Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo TTHC
Nghị định số 142 2021
- Nghị định 142/2021/NĐ-CP
- Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
- Chương II. XỬ PHẠT TRỤC XUẤT VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VI PHẠM PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN LÀM THỦ TỤC TRỤC XUẤT
- Điều 5. Đối tượng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
- Điều 7. Quyền, nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
- Điều 8. Hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
- Điều 9. Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
- Điều 10. Thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
- Điều 11. Hoãn thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
- Điều 12. Hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
- Điều 13. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
- Điều 14. Chế độ đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
Nghị định 142/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 31/12 năm 2021 về quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Theo đó, thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải được ghi cụ thể trong quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Hành chính được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Sau đây là nội dung chi tiết Nghị định 142/2021/NĐ-CP, mời các bạn cùng theo dõi.
Nghị định 142/2021/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ _______ Số: 142/2021/NĐ-CP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021 |
NGHỊ ĐỊNH
Quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
___________
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quy ề n địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về:
1. Đối tượng áp dụng, thủ tục áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; quyền, nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thi hành hình thức xử phạt trục xuất.
2. Đối tượng áp dụng, thủ tục tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính; các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính; quyền và nghĩa vụ của người bị áp dụng biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính.
3. Những quy định khác có liên quan đến việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất và biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Người có hành vi vi phạm pháp luật hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
2. Người có hành vi vi phạm bị áp giải theo quy định tại Điều 124 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam mà theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải bị trục xuất theo quy định tại Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định tại Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính; người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính; người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải người vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 124 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác có liên quan đến việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật hành chính Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính và áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải bảo đảm đúng nguyên tắc, đúng đối tượng, đúng thủ tục, thẩm quyền và thời hạn quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, các quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người bị tạm giữ, áp giải theo thủ tục hành chính và người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
3. Việc tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính, áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được thực hiện theo quy định tại Điều 122, Điều 124 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 4. Kinh phí bảo đảm
1. Kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, bao gồm:
a) Các khoản chi cho việc đầu tư, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất tạm giữ;
b) Các khoản chi cho việc mua sắm đồ dùng, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các điều kiện khác phục vụ cho việc tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính;
c) Các khoản chi cho việc ăn, uống, khám chữa bệnh cho người bị tạm giữ, chi phí cho việc tổ chức mai táng khi người bị tạm giữ, áp giải chết trong thời gian bị tạm giữ, áp giải đối với trường hợp bản thân hoặc gia đình họ không tự bảo đảm được;
d) Các khoản chi phí khác phục vụ cho việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
đ) Lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, quản lý người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất, truy tìm người bị trục xuất bỏ trốn và thi hành quyết định trục xuất.
2. Kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và áp dụng hình thức xử phạt trục xuất do ngân sách nhà nước cấp. Việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Chương II. XỬ PHẠT TRỤC XUẤT VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VI PHẠM PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN LÀM THỦ TỤC TRỤC XUẤT
Điều 5. Đối tượng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Cá nhân là người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì tùy theo mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức bị xử phạt trục xuất theo quy định tại Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 6. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 5, khoản 7 Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 7. Quyền, nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có quyền:
a) Được biết lý do bị trục xuất, nhận quyết định trục xuất chậm nhất 48 giờ trước khi thi hành;
b) Được yêu cầu có người phiên dịch khi làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền;
c) Được thực hiện các chế độ quy định tại Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh;
d) Được mang theo tài sản hợp pháp của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
đ) Được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Nghĩa vụ của người bị trục xuất:
a) Thực hiện đầy đủ các quy định ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
b) Xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;
c) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý của cơ quan Công an trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
d) Nhanh chóng chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật (nếu có);
đ) Hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Điều 8. Hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, cơ quan phát hiện vi phạm xét thấy người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, phải gửi tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có) liên quan đến vụ vi phạm đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài đăng ký thường trú, tạm trú hoặc nơi xảy ra hành vi vi phạm để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Đối với trường hợp vi phạm do cơ quan ở trung ương, đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an phát hiện thì hồ sơ vi phạm được gửi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vi phạm, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Hồ sơ gồm có:
a) Tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
b) Biên bản vi phạm hành chính của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
c) Tài liệu, chứng cứ về vi phạm hành chính;
d) Tài liệu về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đã bị áp dụng (đối với trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm);
đ) Văn bản đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
3. Việc lập hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 9. Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh phải tiến hành xem xét, ra quyết định xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính. Nếu không đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì phải thông báo ngay cho cơ quan phát hiện vi phạm biết.
2. Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải ghi rõ những nội dung sau:
a) Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Căn cứ pháp lý để ban hành Quyết định;
c) Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
d) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
đ) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, số hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
e) Hành vi vi phạm hành chính của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ;
g) Điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng;
h) Hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
i) Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định;
k) Hiệu lực của Quyết định; thời hạn thi hành quyết định; nơi bị trục xuất đến; nơi thi hành quyết định; nơi ở bắt buộc của người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
l) Họ tên, chữ ký của người ra quyết định;
m) Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định.
3. Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải được gửi cho người bị trục xuất và Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam trước khi thi hành theo quy định tại Điều 84 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Quyết định trục xuất phải được thể hiện bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
4. Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp được quy định là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.
