ khai quá cảnh hải quan theo các chỉ tiêu thông tin do Bộ Tài chính ban hành;

b) Giấy phép quá cảnh hàng hóa hoặc chứng từ tương đương trong trường hợp pháp luật của các nước thành viên ASEAN trong hành trình quá cảnh quy định phải có giấy phép quá cảnh hàng hóa hoặc chứng từ tương đương: 01 bản chụp;

c) Thư bảo lãnh hoặc chứng từ đặt cọc tiền thuế: 01 bản chính.

Đối với bảo lãnh nhiều hành trình, người khai hải quan nộp bản chính khi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan lần đầu có sử dụng bảo lãnh đó;

d) Tờ khai xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu: 01 bản chụp.

2. Trách nhiệm của người khai hải quan:

Ngoài nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này, người khai hải quan thực hiện các trách nhiệm sau:

a) Khai đầy đủ thông tin tờ khai hải quan quá cảnh và gửi kèm các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này khi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS. Trường hợp Hệ thống ACTS chưa có chức năng đính kèm chứng từ thuộc hồ sơ hải quan thì người khai hải quan nộp bản giấy cho cơ quan hải quan;

b) Xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan thực hiện niêm phong hoặc lập biên bản chứng nhận đối với trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được;

c) Xuất trình hồ sơ, hàng hóa để kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan hải quan;

d) Khai bổ sung tờ khai quá cảnh hải quan theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;

đ) Trường hợp xảy ra bất thường trong hành trình quá cảnh theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Nghị định này, người khai hải quan áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế ngăn ngừa thiệt hại xảy ra và thông báo cho cơ quan hải quan theo số điện thoại đường dây nóng trên cổng thông tin điện tử hải quan.

Trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp, người khai hải quan thông báo ngay với chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an hoặc bộ đội biên phòng nơi bất thường xảy ra để thực hiện xác nhận bất thường theo tình hình thực tế, ký tên, đóng dấu trên TAD và thông báo cho cơ quan hải quan để xử lý theo quy định.

3. Trách nhiệm của Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu (Chi cục hải quan điểm đi) trong trường hợp thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS thực hiện tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu:

a) Trường hợp lô hàng không phải kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, Chi cục hải quan điểm đi thực hiện quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản này;

b) Trường hợp lô hàng phải kiểm tra hồ sơ hải quan, Chi cục hải quan điểm đi kiểm tra, đối chiếu các thông tin của tờ khai quá cảnh hải quan đã được Hệ thống ACTS chấp nhận khai báo, cấp số tham chiếu tờ khai quá cảnh hải quan (sau đây gọi tắt là ARN) với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.

Trường hợp kết quả kiểm tra đầy đủ, phù hợp thì cơ quan hải quan thực hiện quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản này.

Trường hợp kiểm tra kết quả chưa đầy đủ, phù hợp thì Chi cục hải quan điểm đi hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung các thông tin còn thiếu, chưa đầy đủ thông qua Hệ thống ACTS theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Trường hợp kiểm tra có dấu hiệu nghi vấn, yêu cầu người khai hải quan xuất trình hàng hóa để kiểm tra thực tế theo quy định tại điểm c khoản này;

c) Trường hợp lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa, Chi cục hải quan điểm đi kiểm tra, đối chiếu thông tin của tờ khai quá cảnh đã được Hệ thống ACTS chấp nhận khai báo, cấp số ARN và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan với thực tế hàng hóa, nếu kết quả kiểm tra thực tế phù hợp với nội dung khai báo, hồ sơ hải quan thì Chi cục hải quan điểm đi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản này.

Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế không phù hợp với nội dung khai báo, hồ sơ hải quan, giao Chi cục trưởng Chi cục hải quan điểm đi xem xét, quyết định việc tiếp tục thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS hoặc dừng làm thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.

