Tổng hợp lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 dùng chung cả 3 bộ sách

Tải về

Trọn bộ lí thuyết Khoa học tự nhiên 8 sách mới

Tổng hợp lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 sách mới được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này là trọn bộ lí thuyết môn Khoa học tự nhiên lớp 8 dùng chung cho cả 3 bộ sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức và Cánh Diều. Các nội dung kiến thức được các thầy cô giáo hệ thống bám sát với nội dung chương trình học kèm theo các câu hỏi trắc nghiệm KHTN 8 có đáp án sẽ giúp các em học sinh củng cố và nắm vững kiến thức.

Tài liệu “Chinh phục kiến thức KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 Tập 1 bao gồm các câu hỏi được biên soạn theo từng chương bám chương trình sách giáo khoa.

Trong mỗi bài có 3 phần chính:

TÓM TẮT LÍ THUYẾT

Nội dung phần này chủ yếu tóm tắt ngắn gọn những kiến thức cần học cho học sinh, giúp học sinh tự tin trả lời được các câu hỏi sách giáo khoa và sách bài tập.

BÀI TẬP

Chúng tôi sẽ biên soạn một số câu hỏi trắc nghiệm và bài tập trắc nghiệm giúp các em củng cố lại kiến thức được học và phát triển năng lực học tập môn Khoa học tự nhiên.

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

Kiến thức Khoa học tự nhiên 8

BÀI MỞ ĐẦU

SỬ DỤNG MỘT SỐ HOÁ CHẤT, DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Lí thuyết

I. Nhận biết hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm

1. Nhận biết hoá chất

Các hoá chất trong phòng thí nghiệm đều được đựng trong chai hoặc lọ kín, thường làm bằng thuỷ tinh, nhựa,…và có dán nhãn ghi tên, công thức hoá học, trọng lượng, thể tích, độ tinh khiết, nhà sản xuất, kí hiệu cảnh báo, điều kiện bảo quản,..

Các hoá chất được pha sẵn có nhãn ghi nồng độ chất tan.

Trọn bộ lí thuyết Khoa học tự nhiên 8 sách mới

2. Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm

− Không sử dụng hoá chất đựng trong đồ chứa không có nhãn hoặc nhãn mờ, mất chữ. − Trước khi sử dụng cần đọc cẩn nhận nhãn hoá chất và cần tìm hiểu kĩ các tính chất, các lưu ý, cảnh báo của mỗi loại hoá chất để thực hiện thí nghiệm an toàn.

− Thực hiện thí nghiệm cẩn thận, không dùng tay trực tiếp lấy hoá chất

− Khi bị hoá chất dính vào người hoặc hoá chất bị đổ, tràn ra ngoài cần báo cáo với giáo viên để được hướng dẫn xử lí.

− Các hoá chất dùng xong còn thừa không được đổ trở lại bình chứa mà cần được xử lí theo hướng dẫn của giáo viên.

II. Giới thiệu một số dụng cụ thí nghiệm

Trọn bộ lí thuyết Khoa học tự nhiên 8 sách mới

Trọn bộ lí thuyết Khoa học tự nhiên 8 sách mới

Hình. Một số dụng cụ thí nghiệm

Tóm lại

Các dụng cụ thường dùng trong phòng thực hành được chia làm nhiều loại theo công dụng của chúng:

− Dụng cụ đo thể tích: ống đong, cốc chia vạch, …

− Dụng cụ chứa hoá chất: ống nghiệm, lọ thuỷ tinh, bình tam giác, …

− Dụng cụ đun nóng: đèn cồn, bát sứ, …

− Dụng cụ lấy hoá chất: thìa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt, …

− Một số dụng cụ thí nghiệm khác: giá thí nghiệm bằng sắt, kẹp ống nghiệm, giá để ống nghiệm, …

III. Giới thiệu một số hóa chất thường dùng

Trọn bộ lí thuyết Khoa học tự nhiên 8 sách mới

Trọn bộ lí thuyết Khoa học tự nhiên 8 sách mới

Tóm lại

Các hoá chất trong phòng thực hành có thể được phân loại thành các nhóm:

− Dựa vào thể của chất (rắn, lỏng, khí).

− Dựa vào tính chất của hoá chất: hoá chất nguy hiểm (acid, base, …), hoá chất dễ cháy, nổ (cồn, benzene, …).

..............................

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.894
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm