Phân biệt phong tục và hủ tục
Phân biệt phong tục và hủ tục. Ai trong chúng ta cũng đều nghe về những phong tục và hủ tục, nhưng không hiểu rõ được hai khái niệm này khác nhau như thế nào? Vậy hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Lưu ý: Nội dung dưới đây được sản xuất và biên tập lại bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết Phân biệt phong tục và hủ tục, xin vui lòng dẫn nguồn.
Ví dụ về phong tục và hủ tục
1. Phân biệt phong tục và hủ tục
Phong tục là những tập quán hoạt động sinh hoạt của con người được hình thành và tạo lập từ lịch sử, ổn định thành nề nếp và được cộng đồng thừa nhận, kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Hủ tục là những phong tục tập quán lỗi thời, lạc hậu. Theo cách gọi thông thường thì những hủ tục chính là những thói xấu được truyền lại từ xưa. Hay nói các khác thì hủ tục cũng chính là những suy nghĩ hạn hẹp, không chính xác cần được thay đổi.
Sự khác nhau lớn nhất của phong tục và hủ tục chính là nét văn hoá và những lợi ích đem lại cho xã hội khác nhau. Phong tục thì mang đậm nét văn hoá và khiến cho con người ngày càng văn minh, phát triển hơn. Hủ tục thì chỉ khiến con người trở nên thụt lùi, không văn minh và công bằng.
Như vậy có thể thấy rằng phong tục và hủ tục đều được xuất hiện từ trong lịch sử từ xa xưa. Tuy nhiên những phong tục tập quán mang nét văn hoá và ý nghĩa, lợi ích cho con người được gìn giữ và phát triển còn những hủ tục thì cần được thay đổi và loại bỏ.
2. Ví dụ về phong tục và hủ tục
Ví dụ cụ thể về phong tục và hủ tục để bạn đọc hiểu rõ.
Ví dụ về phong tục:
- Ví dụ về phong tục như phong tục ngày tết với truyền thống bánh trưng. Ngày tết là truyền thống quan trọng của nhân dân ta. Tết chính là thời gian đoàn tụ gia đình và cùng nhau gói bánh trưng và quây quần bên nồi bánh trưng.
- Ví dụ phong tục áo dài. Áo dài chính là phong tục đại diện cho con người Việt Nam. Áo dài ngày nay được cải tiếp và đại diện cho nét đẹp của những người con gái Việt Nam với tà áo dài thướt tha.
- Tục ăn trầu là một trong các phong tục tập quán Việt Nam thể hiện nét văn hóa đặc trưng trong giao tiếp giữa người và người được ông cha đúc kết và xây dựng. Món trầu mang ý nghĩa to lớn phản ánh nếp sinh hoạt độc đáo đậm chất Việt Nam. Ngày nay, tục ăn trầu không còn phổ biến, chỉ một bộ phận người cao tuổi còn ăn trầu hoặc sử dụng trầu cau trong cưới hỏi.
- Phong tục tảo mộ trong tiết Thanh Minh vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay. Vào những ngày tiết Thanh minh, con cháu sẽ quây quần sửa chữa, làm mới và cúng lễ tại mộ cho tổ tiên gọi là tảo mộ. Đây cũng là dịp để anh em con cháu sum họp với gia đình, thể hiện văn hóa biết ơn cội nguồn và tình cảm gia đình của người Việt.
- Phong tục dệt thổ cẩm là một trong những nét văn hóa lâu đời, đặc sắc nhất của người Mông ở Yên Bái. Hiện nay, nghề dệt thổ cẩm đang tiếp tục được bảo tồn và phát triển, là sức hấp dẫn đối với khách du lịch mọi miền và khách quốc tế.
Ví dụ về hủ tục:
- Hủ tục ảnh hưởng đến toàn dân hiện nay chính là trọng nam khinh nữ. Đây là hủ tục xuất hiện từ lịch sử khi mà con người chỉ trọng nhưng người nam và không quan trọng nữ. Điều này ảnh hưởng đến người dân ngày nay vẫn mong muốn sinh con trai, hạn chế sinh con gái. Tuy nhiên điều này đã khiến tỷ lệ nam cao hơn nữ rất nhiều, khiến cho sự mất cân bằng tỷ lệ giới tính. Trong tương lai nếu không có biện pháp ngăn chặn thì chắc chắn sẽ gây ra nhiều hệ luỵ.