Đối với doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa có thể được thực hiện tại địa điểm lưu giữ hàng hóa của doanh nghiệp trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Địa điểm lưu giữ hàng hóa của doanh nghiệp là địa điểm đã được doanh nghiệp đăng ký tại văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 Nghị định này;

d) Thực hiện niêm phong container, cập nhật số niêm phong hải quan hoặc ghi nhận thông tin trên biên bản chứng nhận đối với trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được thông qua Hệ thống ACTS.

Trường hợp doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên, người khai hải quan thực hiện cập nhật số niêm phong đặc biệt thông qua Hệ thống ACTS trước khi hàng hóa được phê duyệt vận chuyển quá cảnh;

đ) Phê duyệt hàng hóa được vận chuyển quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS;

e) Giao người khai hải quan 01 bản TAD in từ Hệ thống ACTS để sử dụng làm chứng từ đi kèm hàng hóa quá cảnh;

g) Theo dõi, phối hợp với các cơ quan liên quan (cơ quan bảo lãnh, hải quan cửa khẩu xuất, hải quan nước quá cảnh và hải quan nước đến) để xử lý những bất thường xảy ra trong quá trình quá cảnh hàng hóa theo quy định.

4. Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu xuất (Chi cục hải quan quá cảnh) trong trường hợp thủ tục quá cảnh hàng hóa được thực hiện tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu:

a) Kiểm tra, đối chiếu thông tin trên TAD do người khai hải quan xuất trình với thông tin tờ khai quá cảnh hải quan trên Hệ thống ACTS;

b) Kiểm tra nguyên trạng hàng hóa; kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên.

Trường hợp kết quả kiểm tra không phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục hải quan quá cảnh phê duyệt hàng hóa được tiếp tục hành trình quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.

Trường hợp kết quả kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm về niêm phong, hàng hóa không còn nguyên trạng thì Chi cục hải quan quá cảnh thực hiện lập biên bản xác nhận tình trạng hàng hóa và thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa, ghi nhận kết quả kiểm tra thông quá Hệ thống ACTS.

Chi cục trưởng Chi cục hải quan quá cảnh căn cứ mức độ vi phạm để xem xét, quyết định việc cho phép tiếp tục hành trình quá cảnh hoặc dừng làm thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.

Trường hợp cho phép tiếp tục hành trình quá cảnh thì thực hiện niêm phong hoặc lập biên bản chứng nhận đối với trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được; cập nhật số niêm phong mới hoặc ghi nhận thông tin trên biên bản chứng nhận thông qua Hệ thống ACTS đồng thời các thông tin này ghi nhận trên TAD.

Trường hợp dừng làm thủ tục hải quan, thông báo cho Chi cục hải quan điểm đi để thực hiện hủy tờ khai theo quy định tại Điều 11 Nghị định này và hướng dẫn người khai hải quan thực hiện tiếp các thủ tục xuất khẩu theo quy định;

c) Xác nhận hàng hóa đã qua biên giới thông qua Hệ thống ACTS;

5. Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu (Chi cục hải quan điểm đi) trong trường hợp thủ tục quá cảnh hàng hóa được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 9. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS từ các nước ngoài ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN

1. Hồ sơ hải quan:

a) Tờ khai quá cảnh hải quan theo các chỉ tiêu thông tin do Bộ Tài chính ban hành;

b) Giấy phép quá cảnh hàng hóa trong trường hợp pháp luật Việt Nam quy định phải có giấy phép quá cảnh hàng hóa: 01 bản chính;

c) Thông báo kết quả kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về kiểm dịch hoặc chứng từ kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch nước ngoài phát hành và được pháp luật về kiểm dịch công nhận đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh phải kiểm dịch: 01 bản chính;

d) Giấy phép quá cảnh hàng hóa hoặc chứng từ tương đương trong trường hợp pháp luật của các nước thành viên ASEAN trong hành trình quá cảnh có quy định phải có giấy phép quá cảnh hàng hóa hoặc chứng từ tương đương: 01 bản chụp;

đ) Thư bảo lãnh hoặc chứng từ đặt cọc tiền thuế: 01 bản chính.