Điều 10. Thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Cơ quan Công an, người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; đồng thời, có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ, giấy tờ có liên quan, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) cho cơ quan tiếp nhận quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất để thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với trường hợp người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất cố tình không nhận quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định, gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam.
3. Cá nhân là người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất phải chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
4. Việc thi hành Quyết định áp dụng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp được quy định là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1,2,3 Điều này.
Điều 11. Hoãn thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Việc hoãn thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng, phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khoẻ khác không thể thực hiện được Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có chứng nhận của bệnh viện hoặc cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện trở lên;
b) Phải thực hiện nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền ra quyết định hoãn thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất:
a) Trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Công an cấp tỉnh hoặc của Thủ trưởng đơn vị quản lý người nước ngoài thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an xem xét, ra quyết định hoãn thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với trường hợp do Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an ra quyết định trục xuất;
b) Trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng đơn vị quản lý xuất nhập cảnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh xem xét, ra quyết định hoãn thi hành quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với trường hợp do Giám đốc Công an cấp tỉnh ra quyết định trục xuất.
3. Việc hoãn thi hành Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp được quy định là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1,2,3 Điều này.
4. Khi điều kiện hoãn không còn thì quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất được tiếp tục thi hành.
Điều 12. Hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
1. Hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, bao gồm:
a) Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
b) Biên bản vi phạm hành chính;
c) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp trục xuất theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;
d) Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu của người bị trục xuất;
đ) Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác (nếu có);
e) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm lập hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp quy định là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 và khoản 4 Điều này.
4. Hồ sơ áp dụng biện pháp trục xuất phải được đánh bút lục và lưu trữ tại cơ quan có thẩm quyền.
Điều 13. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh (nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất) đề xuất với Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng các biện pháp quản lý đối với người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
2. Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất bị áp dụng biện pháp quản lý trong những trường hợp sau:
a) Khi có căn cứ cho rằng, nếu không áp dụng biện pháp cần thiết để quản lý thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất;
b) Để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
3. Biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu.
4. Việc áp dụng biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam phải được ghi rõ trong Quyết định áp dụng biện pháp quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất, bao gồm những nội dung sau:
a) Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
c) Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, số hộ chiếu/giấy tờ thay thế hộ chiếu của người bị áp dụng biện pháp quản lý;
d) Biện pháp quản lý (ghi rõ biện pháp quản lý cụ thể);
đ) Hiệu lực của Quyết định áp dụng biện pháp quản lý; thời hạn áp dụng quyết định quản lý; phạm vi, địa điểm áp dụng việc hạn chế đi lại (đối với biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này); nơi ở bắt buộc của người bị áp dụng biện pháp quản lý (đối với biện pháp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này); lý do tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu (đối với biện pháp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này);
e) Họ, tên, chữ ký của người ra quyết định;
g) Cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định.
5. Việc chỉ định chỗ ở của người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được thực hiện như sau:
a) Lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý;
b) Tại cơ sở lưu trú khác do Bộ Công an chỉ định.
6. Việc áp dụng biện pháp lưu trú đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý, chỉ định được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất không có hộ chiếu hoặc các giấy tờ thay thế hộ chiếu, chưa có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện việc trục xuất (vé máy bay, thị thực, hộ chiếu, các giấy tờ thay thế hộ chiếu...);
b) Không có nơi cư trú hoặc hết thời hạn cư trú;
c) Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh;
đ) Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành quyết định trục xuất;
e) Mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm phải tổ chức cách ly y tế;
g) Người mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi;
h) Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.
7. Không được sử dụng nhà tạm giữ người theo thủ tục hành chính, nhà tạm giữ hình sự, trại tạm giam, trại giam để quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Điều 14. Chế độ đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
1. Các chế độ lưu trú đối với người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh.
2. Các khoản chi chế độ đối với người lưu trú được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2020 quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh.
a) Trong trường hợp người bị trục xuất không có khả năng chi trả thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh (nơi lập hồ sơ quản lý đối tượng) yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó là công dân hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam hoặc xin gia hạn thị thực cho người nước ngoài chi trả.
b) Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức nêu trên không có điều kiện, khả năng chi trả thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ quản lý đối tượng chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước.
....................
Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo TTHC
1,1 MB 07/01/2022 9:48:00 SACơ quan ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phạm Minh Chính |
Số hiệu: | 142/2021/NĐ-CP | Lĩnh vực: | Hành chính |
Ngày ban hành: | 31/12/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Loại văn bản: | Nghị định | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
- Chia sẻ:Tuấn Anh
- Ngày:
Bài liên quan
-
Lỗi không đội mũ bảo hiểm năm 2024
-
Hướng dẫn về Giấy chuyển tuyến khi khám chữa bệnh BHYT tại TP.HCM
-
Tháng 1 năm 2025 có tăng lương không?
-
Cách tính điểm trung bình môn học kỳ năm học 2024 nhanh nhất
-
Cách gia hạn thẻ bảo hiểm y tế online
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Hành chính
Nghị quyết 139/NQ-CP 2018
Quy chế phối hợp 3601/QCPH-TLĐ-BHXH việc cung cấp thông tin khởi kiện đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm
Quyết định 65/2015/QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Hải quan
Thông tư 153/2016/TT-BTC xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, lệ phí, hóa đơn
Quyết định 04/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương
Hướng dẫn thủ tục nhập học khi thất lạc giấy tờ
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác