Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt?

Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt? Để ứng phó với lũ lụt thường xuyên thì người dân ta phải áp dụng nhiều biến pháp khác nhau để ngăn lũ và ổn định cuộc sống. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Tác hại của lũ lụt

Là một đất nước ven biển, nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa nên trong không khí nước ta luôn có độ ẩm cao kèm hoạt động mạnh mưa bão, tạo nên những hoạt động của lũ lụt thường xuyên. Lũ lụt đã gây nên nhiều hệ quả như:

  • Lũ lụt gây là ô nhiễm nguồn nước ở những khu vực xảy ra lũ. Bởi nước lũ dâng cao đem theo cả bùn đất, chất thải và tràn vào đất liền, nước lũ ô nhiễm này sẽ ngấm vào đất và hoà với nước sông.
  • Lũ đem theo những nguồn ô nhiễm từ đó đem theo những nguồn bệnh tiềm ẩn khi con người tiếp xúc với lũ. Những bệnh này thường là bệnh ngoài da như tả, ghẻ lở. Khi người dân sử dụng dòng nước ô nhiễm còn gây nhiều căn bệnh nguy hiểm cho cơ thể.
  • Lũ là thảm hoạ cướp đi sinh mạng của người nhiều người cùng với tài sản của người dân như hoa màu, gia súc, nhà cửa, phá huỷ các hệ thống công trình đường bộ.
Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt?
Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt?

2. Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt?

Để ngăn chặn lũ và ngăn chặn những tác hại của lũ thì con người đã áp dụng những biện pháp như sau:

- Xây dựng những đập thuỷ điện. Những đập thuỷ điện sẽ giữ lại nguồn nước ở thượng nguồn khi mưa xuống, điều này cũng tạo ra điện, điều hoà thuỷ lợi, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch.

- Xây dựng hệ thống đê điều ven sông, ven biển. Hệ thống đê điều ven sông, ven biển là hệ thống được xây dựng phổ biến ở khu vực đồng bằng sông Hồng, giúp ổn định đời sống người dân.

- Còn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long áp dụng những biện pháp sống chung với lũ để khai thác nguồn lợi như:

  • Tận dụng nguồn nước lũ để thau chua rửa mặn, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển giao thông và di lịch. Do khu vực này thường xuyên diễn ra tình trạng ngập mặn;
  • Khai thác nguồn thuỷ sản tự nhiên từ lũ để cải thiện đời sống nhân dân;
  • Lũ đem lại nguồn phù sa màu mỡ cho vùng đất và bồi đắp khu vực đồng bằng.

- Còn khu vực miền trung thường xuyên bị lũ lụt thì cần áp dụng biện pháp cảnh báo, di dân khu vực ven sông, khu vực thường xuyên bị ngập.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập Lớp 8 liên quan.

Đánh giá bài viết
1 392
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm