Mẫu biên bản phân chia thừa kế 2024
Mẫu biên bản phân chia thừa kế 2024. Quyền sở hữu đối với tài sản của một người là tuyệt đối nên khi một cá nhân chết thì họ có quyền để lại tài sản đó cho người hưởng thừa kế. Trong trường hợp không để lại di chúc thì tài sản của cá nhân đó sẽ được nhà nước phân chia theo pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc Mẫu văn bản phân chia thừa kế thông dụng, Mẫu văn bản thừa kế quyền sử dụng đất và quy định về chia tài sản thừa kế 2024. Mời bạn đọc tham khảo cùng HoaTieu.vn.
Mẫu văn bản phân chia thừa kế
1. Mẫu biên bản phân chia thừa kế thông dụng
Mẫu biên bản phân chia thừa kế là mẫu biên bản được lập ra khi có sự phân chia tài sản thừa kế trong một gia đình. Mẫu nêu rõ thông tin của các thành viên được phân chia tài sản, số tài sản được phân chia, trong quá trình phân chia có sự chứng thực, xác nhận của công tố viên tại phòng công chứng... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu biên bản phân chia thừa kế tại đây.
Nội dung cơ bản của mẫu biên bản phân chia thừa kế như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
BIÊN BẢN PHÂN CHIA THỪA KẾ
Tại Phòng Công chứng số ........... thành phố Hồ Chí Minh, (Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng), chúng tôi gồm có:
1. Ông(bà): .................................................................................................................
Sinh ngày: ......./......./...........
Chứng minh nhân dân số: ....................cấp ngày ....../......./...... tại ...............................
Hộ khẩu thường trú: (Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú)....
...................................................................................................................................
Là ……..của ông/bà………………………………………………………..................................
( ghi rõ quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)
Theo (ghi rõ giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản) ...……
2. Ông(bà): ..................................................................................................................
Sinh ngày: ......./......./...........
Chứng minh nhân dân số: ................... cấp ngày ....../......./...... tại ................................
Hộ khẩu thường trú: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú).......
Là ……..của ông/bà……………………………………………..................................………….
(ghi rõ quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)
Theo (ghi rõ giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản) …………
3. Ông(bà): .....................................................................................................................
Sinh ngày: ......./......./...........
Chứng minh nhân dân số: ................... cấp ngày ....../......./...... Tại ..................................
Hộ khẩu thường trú:(Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú)
......................................................................................................................................
Là ........của ông/bà .........................................................................................................
(ghi rõ quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)
Theo (ghi rõ giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản) ...........
Chúng tôi là người thừa kế theo di chúc lập ngày (nếu di chúc có công chứng, chứng thực thì ghi rõ số, ngày và cơ quan chứng; trường hợp là người thừa kế theo pháp luật thì ghi là người thừa kế theo pháp luật)
.......................................................................................................................................
của ông (bà) ................................ chết ngày ...../....../........ theo Giấy chứng tử số .................... do Ủy ban nhân dân .......................... cấp ngày ...../....../.........
Chúng tôi thoả thuận về việc phân chia di sản của ông(bà) ............................. để lại như sau:
.......................................................................................................................................
(Trong phần này phải ghi rõ: di sản và giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của người để lại di sản đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng; phần tài sản mà từng người thừa kế được hưởng; trong trường hợp có người thừa kế nhường quyền hưởng di sản của mình cho người thừa kế khác, thì ghi rõ việc nhường đó)
.......................................................................................................................................
Chúng tôi xin cam đoan:
+ Những thông tin đã ghi trong biên bản phân chia thừa kế này là đúng sự thật;
+ Ngoài chúng tôi ra, ông(bà) ................................ không còn người thừa kế nào khác
+ Biên bản phân chia thừa kế này do chúng tôi tự nguyện lập và việc phân chia thừa kế nêu trên không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
- Chúng tôi đã đọc biên bản phân chia thừa kế, đồng ý toàn bộ nội dung biên bản và ký vào biên bản này trước sự có mặt của công chứng viên.
Hoặc chọn một trong các trường hợp sau đây:
- Chúng tôi đã đọc biên bản phân chia thừa kế, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong biên bản và ký, điểm chỉ vào biên bản này trước sự có mặt của công chứng viên.
- Chúng tôi đã đọc biên bản phân chia thừa kế, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong biên bản và điểm chỉ vào biên bản này trước sự có mặt của công chứng viên.
- Chúng tôi đã nghe công chứng viên đọc biên bản phân chia thừa kế, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong biên bản và ký vào biên bản này truớc sự có mặt của công chứng viên.
- Chúng tôi đã nghe công chứng viên đọc biên bản phân chia thừa kế, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong biên bản và ký, điểm chỉ vào biên bản này trước sự có mặt của công chứng viên.
- Chúng tôi đã nghe công chứng viên đọc biên bản phân chia thừa kế, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong biên bản và điểm chỉ vào biên bản này trước sự có mặt của công chứng viên.
- Chúng tôi đã nghe người làm chứng đọc biên bản phân chia thừa kế, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong biên bản và ký vào biên bản này truớc sự có mặt của công chứng viên.
- Chúng tôi đã nghe người làm chứng đọc biên bản phân chia thừa kế, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong biên bản và ký, điểm chỉ vào biên bản này trước sự có mặt của công chứng viên.
- Chúng tôi đã nghe người làm chứng đọc biên bản phân chia thừa kế, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong biên bản và điểm chỉ vào biên bản này trước sự có mặt của công chứng viên.
Những người thừa kế (Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) |
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Ngày ...... tháng ....... năm ....... (bằng chữ .................................................)
(Trường hợp công chứng ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, thì ghi thêm giờ, phút và cũng ghi bằng chữ trong dấu ngoặc đơn)
tại Phòng Công chứng số.........thành phố Hồ Chí Minh (Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng),
Tôi ............................, công chứng viên Phòng Công chứng số ......... thành phố ...............
Chứng nhận:
- Biên bản phân chia thừa kế này được lập giữa ông(bà) .............................. và ông(bà) .............................; những người thừa kế đã tự nguyện thoả thuận phân chia thừa kế, cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung biên bản phân chia thừa kế và cam đoan không bỏ sót người thừa kế nào;
- Tại thời điểm công chứng, những người thừa kế đều có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;
- Sau khi thực hiện niêm yết nội dung phân chia thừa kế tại .......................... từ ngày ......... tháng .....năm ..... đến ngày ....... tháng ......... năm ......... Phòng công chứng không nhận được khiếu nại tố cáo nào.
- Nội dung biên bản phân chia thừa kế phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;
- Những người thừa kế đã đọc biên bản phân chia thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong biên bản và đã ký vào Biờn bản này trước sự có mặt của tôi;
Hoặc có thể chọn một trong các trường hợp sau:
- Những người thừa kế đã đọc biên bản phân chia thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong biên bản và đã ký, điểm chỉ vào biên bản này trước sự có mặt của tôi;
- Những người thừa kế đã đọc biên bản phân chia thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong biên bản và đã điểm chỉ vào biên bản này trước sự có mặt của tôi;
- Những người thừa kế đã nghe công chứng viên đọc biên bản phân chia thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong biên bản và đã ký vào biên bản này trước sự có mặt của tôi;
- Những người thừa kế đã nghe công chứng viên đọc biên bản phân chia thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong biên bản và đã ký và điểm chỉ vào biên bản này trước sự có mặt của tôi;
- Những người thừa kế đã nghe công chứng viên đọc biên bản phân chia thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong biên bản và đã điểm chỉ vào biên bản này trước sự có mặt của tôi;
- Những người thừa kế đã nghe người làm chứng đọc biên bản phân chia thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong biên bản và đã ký vào biên bản này trước sự có mặt của tôi;
- Những người thừa kế đã nghe người làm chứng đọc biên bản phân chia thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong biên bản và đã ký và điểm chỉ vào biên bản này trước sự có mặt của tôi;
- Những người thừa kế đã nghe người làm chứng đọc biên bản phân chia thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong biên bản và đã điểm chỉ vào biên bản này trước sự có mặt của tôi;
- Biên bản phân chia thừa kế này được lập thành .......... bản chính (mỗi bản chính gồm ....... tờ, ........ trang), cấp cho:
+ ................................ bản chính;
+ ................................ bản chính;
+ Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.
Số công chứng .........., quyển số .......... TP/CC-SCC/HĐGD.
Công chứng viên (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) |
2. Mẫu văn bản thừa kế quyền sử dụng đất
Mẫu văn bản thừa kế quyền sử dụng đất mới nhất đã được HoaTieu đăng tải lên trong bài viết: Đơn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất.