Đối với bảo lãnh nhiều hành trình, người khai hải quan nộp bản chính khi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan lần đầu có sử dụng bảo lãnh đó.

2. Trách nhiệm của người khai hải quan: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.

3. Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu nhập (Chi cục hải quan điểm đi): Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này.

4. Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu xuất (Chi cục hải quan quá cảnh): Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định này.

Điều 10. Khai bổ sung tờ khai quá cảnh hải quan

1. Các trường hợp khai bổ sung tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS:

a) Người khai hải quan tự phát hiện sai sót trước thời điểm Chi cục hải quan điểm đi thông báo kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc trước thời điểm phê duyệt hàng hóa được vận chuyển quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS;

b) Chi cục hải quan điểm đi kiểm tra, phát hiện sai sót và yêu cầu khai bổ sung trước thời điểm phê duyệt hàng hóa được vận chuyển quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.

2. Trách nhiệm của người khai hải quan:

Khai bổ sung thông tin của tờ khai quá cảnh hải quan và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung thông qua Hệ thống ACTS. Trường hợp Hệ thống ACTS chưa có chức năng đính kèm chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung thì người khai hải quan nộp bản giấy cho cơ quan hải quan.

3. Trách nhiệm của Chi cục hải quan điểm đi:

Tiếp nhận thông tin hồ sơ khai bổ sung; kiểm tra hồ sơ khai bổ sung, thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ khai bổ sung cho người khai hải quan thông qua Hệ thống ACTS trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ thông tin hoặc hồ sơ (nếu có).

Điều 11. Hủy tờ khai quá cảnh hải quan

1. Các trường hợp hủy tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS:

a) Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày tờ khai quá cảnh hải quan được cấp số ARN nhưng không xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan thực hiện niêm phong hoặc lập Biên bản chứng nhận (trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được) hoặc không đưa hàng đến cửa khẩu xuất;

b) Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông tin của tờ khai quá cảnh hải quan được Hệ thống ACTS chấp nhận, cấp số ARN nhưng chưa được cơ quan hải quan phê duyệt hàng hóa vận chuyển quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS do Hệ thống ACTS có sự cố;

c) Trường hợp Chi cục hải quan cửa khẩu xuất dừng làm thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định này;

d) Khai nhiều tờ khai quá cảnh hải quan cho cùng một lô hàng; khai sai các thông tin trong tờ khai quá cảnh hải quan và người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai.

2. Trách nhiệm của người khai hải quan: Gửi đề nghị hủy tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS cho cơ quan hải quan điểm đi.

3. Trách nhiệm Chi cục hải quan điểm đi:

a) Trong thời hạn 08 giờ làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị hủy của người khai hải quan, Chi cục hải quan điểm đi kiểm tra lý do, điều kiện và thông tin đề nghị hủy thông qua Hệ thống ACTS, thực hiện hủy và phản hồi kết quả cho người khai hải quan thông qua Hệ thống ACTS;

b) Hết thời hạn 15 ngày theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này mà người khai hải quan không đề nghị hủy, Chi cục hải quan điểm đi thực hiện hủy tờ khai quá cảnh hải quan và thông báo kết quả xử lý cho người khai hải quan thông qua Hệ thống ACTS;

c) Trường hợp người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai quá cảnh hải quan nhưng Chi cục hải quan điểm đi có thông tin vi phạm pháp luật liên quan đến lô hàng, thì việc cho phép hủy tờ khai quá cảnh hải quan chỉ được thực hiện sau khi cơ quan hải quan xác định lô hàng không vi phạm pháp luật hoặc đã hoàn thành việc xử lý vi phạm (nếu có).

..................................................

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Xuất nhập khẩu được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Đánh giá bài viết
1 42
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm