Hiến pháp là gì? Đặc điểm của Hiến pháp
Việt Nam là một nước pháp chế, tuân theo hiến pháp và pháp luật. Nước ta đã có 5 bản Hiến pháp ra đời là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1992, Bản Hiến pháp sửa đổi năm 2001 và Hiến pháp năm 2013. Vậy Hiến pháp là gì? Đặc điểm của Hiến pháp.
1. Hiến pháp là gì?
Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng ban hành trên cơ sở các qui định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.
Hiến pháp được ra đời để nhằm ổn định mọi vấn đề chính trị, xã hội cùng với đó là đảm bảo sự công bằng của con người.
2. Đặc điểm của hiến pháp
Hiến pháp có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất Hiến pháp là luật cơ bản hay còn gọi là luật gốc. Đây văn bản pháp lý quy định những nội dung cơ bản để xây dựng và phát triển một quốc gia. Những điều quy định trong Hiến pháp là những nội dung khái quát và cơ bản nhất để các văn bản pháp lý khác xây dựng dựa trên những gì Hiến pháp quy định. Bởi thế đây được coi là luật gốc rễ để xây dựng hệ thống pháp lý của quốc gia.
Thứ hai, Hiến pháp là luật tổ chức. Trong Hiến pháp sẽ quy định những nội dung về tổ chức bộ máy nhà nước, thể chế chính trị của một quốc gia. Có nội dung cụ thể quy định mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước và xác lập mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cùng với đó là những đơn vị hành chính theo lãnh thổ.
Thứ ba, Hiến pháp là luật dùng để bảo vệ. Bảo vệ ở đây là Hiến pháp quy định bảo đảm các quyền cơ bản của một con người, một công dân Việt Nam. Đây chính là cơ sở pháp lý để các nhà nước khi xây dựng đạo luật, cá nhân, tổ chức khi tham gia quan hệ xã hội phải tôn trọng, đảm bảo thực hiện những quyền đó của con người, công dân.
Thứ tư, Hiến pháp là luật có giá trị pháp lý cáo nhất. Những văn bản pháp lý được xây dựng dựa trên nền tảng Hiến pháp không được phép vi hiến. Đây là đặc điểm đảm bảo Hiến pháp luôn được bảo vệ và tuân thủ nghiêm ngặt. Những văn bản pháp lý vi hiến sẽ bị loại bỏ.
3. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013
Nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 được quy định từ Điều 1 đến Điều 120 gồm:
- Chế độ chính trị: Điều 1 - Điều 13
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Điều 14 - Điều 49
- Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường: Điều 50 - Điều 63
- Bảo vệ tổ quốc: Điều 64 - Điều 68
- Quốc hội: Điều 69 - Điều 85
- Chủ tịch nước: Điều 86 - Điều 93
- Chính phủ: Điều 94 - Điều 101
- Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân: Điều 102 - Điều 109
- Chính quyền địa phương: Điều 110 - Điều 116
- Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước: Điều 117 - Điều 118
- Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp: Điều 119 - Điều 120
Như vậy có thể thấy Hiến pháp đã quy định những nội dung cơ bản về thể chế liên quan đến chính trị; Quyền con người, quyền công dân; Các hoạt động xã hội, kinh tế và hệ thống cơ quan thuộc bộ máy nhà nước.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27