Mẫu văn bản thừa kế quyền sử dụng đất này tương ứng với nhiều bản Word. Bạn chỉ cần click vào bài viết và tải mẫu văn bản về máy. Bài viết cũng có phần hướng dẫn chi tiết về cách điền thông tin, bạn nên đọc kỹ và điền đầy đủ thông tin cần thiết. Nếu có thắc mắc, hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận, HoaTieu sẽ giải đáp nhanh nhất có thể.
3. Quy định chia tài sản thừa kế 2024
Di sản thừa kế của người mất để lại được chia theo di chúc.Trong trường hợp họ không để lại di chúc thì tài sản họ sẽ được nhà nước phân chia theo pháp luật. Việc phân chia tài sản của họ dựa trên căn cứ mà nhà làm luật cho rằng nếu người chết có để lại di chúc thì họ sẽ được hưởng.
Khi chia thừa kế theo di chúc, vẫn có thể chia thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 650 của Bộ luật Dân sự 2015: phần di sản không được định đoạt trong di chúc hay có liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực pháp luật, hoặc phần di sản liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Theo Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Những người ở cùng hàng thừa kế với nhau sẽ được hưởng phần di sản như nhau.
Nhưng không phải là di sản chia đều cho hàng thừa kế mà người ở hàng thừa kế đầu không còn ai thừa kế hoặc không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hay từ chối nhận di sản thì hàng tiếp theo sẽ được hưởng thừa kế được quy định cụ thể tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015. Hàng thừa kế cụ thể như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Những người có chung huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng, quan hệ hôn nhân gần nhất gồm có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Vì sao pháp luật lại cho những người này ở hàng thứ nhất, đơn giản vì nhà làm luật nghĩ rằng người chết có quyền và nghĩa vụ với những người này nhất, họ là những người thân ruột thịt nhất đối với người chết, nếu họ có thể để lại di chúc thì những người này phải được ưu tiên nhất.
- Hàng thừa kế thứ hai được hưởng thừa kế khi mà những người ở hàng thứ nhất thuộc các trường hợp quy định nêu trên thì hàng thứ hai này sẽ được hưởng di sản bao gồm: ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết; cháu ruột của người để lại di sản mà người chết là ông bà nội hoặc ông bà ngoại.
Về mối quan hệ huyết thống với người để lại di sản thì những người thừa kế ở hàng thứ hai này họ có mối quan hệ huyết thống xa hơn hàng thừa kế thứ nhất nhưng đồng thời cũng có mối quan hệ gần gũi nhất với hàng thứ nhất.
- Hàng thừa kế thứ ba: Khi hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế từ hai không có người thừa kế thì hàng thứ ba mới được quyền thừa kế bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột,; chắt ruột của người chết mà người để lại di sản là cụ nội, cụ ngoại.
Hàng thừa kế này thì quan hệ huyết thống của người chết để lại cho người thừa kế xa hơn nhiều với hàng thừa kế thứ hai và thứ nhất. Hàng thừa kế này cũng bap gồm gần hết quan hệ huyết thống họ hàng của người chết.
Bài viết đã cung cấp thông tin về mẫu biên bản chia tài sản thừa kế và quy định chia thừa kế mới nhất theo pháp luật hiện hành. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Hôn nhân gia đình mảng Biểu mẫu và Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Cự Giải
- Ngày:
Mẫu biên bản phân chia thừa kế (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Đại úy công an lương bao nhiêu từ 1/7/2024?
-
6 Mẫu lời chứng theo Thông tư 01/2021 2024 mới nhất
-
Ưu điểm và hạn chế của dân chủ gián tiếp 2024
-
Phương án tuyển sinh vào lớp 10 công lập tự chủ và tư thục Hà Nội 2023
-
Cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
-
Quy định mới nhất về số tiết dự giờ của giáo viên
-
Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho trẻ em, người lớn
-
Quy tắc chính tả i và y
-
Các loại công trình được miễn cấp phép xây dựng 2024
-
Phụ lục Nghị định 60/2023/NĐ-CP file doc, pdf
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Phổ biến Pháp luật
Chưa nhận được căn cước công dân qua bưu điện phải làm sao 2024?
Học phí các trường THPT trên địa bàn TP HCM 2023
Các thông tin quan trọng về các hạng giấy phép lái xe người dân nên biết
Điểm mới về bồi dưỡng giáo viên triển khai chương trình phổ thông 2018
Đã có nghị định 117 2020 về xử phạt hành chính lĩnh vực y tế
Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 TP Hồ Chí Minh 2023