Hãy viết tiểu sử tóm tắt của một nhà văn nhà thơ được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11
Viết tiểu sử tóm tắt của một nhà văn, nhà thơ trong chương trình Ngữ văn 11
Hãy viết tiểu sử tóm tắt của một nhà văn nhà thơ được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Đây là nội dung câu hỏi số 3 phần Luyện tập trang 55 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 tập 2 sau khi các em đã được học bài Tiểu sử tóm tắt. Sau đây là một số mẫu tiểu sử tóm tắt của các nhà văn, nhà thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Mời các em cùng tham khảo.
1. Hãy viết tiểu sử tóm tắt của nhà thơ Hàn Mặc Tử
2. Hãy viết tiểu sử tóm tắt của nhà thơ Tản Đà
Tản Đà (19 tháng 5 năm 1889 - 7 tháng 6 năm 1939) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Sinh tại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội).
Cuộc đời và sự nghiệp
Ông thuộc dòng dõi quyền quý, có truyền thống khoa bảng. Tổ tiên ông xưa kia có nhiều đời làm quan dưới triều Lê.
Ở đầu thế kỷ 20, nhà thơ Tản Đà trở nên nổi bật với phong cách thơ văn phóng khoáng, xông xáo ở nhiều lĩnh vực. Ông được xem như một ngôi sao sáng và độc trong giới thi sĩ thời bấy giờ. Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường thành thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất.
Các tác phẩm nổi tiếng
Năm 1915, tập thơ “Khối tình con I” của Tản Đà được xuất bản. Sau tác phẩm này, ông liên tiếp cho ra mắt nhiều tác phẩm khác như: thơ “Giấc mộng con” (cho in năm 1917) và một số vở tuồng: “Người cá”, “Tây Thi”, “Dương Quý Phi”, “Thiên Thai” (diễn lần đầu năm 1916 tại Hải Phòng)…
Từ 1919 tới 1921, Tản Đà viết truyện “Thần tiền”, “Đàn bà Tàu” (1919). Sách giáo khoa, luân lý: “Đài gương”, “Lên sáu” , “Lên tám”. Thơ gồm: “Còn chơi”.
Năm 1922, Tản Đà thành lập “Tản Đà thư điếm” (sau đổi thành “Tản Đà thư cục”). Đây là thư cục, chuyên xuất và tái bản hết những sách quan trọng trong sự nghiệp của ông; “Tản Đà tùng văn” (tuyển cả thơ và văn xuôi, trong đó có truyện “Thề Non Nước”, 1922); “Truyện thế gian” tập I và II (1922), “Trần ai tri kỷ” (1924), “Quốc sử huấn nông (1924), và tập “Thơ Tản Đà” (1925). Ngoài ra thư cục này còn cho xuất bản sách của Ngô Tất Tố, Đoàn Tư Thuật.
Ngày 07/06/1939, nhà thơ Tản Đà qua đời sau thời gian chống chọi với bệnh gan. Thi hài của ông được an táng tại nghĩa trang Quảng Thiện, Hà Nội.
3. Hãy viết tiểu sử tóm tắt của nhà thơ Xuân Diệu
Xuân Diệu (1916 – 1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Thân sinh của thi sĩ là một nhà nho, quê ở xã Trảo Nha (nay là xã Đại Lộc), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đồ Nghệ vào dạy học ở tỉnh Bình Định, lấy bà hai người vạn Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước và sinh ra Xuân Diệu.
Xuân Diệu lớn lên ờ Quy Nhơn, học hết bậc Thành chung thì ra Hà Nội, rồi vào Huế học tiếp. Tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức một thời gian ở Sở Đoan Mĩ Tho, Nam Bộ, nhưng chủ yếu hoạt động văn học.
Xuân Diệu bắt đầu có thơ đăng báo từ năm 1935. Ông nổi tiếng như một “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) và đầy tài năng từ năm 1937, nhất là từ khi xuất bản Thơ thơ (1938) và Phấn thông vàng (1939).
Xuân Diệu tham gia Mặt trận Việt Minh từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Từ đó, cuộc đời ông gắn bó với cách mạng và nền văn học cách mạng. Ông từng là đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam, uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiều khoá, v.v. Tất nhiên, đóng góp to lớn nhất của Xuân Diệu đối với đất nước vẫn là với tư cách nhà thơ, nhà văn. Ông đã để lại ngót năm mươi tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau. Xuân Diệu xứng đáng được xem là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn. Năm 1983, ông được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà dân chủ Đức. Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật năm 1996.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Viết bài thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm lớp 11 CTST
-
Ghi lại ấn tượng sâu đậm nhất của em về hình tượng Chí Phèo
-
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật
-
Xác định tình huống truyện Vợ nhặt và nêu ý nghĩa của nó
-
Phân tích Lời tiễn dặn Cánh Diều hay, ngắn gọn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 11
Viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) giới thiệu về Giáo sư Tạ Quang Bửu
Từ câu chuyện của thuyền và biển trong bài thơ em có suy nghĩ gì về tình yêu đôi lứa?
Top 3 Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo mới nhất
Phân tích bài thơ Chợ Đồng
(3 đề) Đọc hiểu Cuốc kêu cảm hứng có đáp án
Phân tích bài Nỗi niềm tương tư hay và ngắn gọn