Khi nào bỏ phụ cấp thâm niên giáo viên?

Tải về

Khi nào bỏ phụ cấp thâm niên giáo viên? Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu giáo viên có bị cắt thâm niên? Đây là câu hỏi được rất nhiều thầy cô quan tâm khi mà mới đây nhiều đại biểu quốc hội đã kiến nghị đề xuất tăng lương cơ sở ngay từ ngày 1/1/2023. Trước đó theo quan điểm của Nhà nước, khi triển khai chính sách cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết 27-NQ/TW thì giáo viên sẽ bị cắt thâm niên. Vậy nếu năm 2023 tăng lương cơ sở thì giáo viên có bị cắt thâm niên? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung dưới đây của Hoatieu để biết thêm chi tiết.

Khi nào bỏ phụ cấp thâm niên của giáo viên?
Khi nào bỏ phụ cấp thâm niên của giáo viên?

1. Tăng mức lương cơ sở khác với chính sách cải cách tiền lương

Ngày 20/10/2022, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 và Kế hoạch tài chính 3 năm 2023-2025.

Về dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm 2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết Chính phủ kiến nghị chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW trong năm 2023.

Tuy nhiên dự kiến từ ngày 1/7/2023, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (khoảng 20,8%); tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách Nhà nước đảm bảo khoảng 12,5% và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và tăng chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.

Như thế, Nhà nước tăng mức lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng cho cán bộ, công chức, viên chức thì giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định hiện hành.

2. Quy định về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo

Chính phủ ban hành Nghị định 77/2021/NĐ-CP ngày 1/8/2021 quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Nghị định quy định rõ thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên. Cụ thể, thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:

1- Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.

2- Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).

3- Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).

4- Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.

Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên gồm:

a) Thời gian tập sự.

b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên.

c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

d) Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

đ) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

e) Thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ nêu trên.

Mức phụ cấp thâm niên 5%

Nghị định cũng quy định cụ thể mức phụ cấp thâm niên. Theo đó, nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập vẫn giữ ngạch viên chức ngành giáo dục, đào tạo (có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) mà chưa được chuyển xếp sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mã số V07), chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mã số V09) thì vẫn được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định tại Nghị định này.

3. Khi nào bỏ phụ cấp thâm niên?

Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW của Bộ Chính trị, khi thực hiện cải cách tiền lương thì sẽ bỏ phụ cấp thâm niên vượt khung của nhà giáo. Đây cũng là quy định tại Luật Giáo dục năm 2019.

Trên đây là quy định mới nhất về chế độ phụ cấp thâm niên của giáo viên. Mời các bạn tham khảo các bài viết liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
18 18.237
Khi nào bỏ phụ cấp thâm niên giáo viên?
Chọn file tải về :
3 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • 🖼️
    Lê Anh Dũng

    Chưa loại bỏ thì lương thấp, loại bỏ thì tăng lương nhưng lại mất đi phần tiền phụ cấp thâm niên

    Thích Phản hồi 22/06/22
    • 🖼️
      Milky Way

      Thông tin bổ ích

      Thích Phản hồi 22/06/22
      • 🖼️
        Minh Nguyễn

        Vậy là phải đến 2023 cơ

        Thích Phản hồi 22/06/22
        Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm