Nhà nước pháp quyền là gì?

Nhà nước pháp quyền là gì? Tại Việt Nam, tất cả mọi hoạt động thường ngày của người dân đều được thực hiện theo quy định của pháp luật. Đó là biểu hiện của nhà nước pháp quyền trong xã hội hiện đại ngày nay. Vậy Nhà nước pháp quyền là gì? Đặc điểm của nhà nước pháp quyền ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của HoaTieu.vn.

Ngày nay, các quốc gia và các tổ chức trên thế giới đều thừa nhận pháp quyền là một nguyên tắc quản trị nhà nước.
Ngày nay, các quốc gia và các tổ chức trên thế giới đều thừa nhận pháp quyền là một nguyên tắc quản trị nhà nước.

1. Pháp quyền là gì?

Pháp quyền (trong tiếng Anh là the Rule of law; gần gũi với nó trong tiếng Đức là Rechtstaut và trong tiếng Pháp là Etatde Droit) là một khái niệm mở. Tùy thuộc vào hoàn cảnh chính trị, lịch sử, truyền thống văn hóa, pháp luật của mỗi quốc gia và quan niệm chính trị - pháp lý của mỗi người trong từng thời điểm mà khái niệm pháp quyền có nội hàm rộng, hẹp khác nhau.

Có thể hiểu một cách chính xác nhất về pháp quyền như sau:

Pháp quyền là Tư tưởng thể hiện quyền lực thống trị của pháp luật trong xã hội có nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và duy trì trật tự xã hội.

Ngày nay, các quốc gia và các tổ chức trên thế giới đều thừa nhận pháp quyền là một nguyên tắc quản trị nhà nước. Trong đó:

- Pháp luật có tính tối thượng mà mọi chủ thể bao gồm cả người dân và nhà nước đều bị điều chỉnh bởi pháp luật và đều phải tuân thủ pháp luật;

- Pháp luật đó phải là pháp luật bảo vệ công lý, công bằng và lẽ phải, bảo vệ quyền con người và;

- Pháp luật đó được hình thành một cách dân chủ chứa đựng các giá trị của quốc gia, dân tộc và quốc tế.

2. Nhà nước pháp quyền là gì?

Nhà nước pháp quyền là Nhà nước lấy pháp luật làm cơ sở pháp lí thống nhất cho việc điều hành mọi mặt hoạt động của nhà nước, của xã hội, của mọi công dân, dùng pháp luật làm chuẩn mực để phân biệt tính hợp pháp và không hợp pháp; việc được làm và không được làm trong thi hành pháp luật của các cơ quan và cán bộ nhân viên nhà nước, trong việc tuân thủ pháp luật của mọi công dân, tóm lại là một nhà nước phục tùng một trật tự pháp lí loại trừ tình trạng vô chính phủ và tư nhân phục thù, các quyền dân chủ công dân đều được bảo đảm.

Nhà nước pháp quyền, với định nghĩa căn bản nhất là không có ai ở trên luật hay ngoài luật, và mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều phải tuân theo pháp luật.

Có lẽ ứng dụng quan trọng nhất của pháp quyền là nguyên tắc rằng chính quyền chỉ thực thi quyền hành một cách hợp pháp theo các luật được soạn thảo ra và phát hành rộng rãi. Những luật đó được thông qua và thực thi theo đúng các bước được gọi là thủ tục pháp lý. Nguyên tắc này nhằm mục đích ngăn ngừa sự cai trị độc đoán dù cho đó là lãnh đạo chuyên quyền hay quần chúng lãnh đạo. Chính vì vậy, pháp quyền chống lại cả chế độ độc tài lẫn tình trạng vô chính phủ.

3. Đặc điểm nhà nước pháp quyền

- Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ: Mục tiêu của nhà nước pháp quyền là xây dựng và thực thi một nền dân chủ, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình thông qua dân chủ trực tiếp; dân chủ đại diện.

- Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Hệ thống pháp lý của nhà nước pháp quyền được xây dựng chặt chẽ, hoàn chỉnh có giá trị bắt buộc đối với mọi chủ thể.

Hiến pháp và pháp luật luôn giữ vai trò điều chỉnh cơ bản đối với toàn bộ hoạt động Nhà nước và hoạt động xã hội, quyết định tính hợp hiến và hợp pháp của mọi tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

- Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội.

- Mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước được xác định chặt chẽ về phương diện luật pháp và mang tính bình đẳng.

- Quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và thực hiện theo các nguyên tắc dân chủ: phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực.

Quyền lực nhà nước không tập trung vào một người, vào một cơ quan, mà được phân công (phân chia) giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Đồng thời, việc tổ chức và thực thi quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ với các cơ chế kiểm soát quyền lực cụ thể kể cả bên trong bộ máy nhà nước và bên ngoài bộ máy nhà nước.

