Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương mới nhất 2024

Đối với việc nghỉ không hưởng lương: theo quy định trên pháp luật không điều chỉnh cụ thể về thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian nghỉ không hưởng lương thì hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hoatieu.vn xin giới thiệu đến các bạn mẫu đơn xin nghỉ việc không lương mới nhất để các bạn tham khảo.

Đơn xin nghỉ việc không lương là văn bản hành chính do người lao động lập ra để xin nghỉ việc không hưởng lương. Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng không hưởng lương như thế nào? Xin nghỉ việc bị trừ lương có đúng không? Nghỉ việc do bố mất có được hưởng lương? Thủ tục xin nghỉ việc không hưởng lương ra sao? Đây là những câu hỏi rất nhiều người lao động quan tâm thắc mắc. Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé.

I. Đơn xin nghỉ việc không lương là gì?

Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương bản mới nhất là mẫu đơn được cá nhân lập ra để xin được nghỉ việc không hưởng lương. Mẫu nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung xin nghỉ, lý do xin nghỉ.

II. Khi nào cần đến đơn xin nghỉ không lương?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động (sau đây gọi là "doanh nghiệp") khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Ngoài ra, người lao động còn được quyền thỏa thuận với doanh nghiệp để nghỉ không hưởng lương. Dù pháp luật không quy định, nhưng có thể hiểu rằng, trong trường hợp này, người lao động có dự định nghỉ không hưởng lương vẫn phải thực hiện thông báo trước với doanh nghiệp, và được doanh nghiệp chấp thuận trước khi nghỉ.

Khi đó, người lao động không bị giới hạn số ngày trong năm và số ngày nghỉ trong mỗi lần, miễn là người lao động thỏa thuận được với doanh nghiệp.

Một vấn đề quan trọng nữa cần lưu ý là thời gian nghỉ không hưởng lương vẫn tính vào thời gian thực hiện hợp đồng lao động. Do đó, nếu thời điểm hết thời gian nghỉ không hưởng lương xảy ra trước hoặc trùng với thời điểm hết hạn hợp đồng lao động xác định thời hạn thì hai bên phải thực hiện chấm dứt hợp đồng hoặc thỏa thuận giao kết hợp đồng mới.

III. Các mẫu đơn nghỉ việc không lương

1. Đơn xin nghỉ việc không lương số 1

Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------***-------

ĐƠN XIN NGHỈ KHÔNG LƯƠNG

Kính gửi: - Ban Giám đốc Công ty (1)………………………….

- Trưởng phòng Nhân sự (2)

- Trưởng (3)……………....………………………….

Tôi tên là: …………………………………………………………………….....

Ngày tháng năm sinh: …………………………………………………………

Chức vụ: ……………………………………………………………………......

Đơn vị công tác:………………………………………………………………...

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………...

Số điện thoại liên hệ khi cần: …………………………………………………

Nay tôi làm đơn này xin Ban Giám đốc công ty, Trưởng phòng Nhân sự, Trưởng (4)……………. cho tôi được nghỉ không hưởng lương từ ngày …. tháng …. năm…. đến ngày …. tháng …. năm…..

Lý do xin nghỉ (5):………………………….....................................................

……………………………………………………………………………………

Tôi đã bàn giao công việc cho (6) ………………….. trong suốt thời gian tạm nghỉ.

Các công việc được bàn giao (7):……………………………………………...

……………………………………………………………………………………

Tôi cam kết sẽ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ nêu trên, nếu không tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước công ty.

Kính mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận.

Xin trân trọng cảm ơn!

………, ngày …… tháng …… năm....

Giám đốc

(Duyệt)

Trưởng phòng Nhân sự
(Xác nhận)

Người quản lý
(Nêu ý kiến, ký, ghi rõ họ tên)

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

2. Đơn xin nghỉ việc không lương số 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC KHÔNG LƯƠNG

Kính gửi :

- Ban Giám Đốc Công Ty
- Phòng Hành chánh – Nhân sự

Tôi tên là:..…......................................

