Biểu mẫu Nghị định 15/2021 về cấp phép xây dựng 2024

Biểu mẫu Nghị định 15/2021/NĐ-CP về cấp phép xây dựng là các biểu mẫu nằm trong Nghị định 15/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, thay thế Nghị định 59/2015/NĐ-CP và Nghị định 42/2017/NĐ-CP. Sau đây là chi tiết các biểu mẫu Nghị định 15/2021 về cấp phép xây dựng mới nhất, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Các biểu mẫu trong Nghị định 15/2021/NĐ-CP

Nghị định 15/2021/NĐ-CP có tất cả 23 biểu mẫu, trong đó có 13 biểu mẫu là các văn bản sử dụng trong quy trình cấp giấy phép xây dựng áp dụng từ 03/2/2021. Mời các bạn tham khảo dưới đây

1.1. Phụ lục II: Mẫu văn bản trong quy trình cấp giấy phép xây dựng

PHỤ LỤC IIMẪU CÁC VĂN BẢN TRONG QUY TRÌNH CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

(Kèm theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ)

Mẫu số 01

Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/Tín ngưỡng, tôn giáo/Tượng đài, tranh hoành tráng/Nhà ở riêng lẻ/Sửa chữa, cải tạo/Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình)

Mẫu số 02

Đơn đề nghị điều chỉnh/gia hạn/cấp lại giấy phép xây dựng (Sử dụng cho: Công trình/Nhà ở riêng lẻ)

Mẫu số 03

Giấy phép xây dựng (Sử dụng cho công trình không theo tuyến)

Mẫu số 04

Giấy phép xây dựng (Sử dụng cho công trình ngầm)

Mẫu số 05

Giấy phép xây dựng (Sử dụng cho công trình theo tuyến)

Mẫu số 06

Giấy phép xây dựng (Sử dụng cấp theo giai đoạn của công trình không theo tuyến)

Mẫu số 07

Giấy phép xây dựng (Sử dụng cấp theo giai đoạn của công trình theo tuyến)

Mẫu số 08

Giấy phép xây dựng (Sử dụng cấp cho dự án)

Mẫu số 09

Giấy phép xây dựng (Sử dụng cho nhà ở riêng lẻ)

Mẫu số 10

Giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình

Mẫu số 11

Giấy phép di dời công trình

Mẫu số 12

Giấy phép xây dựng có thời hạn (Sử dụng cho công trình, nhà ở riêng lẻ)

Mẫu số 13

Mẫu dấu của cơ quan thực hiện cấp giấy phép xây dựng

1.2. Phụ lục III: Biểu mẫu trong quy trình cấp giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài

PHỤ LỤC III Nghị định 15/2021/NĐ-CP - QUY TRÌNH CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CỦA NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI

(Kèm theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ)

Mẫu số 01

Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng (Đối với nhà thầu là tổ chức)

Mẫu số 02

Báo cáo các công việc/dự án đã thực hiện trong 3 năm gần nhất

Mẫu số 03

Giấy ủy quyền

Mẫu số 04

Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng (Đối với nhà thầu là cá nhân)

Mẫu số 05

Quyết định cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

Mẫu số 06

Quyết định cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho cá nhân

Mẫu số 07

Quyết định điều chỉnh Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài

Mẫu số 08

Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng

Mẫu số 09

Báo cáo tình hình hoạt động của nhà thầu nước ngoài (Định kỳ và khi hoàn thành công trình)

Mẫu số 10

Thông báo văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài

Mời các bạn sử dụng file Tải về để xem nội dung chi tiết các biểu mẫu Nghị định 15/2021.

2. Điểm mới của Nghị định 15/2021/NĐ-CP

Điểm 1. Về hình thức quản lý dự án

Theo điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức quản lý dự án là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực.

Trường hợp không áp dụng Ban, Người quyết định đầu tư quyết định các hình thức quản lý dự án còn lại.

Có thể thấy rõ thì theo quy định này, thế "độc quyền" của Ban đã bị nới lỏng.

Điểm 2. Yêu cầu năng lực của Ban quản lý dự án

Nghị định 15/2021/NĐ-CP vẫn không quy định năng lực Giám đốc Ban, nhưng có quy định cá nhân phụ trách.

Khi áp dụng hình thức hình thức quản lý dự án là Ban chuyên ngành/khu vực. Đối với Ban, vẫn không yêu cầu Giám đốc Ban phải có chứng chỉ hành nghề, ngoại trừ Giám đốc Ban thực hiện vai trò “Giám đốc quản lý dự án” để thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với từng dự án cụ thể.

Ngoài ra, khi áp dụng hình thức hình thức quản lý dự án này, Nghị định chỉ rõ cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát và định giá, không nói chung chung là “có chứng chỉ hành nghề phù hợp” như quy định cũ.

Điểm 3. Yêu cầu năng lực của Chủ đầu tư khi tổ chức thực hiện quản lý dự án.

Khi áp dụng hình thức hình thức quản lý dự án là Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án, điều kiện năng lực đã được quy định rõ ràng hơn, cá nhân đảm nhận chức danh “Giám đốc quản lý dự án” phải có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án (giống quy định của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực), trừ trường hợp dự án chỉ lập Báo cáo Kinh tế – Kỹ thuật.

Quy định rõ, không mơ hồ như các quy định tiền nhiệm là “có đủ điều kiện, năng lực”.

Không còn giới hạn 2 tỷ, 5 tỷ hay 15 tỷ hay bao nhiêu tỷ nữa.

Điểm 4. Điểm mới Nghị định 15/2021/NĐ-CP Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn quản lý dự án.

Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, Nghị định đã nêu rõ Chủ đầu tư khi lựa chọn tổ chức tư vấn quản lý dự án, phải tuân thủ pháp luật đấu thầu (phải có kế hoạch, đấu thầu/chỉ định thầu…). Chứ không phải là việc “nội bộ” của Chủ đầu tư như sự chưa rõ ràng trong các quy định tiền nhiệm.

Điểm 5. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án – không còn là quy định riêng cho các riêng các dự nhóm A.

Sự khác biệt lớn nhất là quy định về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án.

Hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án không còn là “sân chơi riêng” của các riêng các dự nhóm A có công trình xây dựng cấp đặc biệt, dự án áp dụng công nghệ cao nữa.

Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án để trực tiếp quản lý một hoặc một số dự án thuộc thẩm quyền quản lý.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án có con dấu, tài khoản, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo ủy quyền của chủ đầu tư.

Một điểm quan trọng, tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án chỉ là tổ chức trực thuộc Chủ đầu tư, được phép sử dụng con dấu riêng chứ không còn là “tổ chức sự nghiệp trực thuộc chủ đầu tư, có tư cách pháp nhân độc lập” như quy định cũ.

Quy định này, rất phù hợp với các ngành dọc như ngành thuế, hải quan…

Trên đây là các Biểu mẫu Nghị định 15/2021 về cấp phép xây dựng 2024. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 9.384
0 Bình luận
Sắp xếp theo