4. Các chức năng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, do nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực
Pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.

Các chức năng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

- Chức năng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Nhà nước ta sử dụng toàn bộ sức mạnh của mình để phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưu gây rối, phá hoại, bạo loạn, xâm hại đến nền an ninh quốc gia, đến sự ổn định chính trị trong nước, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội, tạo điều kiện hòa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

- Chức năng tổ chức và xây dựng, bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.

  • Tổ chức xây dựng và quản lí nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
  • Tổ chức xây dựng và quản lí văn hóa, giáo dục, khoa học.
  • Tổ chức xây dựng và bảo đảm thực hiện các chính sách xã hội.

Xây dựng hệ thống pháp luật để đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.

Hai chức năng trên có mối quan hệ hữu cơ và thống nhất với nhau, trong đó có chức năng tổ chức và xây dựng là căn bản nhất, giữ vai trò quyết định.

5. Ví dụ về nhà nước pháp quyền

Ví dụ: Nhà nước Việt Nam là một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

- Mọi chủ thể, bao gồm cả người dân và nhà nước đều bị điều chỉnh bởi pháp luật và đều phải tuân thủ theo pháp luật. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, do nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực

Nhà nước, công dân đều thừa nhận tính tối cao của pháp luật. Pháp luật thể hiện ý chí, nguyện vọng của toàn dân.

Hệ thống pháp lý nước ta bao gồm các văn bản pháp luật mà trong đó Hiến pháp có giá trị pháp lý cao nhất đều quy định về các quyền con người, quyền tự do dân chủ, điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo vệ công lý, lẽ phải, quyền và lợi ích của mọi chủ thể.

Tất cả hệ thống văn bản pháp luật nước ta khi được ban hành đều phải tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục. Nội dung các quy định pháp luật phải phù hợp với thuần phong mỹ tục, chứa đựng những giá trị văn hóa của quốc gia, dân tộc. Đồng thời các văn bản pháp luật này cũng phải phù hợp với luật pháp quốc tế.

5. Lịch sử hình thành nhà nước pháp quyền trên thế giới

Theo tư liệu văn kiện của Đảng:

Lịch sử hình thành, phát triển tư tưởng về nhà nước pháp quyền gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển tư tưởng về dân chủ, nhân quyền, xác lập quyền làm chủ của người dân, thiết lập, xây dựng và tổ chức hoạt đông của nhà nước; đồng thời loại trừ chuyên chế, độc tài, vô chính phủ dưới mọi hình thức.

Mầm mống tư tưởng nhà nước pháp quyền xuất hiện từ thời cổ đại và phát triển trong thời cận đại, khi giai cấp tư sản nắm quyền thống trị xã hội. Tuy nhiên, nhà nước pháp quyền còn là sản phẩm của thời đại mà giai cấp công nhân đã ý thức được vai trò lịch sử toàn thế giới của mình, vươn lên thành giai cấp thống trị, lãnh đạo xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tổ chức đời sống xã hội theo phương thức sản xuất mới phù hợp với quy luật phát triển của xã hội loài người.

Ở Việt Nam, lần đầu tiên, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1-1994), những quan điểm, nội dung về “Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” được khẳng định trong văn kiện chính thức của Đảng và được bổ sung, phát triển qua các kỳ đại hội, được tổ chức thực hiện trong quá trình đổi mới đất nước. Từ đó, lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta dần dần được định hình, xây dựng và hoàn thiện qua từng giai đoạn phát triển đất nước.

5. Các nhà nước pháp quyền trên thế giới

Dự Án Công Lý Thế Giới (World Justice Project) hàng năm sẽ tiến hành khảo sát 99 quốc gia để công bố quốc gia có “Chỉ Số Thượng Tôn Pháp Luật” cao nhất trên thế giới, thứ tự lần lượt từ 1 đến 10 như sau:

  • Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Hà Lan, New Zealand, Áo, Úc, Đức, Singapore.

Chỉ Số Thượng Tôn Pháp Luật sẽ được khảo sát dựa trên căn cứ sau:

  • Mức độ tuân thủ nguyên tắc hạn chế bớt những quyền hành chính phủ
  • Không có nạn tham nhũng
  • Có trật tự và an ninh
  • Các quyền căn bản
  • Chính quyền cởi mở
  • Thực thi công lực điều tiết kiểm soát
  • Nền tư pháp dân sự
  • Tư pháp hình sự và tư pháp phi chính thức.

Bài viết trên đã giả đáp cho câu hỏi Nhà nước pháp quyền là gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết có liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 2.519
0 Bình luận
Sắp xếp theo