MSNV:.........................Bộ phận: …..............

Địa chỉ:…......................................................

Điện thoại liên lạc khi cần thiết:.......................

Nay tôi trình đơn này kính xin BGĐ chấp thuận cho tôi được nghỉ việc riêng (nghỉ không lương)

Trong thời gian .….......... ngày (Kể từ ngày…………….... đến hến ngày ……….......……..)

Lý do:…..............................................................

…........................................................................

….........................................................................

Tôi đã bàn giao công việc cho:……........Bộ phận: .........

Các công việc được bàn giao:.........................................

….....................................................................................

….....................................................................................

Trưởng BP

Người làm đơn

TP.HCNS

Ban giám đốc

3. Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương số 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

___***___

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG

Kính gửi:

- Ban Giám đốc - Công ty.....................
- Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính – Quản trị
- Trưởng Phòng ..................................

Tôi tên: ..........................................................

Chức vụ:.........................................................

Đơn vị công tác:..............................................

Đia chỉ thường trú:...........................................

Xin được nghỉ việc không hưởng lương kể từ ngày…….tháng…….năm 20…đến ngày……..tháng…...năm 20…..

Lý do xin nghỉ việc: ..........................................

.........................................................................

Công việc đã được bàn giao cho: ...........................................trong suốt thời gian tạm nghỉ việc.

Kính mong Quý lãnh đạo xem xét và giải quyết.

………, ngày …… tháng …… năm 20……

Ban Giám Đốc
(Duyệt)

Phòng Tổ chức – Hành chính – Quản trị
(Xác nhận)

Ý kiến của Trưởng đơn vị
(Nêu ý kiến cụ thể, ký và ghi rõ họ tên)

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trong trường hợp nhân viên xin nghỉ không lương không được ban giám đốc chấp thuận, bạn có thể sẽ phải tính tới phương án xin nghỉ việc. Mẫu đơn xin nghỉ việc, thôi việc viết rất đơn giản, bạn có thể tham khảo đơn xin thôi việc của chúng tôi để có khung ý tưởng viết cũng như mẫu đơn xin việc ở công ty mới.

4. Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng không hưởng lương theo Quyết định 2001/QĐ-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

….(1)…., ngày …. tháng …. năm 20…

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC RIÊNG KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG

Kính gửi: …………………………….(2)………………………………….

Tên tôi là: ............................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: .......................................................................................................

Chức vụ, đơn vị công tác: ...................................................................................................

Nay tôi làm đơn này xin được nghỉ việc riêng không hưởng lương, thời gian là…………….. ngày, kể từ ngày……………. đến hết ngày……………………….……

Nơi nghỉ: …………………………………………………………………………………

Lý do nghỉ: ………………………………………………………………………………

Địa chỉ, điện thoại liên hệ khi cần: ………………………………………………………

Tôi sẽ bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu đang quản lý với thủ trưởng đơn vị trước khi được nghỉ và cập nhật đầy đủ nội dung công tác trong thời gian được nghỉ.

Kính đề nghị ………………………………………(2) xem xét, giải quyết.

Xin trân trọng cảm ơn!

Ý KIẾN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Chữ ký)

Họ và tên

Ghi chú:

(1) Địa danh.

(2) Chức danh của người có thẩm quyền cho nghỉ việc riêng không lương.

Trong trường hợp ban lãnh đạo công ty chấp thuận đơn xin nghỉ việc, bạn sẽ cần làm các thủ tục bàn giao công việc, bàn giao tài sản công ty. Quy trình nghỉ việc được chúng tôi tổng hợp, hướng dẫn rất cụ thể. Mời các bạn tham khảo.

IV. Cách viết đơn xin nghỉ việc không lương

Bên cạnh thời gian làm việc thì trong một năm, bạn sẽ có những kế hoạch riêng của mình như kết hôn, du lịch dài ngày, nghỉ bệnh hoặc những việc đột xuất khác. Lúc này, nếu bạn đã hết số lượng ngày nghỉ phép hưởng lương theo quy định hoặc muốn nghỉ phép không lương, bạn cần sử dụng đơn xin nghỉ phép không lương để trình lên sếp.

Để được duyệt nghỉ phép không lương, bạn cần tiến hành viết đơn xin nghỉ phép không lương để gửi sếp. Đơn xin nghỉ phép không lương phải có các nội dung sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ.
  • Tên loại đơn, trong trường hợp này là Đơn xin nghỉ việc không lương.
  • Kính gửi: Ở mục này, bạn nên điền người nhận và duyệt đơn của bạn, đó là Ban Giám đốc và phòng Hành chính – Nhân sự.
  • Thông tin người làm đơn, bao gồm: Họ tên, Mã nhân viên (nếu có), chức vụ, phòng ban và địa chỉ liên hệ khi cần thiết.
  • Thời gian nghỉ phép không lương: Ghi rõ thời gian nghỉ bắt đầu từ ngày tháng năm nào và kết thúc vào ngày tháng năm nào.
  • Lý do nghỉ phép không lương: Ghi rõ lý do nghỉ phép của bạn, lý do càng hợp lý thì đơn xin nghỉ càng dễ được chấp thuận, phê duyệt.
  • Nội dung bàn giao công việc: Ghi rõ thông tin người tạm thời tiếp nhận, xử lý công việc của bạn trong thời gian bạn nghỉ (họ tên, phòng ban, bộ phận, thông tin liên lạc), các công việc bàn giao…
  • Ký và ghi rõ họ tên người làm đơn

Đó là một số thông tin cần có trong mẫu đơn xin nghỉ phép không lương, ngoài ra, tùy vào tính chất và đặc thù công việc và công ty, sẽ có một số thay đổi nhưng nhìn chung, đây đều là những thông tin bắt buộc.

V. Có phải đóng bảo hiểm trong thời gian nghỉ không hưởng lương?

Hiện nay, việc trích nộp bảo hiểm được thực hiện theo tháng và căn cứ trên tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 4 Điều 42 của Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

Vì vậy, nếu người lao động nghỉ không hưởng lương mà dẫn đến việc người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả doanh nghiệp lẫn người lao động đều không cần phải đóng bảo hiểm của tháng đó và doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục báo giảm lao động.

Ngược lại, nếu tính cả thời gian nghỉ không hưởng lương mà người lao động không làm việc, không hưởng lương dưới 14 ngày làm việc trong tháng thì vẫn phải tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp không cần thực hiện thêm thủ tục nào khác.

Ví dụ:

Thời gian làm việc bình thường của công ty A là từ thứ hai đến thứ sáu, được nghỉ thứ 7 và chủ nhật.

Chị B là nhân viên của công ty A, giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 2 năm với công ty A từ ngày 01/01/2019. Vì lý do cá nhân, chị thỏa thuận với công ty A nghỉ không hưởng lương từ ngày 11/11/2019 đến ngày 05/12/2019, sau đó đi làm lại bình thường.

Xét thời gian nghỉ không hưởng lương của chị A trong tháng 11 và 12/2019: trong tháng 11/2019, chị B không làm việc và không hưởng lương 15 ngày làm việc; trong tháng 12/2019, chị B không làm việc và không hưởng lương 3 ngày làm việc.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì:

- Trong tháng 11/2019, công ty A và chị B không phải tham gia bảo hiểm, đồng thời, công ty A phải báo giảm chị B với cơ quan bảo hiểm quản lý trực tiếp;

- Trong tháng 12/2019, công ty A và chị B phải tham gia bảo hiểm, đồng thời, công ty A phải báo tăng chị B với cơ quan bảo hiểm quản lý trực tiếp.

Trên đây Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương mới nhất cùng thủ tục xin nghỉ chi tiết.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục việc làm nhân sự trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
26 185.395
0 Bình luận
Sắp xếp theo