- Hủ tục xuất hiện ở nhiều dân tộc thiểu số nước ta là tảo hôn. Những đứa trẻ ở độ tuổi nhỏ chưa phát triển đầy đủ về suy nghĩ và cả về thể chất thì đã kết hôn và sinh con. Điều này có thể khiến cho đứa trẻ sinh ra gặp nhiều vấn đề. Không những thế những đứa trẻ kết hôn sớm sẽ không có suy nghĩ chín chắn về hôn nhân từ đó có thể gây đổ vỡ hôn nhân.
- Tin vào thầy đồng cúng bái để tiêu trừ bệnh tật: Tại một số khu vực dân tộc thiểu số đến thời điểm hiện tại vẫn có rất nhiều người coi việc đến bệnh viện là việc gì đó rất đáng sơn. Mỗi khi bệnh tật là do “người hành” nên chỉ cần cúng bái chứ không được đi đến bệnh viện, đến bệnh viện sẽ làm bệnh nặng thêm thậm chí là bị trời phạt.
3. Theo em phong tục và hủ tục khác nhau ở chỗ nào?
Phong tục | Hủ tục | |
Giống nhau | Phong tục và hủ tục đều là nếp nghĩ, thói quen được hình thành trong quá trình phát triển của một cộng đồng, xã hội, thể hiện quan niệm, tập quán của một cộng đồng người hoặc cả xã hội, được truyền từ đời này sang đời khác. Ở mỗi dân tộc, vùng miền, thậm chí gia đình, tầng lớp xã hội lại có những phong tục, hủ tục khác nhau. Phong tục và hủ tục tồn tại theo sự truyền miệng qua các thế hệ, thường được chế định thành hương ước, được thực hiện theo thói quen và ý thức tự giác của con người. Tuy nhiên, cũng có những phong tục và hủ tục liên quan đến vấn đề tâm linh được tuân thủ rất nghiêm ngặt. | |
Khác nhau | Phong tục là nếp sống, nếp nghĩ, nề nếp được hình thành, giữ gìn và truyền lại qua nhiều thế hệ. Nó mang những giá trị sống tốt đẹp, được mọi người lưu truyền để những thói quen tốt không bị mai một mà được lưu giữ và phát triển. Chính vì vậy mà phong tục ngày càng phát triển, không chỉ giới hạn trong một phạm vi cộng đồng dân cư cụ thể mà có còn lan truyền và được tiếp thu từ nơi này qua nơi khác, mở rộng phạm vi lên đến cả quốc gia, tạo nên những giá trị tốt đẹp khẳng định giá trị của một dân tộc, quốc gia. | Hủ tục cũng là nếp sống, nếp suy nghĩ được hình thành qua nhiều thế hệ, bắt buộc cộng đồng dân cư phải thực hiện theo. Tuy nhiên, hủ tục lại là tập tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu; những yếu tố tiêu cực của nó làm cản trở tiến trình phát triển của con người, xã hội. Nghiêm trọng hơn, những hủ tục mang màu sắc tâm linh, mê tín dị đoan còn là gánh nặng truyền từ đời này sang đời khác của cả cộng đồng. Hủ tục đã và đang làm băng hoại nền tảng đạo đức của xã hội hiện đại, làm cho một bộ phận dân chúng bị mê hoặc, bất ổn định. Hủ tục cần phải được bài trừ để phù hợp với nhịp sống thời đại, nếu không nó sẽ trở thành vật cản của sự tiến bộ xã hội. |
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Phân biệt phong tục và hủ tục. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào?
Theo em mỗi công dân cần có thái độ như thế nào trong hôn nhân?
Vì sao hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu?
Chứng minh rằng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch
Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết
Đề thi học kì 1 môn Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo 2022-2023
Trình bày ý nghĩa mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật?
- Hoàng Thạch ThảoThích · Phản hồi · 0 · 30/12/22
- Đinh Thanh HoaThích · Phản hồi · 0 · 30/12/22
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công