Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 8 2024

Tải tài liệu bồi dưỡng HSG Địa 8 sách mới

Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 8 2024 là tài liệu ôn học sinh giỏi Địa 8 mới nhất theo nội dung của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí THCS lớp 8 dưới đây của Hoatieu bao gồm 56 trang word với 5 chuyên đề chính bám sát nội dung chương trình môn Địa lí lớp 8 sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh khi ôn thi HSG Địa 8.

Nội dung file ôn thi học sinh giỏi Địa 8

CHUYÊN ĐỀ 1.

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: HS nắm được:

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam.

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam.

2. Kĩ năng

- Sử dựng bản đồ khu vực Đông Nam Á để xác định vị trí địa lí Việt Nam; phân tích các mối quan hệ nhân quả trong thiên nhiên; khai thác thông tin từ internet để mở rộng kiến thức.

II. NỘI DUNG

1. Vị trí địa lí nước ta

- Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Tiếp giáp:

+ Phía bắc giáp Trung Quốc.

+ Phía tây giáp Lào và Campuchia.

+ Phía đông và nam giáp Biển Đông.

- Giới hạn:

Phần đất liền:

+ Điểm cực Bắc: 23°23′B

+ Điểm cực Nam: 8°34′B

+ Điểm cực Tây: 102°09′Đ

+ Điểm cực Đông: 109°24′Đ

Vùng biển: mở rộng về phía đông và đông nam.

- Đặc điểm của vị trí địa lí về tự nhiên

+ Nước ta nằm ở vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực châu Á gió mùa.

+ Vị trí tiếp giáp giữa đất liền và đại dương.

+ Vị trí liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.

+ Vị trí ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là cầu nối giữa các nước ĐNÁ lục địa và ĐNÁ hải đảo.

2. Phạm vi lãnh thổ

- Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

* Vùng đất của nước ta bao gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần đảo trên Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Phần đất liền có hình chữ S, kéo dài 15 vĩ độ và hẹp ngang.

- Tổng diện tích đất của các đơn vị hành chính là 331 344 km2.

- Đường biên giới trên đất liền dài hơn 4600 km.

* Vùng biển : Vùng biển của Việt Nam thuộc Biển Đông, có tổng diện tích là 1 triệu km2 , gấp hơn 3 lần đất liền.

- Đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), dài 3260km.

* Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ nước ta.

- Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới.

- Trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian trên các đảo.

3. Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam

Vị trí địa lí và lãnh thổ đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển và phân hóa đa dạng:

a. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

- Khí hậu:

+ Nước ta nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc, trong vùng gió mùa châu Á nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt cao, chan hoà ánh nắng, một năm có hai mùa rõ rệt (mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam).

+ Phần đất liền của nước ta hẹp ngang lại nằm kề biển Đông, có nguồn ẩm dồi dào, các khối khí khi di chuyển qua biển vào sâu trong đất liền đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

+ Nước ta nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão đến từ khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương.

- Sinh vật:

+ Nước ta nằm ở nơi giao thoa của các luồng sinh vật nên thành phần loài sinh vật của nước ta rất phong phú, hệ sinh thái rừng nhiệt đới phát triển với nhiều biến thể (rừng thường xanh, rừng tre nứa, rừng khộp, …).

+ Vùng biển nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiệt độ nước biển ở tầng mặt cao, các dòng biển di chuyển theo mùa nên sinh vật biển phong phú, đa dạng.

- Đất:

Khí hậu nóng ẩm, lượng mưa lớn nhưng lại tập trung theo mùa nên quá trình feralit diễn ra mạnh nên đất của nước ta chủ yếu là đất feralit.

- Khoáng sản:

Việt Nam nằm gần nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng: vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải nên rất giàu tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản.

b. Thiên nhiên phân hóa đa dạng

- Khí hậu:

+ Lãnh thổ trải dài theo chiều bắc – nam nên khí hậu có sự phân hóa theo chiều bắc – nam: miền Bắc có hai mùa là mùa đông và mùa hạ, trong khi miền Nam có hai mùa là mùa mưa và mùa khô.

+ Nước ta bao gồm cả vùng đất và vùng biển rộng lớn nên khí hậu có sự phân hóa theo chiều đông – tây, thay đổi khi đi từ biển, vùng ven biển vào sâu trong đất liền.

- Sự phân hóa của khí hậu dẫn đến sự phân hóa của sinh vật và đất, làm cho sinh vật và đất ở nước ta phong phú và đa dạng

+ Sinh vật nước ta đa dạng về thành phần loài, gien di truyền và kiểu hệ sinh thái.

+ Đất của nước ta có nhiều loại: đất feralit, đất phù sa, đất mùn núi cao…

- Vị trí và hình thể nước ta tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên miền Bắc và miền Nam, miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo; hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.

tài liệu bồi dưỡng HSG Địa 8

4. BÀI TẬP & CÂU HỎI VẬN DỤNG

Bài tập 1. Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên

- Vị trí địa lí Việt Nam tạo ra nhiều thuận lợi:

+ Nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên có nền nhiệt cao, chan hoà ánh nắng.

+ Tiếp giáp với biển Đông nên tính chất nhiệt đới của nước ta điều hoà hơn, có lượng mưa dồi dao nên có thảm thực vật bốn mùa xanh tốt khác với các cảnh quan hoang mạc của các nước Tây Nam Á và Bắc Phi.

+ Nằm trong khu vực hoạt động và chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa châu Á và gió mậu dịch (Tín Phong) tạo nên hai mùa gió thịnh hành: gió mùa Đông Bắc lạnh, khô vào mùa đông và gió Tây Nam nóng, ẩm vào mùa hạ.

+ Nằm gần nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng: vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải nên rất giàu tài nguyên, đặc biệt tài nguyên khoáng sản là cơ sở để phát triển một nền công nghiệp đa ngành.

+ Nơi giao thoa giữa các luồng di cư của động vật và thực vật thuộc các hệ sinh thái khác nhau nên tài nguyên sinh vật nước ta phong phú, đa dạng.

+ Vị trí và hình thể nước ta tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên miền Bắc và miền Nam, miền núi và đồng băng, ven biển, hải đảo hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.

* Khó khăn: Nước ta nằm trong vùng chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán... xảy ra hằng năm) gây nhiều thiệt hại về người và tài sản

Bài tập 2. Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam về kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng

Việt Nam có mối quan hệ qua lại thuận lợi với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và với các nước khác trên thế giới nhờ có vị trí địa lí khá khác biệt.

- Về kinh tế:

+ Thuận lợi:

. Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á ⟶ tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

. Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

. Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý...với các nước.

. Vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng -> thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển.

-> Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

+ Khó khăn: Đặt nước ta vào thế vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh quyết liệt.

- Về văn hóa-xã hội:

. Có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa-xã hội và mối giao lưu lâu đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình- hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

. Góp phần làm cho nền văn hóa nước ta đa dạng, phong phú.

- Về an ninh, quốc phòng:

+ Thuận lợi:

. Nước ta có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. ​

. Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

+ Khó khăn: Đường biên giới dài (trên bộ và trên biển) nên việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là rất quan trọng.

Bài tập 3. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay?

- Thuận lợi:

+ Thuận lợi cho VN phát triển kinh tế toàn diện

+ Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước ĐNA và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

- Khó khăn: Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, sóng biển…) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời tổ quốc…).

................................

Để xem chi tiết 56 trang tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 8, mời các bạn sử dụng file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3.168
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi