Bệnh đặc hữu là gì?

Mới đây, tại phiên họp Chính phủ. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Y tế đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh; nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu. Vậy bệnh đặc hữu là gì? Thế nào thì được coi là bệnh đặc hữu? Hiện nay đã có thể coi Covid19 là bệnh đặc hữu chưa? Những người nhiễm COVID-19 liệu có phải nghỉ làm?

1. Khái niệm bệnh đặc hữu

Theo từ điển, khái niệm đặc hữu có nghĩa là thông thường, thường gặp. Trong y tế, Bệnh đặc hữu được định nghĩa chung là bệnh mà bản thân con người mắc ở mức độ thường xuyên và có thể dự đoán được, đơn cử như bệnh cúm mùa. Những dịch bệnh đó nói chung là có thể dự đoán được và xảy ra trong phạm vi dự báo.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì định nghĩa đại dịch là sự lây lan không kiểm soát được của virus trên toàn cầu, còn mức độ lây truyền ổn định không dẫn đến bùng phát rộng rãi thường được coi là bệnh đặc hữu.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), bệnh đặc hữu là “sự hiện diện thường xuyên và/hoặc sự phổ biến thông thường của một căn bệnh hoặc tác nhân truyền nhiễm trong một quần thể tại một khu vực địa lý”. Nói cách khác, nó có nghĩa là một tình huống “nhiễm trùng không còn có thể dự đoán được nữa và vẫn tương đối ổn định”.

2. Sự khác biệt giữa đặc hữu và đại dịch

Theo một số nguồn tin: Bệnh đặc hữu là một từ được sử dụng để chỉ một căn bệnh đã xuất hiện trong dân số của một khu vực cụ thể. Trên thực tế, một căn bệnh, khi nó thường trú trong dân số của một khu vực được coi là bệnh dịch. Ví dụ, bệnh sốt rét là một trong những căn bệnh phổ biến ở Châu Phi hoặc ít nhất là các vùng chính của lục địa này. Đây là một căn bệnh rất phổ biến ở người dân châu Phi.

Đại dịch: Dịch là một căn bệnh lây lan đột ngột trong một khu vực hoặc quốc gia. Luôn luôn có một đợt bùng phát dịch bệnh, và nó ảnh hưởng đến một bộ phận dân cư đáng kể. Vì vậy, nếu một bệnh xảy ra đột ngột ở nhiều người, ở một nơi, thì người ta cho rằng đó là một ổ dịch. Tuy nhiên, một trận dịch phải lây lan trên một khu vực rộng lớn và ảnh hưởng đến một số lượng lớn người để đủ điều kiện như vậy.

Có những thời điểm khi có sự lây nhiễm vi-rút lây lan một cách đáng báo động trong dân số tại một thời điểm nhất định. Chính phủ mô tả đây là một đợt bùng phát dịch bệnh và chuẩn bị sẵn sàng trên cơ sở chiến tranh, để đối phó với mối đe dọa.

Bệnh đặc hữu có ít nguy hiểm hơn không?

Bản chất đặc hữu của bệnh hoặc nhiễm trùng không có nghĩa là bệnh lành tính. Ví dụ, bệnh cúm vẫn rất nguy hiểm. Trong những năm gần đây tại Mỹ, bệnh cúm đã gây ra hàng trăm nghìn ca nhập viện và 12.000- 52.000 ca tử vong mỗi năm.

3. Vì sao chưa thể coi Covid-19 là bệnh đặc hữu?

Trình bày tại phiên họp sáng 5/3 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết: bệnh lưu hành, tiếng Anh là "endemic diseases", hay một số chuyên gia còn gọi là "bệnh đặc hữu" là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh dịch hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định; hoặc còn hướng đến một tỷ lệ mắc bệnh thường gặp của một bệnh dịch trong một khu vực hoặc quần thể dân số nhất định.

Bệnh lưu hành khi có một số tiêu chí cụ thể như sau:

- Có sự tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh

- Tồn tại quần thể cảm nhiễm và ổ chứa tác nhân gây bệnh

- Bệnh dịch xảy ra ở một nhóm đối tượng cụ thể hoặc quần thể dân số trong địa bàn nhất định.

- Tỷ lệ mắc bệnh có tính ổn định và có thể dự báo được.

Đến nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn coi COVID-19 trong tình trạng đại dịch và quan ngại tiếp tục xuất hiện các biến thể không lường trước được của virus SARS-CoV-2. Dịch bệnh tại nhiều nước trên thế giới diễn biến phức tạp, cần tiếp tục duy trì các hoạt động đáp ứng với đại dịch ở mức cao.

Trong nước, tuy tỷ lệ bệnh nặng, tử vong đã giảm nhiều so với giai đoạn trước nhưng số tử vong ghi nhận hàng ngày vẫn ở mức cao.

Hiện nay, các chuyên gia ở nhiều quốc gia đang thảo luận và đề xuất coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành (endemic). Về vấn đề này, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã trao đổi với các chuyên gia trong nước, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (USCDC) nhận định đối với bệnh COVID-19 tại Việt Nam, cụ thể:

- Trong nước, virus SARS-CoV-2 đã ghi nhận ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước và số trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 cũng đã được báo cáo ghi nhận tại tất cả các tỉnh, thành phố, tuy vậy dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn đại dịch sang giai đoạn "bệnh lưu hành".

- Tỷ lệ mắc bệnh COVID-19 chưa ổn định và có sự khác biệt rất lớn giữa các địa phương, đặc biệt giữa các tỉnh, thành phố đã từng có tỷ lệ mắc cao trước đo và những tỉnh, thành phố mới có sự gia tăng mạnh trong thời gian gần đây.

- Số trường hợp tử vong theo ngày vẫn còn rất cao so với những bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ từ vong hàng đầu trước đây.

- Virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi và ghi nhận các biến thể mới như Alpha, Delta, Omicron; kể cả trong các biến thể cũng liên tục xuất hiện các biến thể phụ, ví dụ biến thể Omicron đã ghi nhận các biến thể phụ BA.1, BA.2, BA.3 và các biến thể này có thể né được miễn dịch, gây tái nhiễm; do đó tỷ lệ mắc tại các quần thể cảm nhiễm là rất khó xác định và chưa có tính ổn định.

Như vậy, trong thời gian này, Việt Nam chưa nên coi dịch bệnh COVID-19 là "bệnh lưu hành" và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới cũng như các tổ chức quốc tế, quốc gia khác theo dõi tình hình dịch COVID-19, cập nhật sự biến đổi của virus SARS-CoV-2 để có thể coi bệnh COVID-19 là "bệnh lưu hành" vào thời điểm thích hợp.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.913
0 Bình luận
Sắp xếp theo