Nêu các cách để làm tăng giảm áp xuất. Cho ví dụ minh họa

Áp suất là một ứng dụng rất hay trong thực tế đời sống. Biết được cách tăng giảm áp suất sẽ khiến nhiều công việc trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây Hoatieu sẽ nêu các cách để làm tăng giảm áp xuất. Cho ví dụ minh họa. Mời các bạn tham khảo

Vì công thức tính áp suất là p = F/S, nên muốn tăng hay giảm áp suất thì phải làm theo các cách như dưới đây.

1. Nêu các cách để làm tăng giảm áp xuất

1.1. Các cách làm tăng áp suất

Để tăng áp suất, ta có thể tăng áp lực F và giảm diện tích bị ép S, hoặc làm theo các cách sau:

Cách 1: Tăng áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.

Cách 2: Giảm diện tích bị ép, giữ nguyên áp lực.

Cách 3: Đồng thời giảm diện tích bị ép, tăng áp lực.

1.2. Các cách làm giảm áp suất

Muốn giảm áp suất thì ta giảm áp lực F và tăng diện tích bị ép S, hoặc:

Cách 1: Tăng diện tích bị ép, giữ nguyên áp lực.

Cách 2: Giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.

Cách 3: Vừa giảm áp lực tác dụng lên bề mặt, vừa tăng diện tích tiếp xúc.

2. Ví dụ cách làm tăng giảm áp suất

2.1. Ví dụ cách làm tăng áp suất

  • Trong thực tế, để tăng áp suất của đinh khi đóng vào một vật nào đó người ta làm cho đầu đinh nhọn (giảm diện tích bị ép)
  • Vót nhọn cọc tre trước khi cắm xuống đất để tăng áp suất.
  • Ống hút cắm vào hộp sữa có đầu nhọn -> giảm diện tích bị ép nên áp suất tăng.

2.2. Ví dụ cách làm giảm áp suất

  • Kê thêm vật vào dưới chân bàn, chân tủ để giảm áp suất.
  • Kéo bánh xe đi trên mặt đất mềm không bị lún là tăng diện tích mặt bị ép.
  • Xe tăng dùng xích có bản rộng để giảm áp suất

Trên đây là các cách để làm tăng giảm áp xuất trả lời cho câu hỏi muốn tăng hay giảm áp suất thì phải làm như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 8 mảng Học tập nhé.

Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.

Đánh giá bài viết
24 22.347
0 Bình luận
Sắp xếp theo