Đề thi học kì 2 lớp 6 sách Kết nối tri thức - Tất cả các môn năm học 2022 - 2023
Đề thi học kì 2 lớp 6 sách Kết nối tri thức - Tất cả các môn năm học 2022 - 2023, bao gồm đề thi các môn: Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Hoạt động trải nghiệm, Lịch sử - địa lý, Tin học, Tiếng anh....có kèm theo cả đáp án để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cuối HK2. Đề cuối học kì 2 lớp 6 là tổng hợp đề thi thực tế tại các trường THCS, bám sát chương trình lớp 6, bộ sách Kết nối tri thức và phù hợp với năng lực của học sinh cấp 2. Mời các em tham khảo và tải file word Đề thi học kì 2 lớp 6 Kết nối tri thức có đáp án miễn phí tại bài viết.
Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 năm 2022 - 2023 sách Kết nối tri thức
- I. Đề thi học kì 2 Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- II. Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức
- III. Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- IV. Đề thi học kì 2 Công nghệ lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- V. Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- VI. Đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- VI. Đề thi học kì 2 Tin học lớp 6
- VII. Đề thi học kì 2 Tiếng Anh lớp 6
I. Đề thi học kì 2 Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
1. Ma trận đề thi học kì 2 Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức
Cấp độ
Chủ đề | Mức 1 (Nhận biết) | Mức 2: Thông hiểu | Mức 3 Vận dụng
| Cộng | ||||||
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | |||||||||
KQ | TL | KQ | TL | KQ | TL | KQ | TL | |||
1. Về phân số
| - C1 + 16: Nhận biết nghịch đảo của một phân số,tích của hai phân số nghịch đảo | - C2: Tìm được phân số tối giản của một phân số đã cho -C7+9+14+15:Tìm được kết quả của các phép toán cộng trừ nhân chia phân số. | ||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 2(1,16) 0,5 5% | 5(2,7,9,14,15) 1,25 12,5% | 7 1,75 17,5% | |||||||
Thành tố NL | C1+16:TD | C2+7+9+14+15:GQVĐ | ||||||||
2. Số thập phân
| - C4+ 6 Nhận biết cách đổi số thập phân, hỗn số ra phân số | -C8: Tìm một số khi biết giá trị một phân số của nó -C19 +20+24a: Tìm được tích tổng hiệu của các số thập phân | ||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 2(4,6) 0,5 5% | 3(8,19, 20) 0,75 7,5% | 5 1,25 12,5% | |||||||
Thành tố NL | C4+6: GQVĐ | C8+C19:GQVĐ C20:TD | ||||||||
3. Những hình hình học cơ bản
| -C3+5+10+11: Nhận biết được các loại gọc trong hình học | C23: Tính được số đo góc trong hình vẽ cho trước, biết được tia phân giác của góc. | ||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 4(C3,5, 10,11) 1 10% | 1(23) 1 10% | 5 2 20% | |||||||
Thành tố NL | C3+5+10+11: TD | C23: MHH, GQVĐ |
| |||||||
4. Dữ liệu và xác suất thực nghiệm | -C12+13+17+18: Nhận biết được khái niệm, cách thu thập so sánh dữ liệu C18: Nhận biết phép toán số thập phân | Hiểu được đối tượng thống kê , tiêu chí thống kê | - C21: Vận dụng Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện | Vận dụng được số liệu điều tra để lập bảng thống kê, trả lời các thông tin trên bảng | ||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 4(12,13,17,18) 1 10% |
| 1/2(22a) 1 10% |
| 1(21) 2 20% | 1/2(22b) 1 10% | 6 5 50% | |||
Thành tố NL | C12+17+18::TD C13:CC |
| GQVD |
| C21: TD,GQVD | MHH,TD | ||||
Tổng số câu Tổng số đ Tỉ lệ % | 12 3 30% | 8 2 20% | 1+1/2 2 20% | 2 2 20% | 1/2 1 10% | 23 10 100% |
2. Đề thi học kì 2 Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
* Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)
Khoanh vào chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1: Nghịch đảo của \(\frac{-6}{11}\) là:
A. \(\frac{11}{-6}\)
B. \(\frac{6}{11}\)
C. \(\frac{-6}{-11}\)
D. \(\frac{-11}{-6}\)
Câu 2: Rút gọn phân số \(\frac{-27}{63}\)đến tối giản bằng
A. \(\frac{9}{21}\)
B. \(\frac{-9}{21}\)
C. \(\frac{3}{7}\)
D. \(\frac{-3}{7}\)
Câu 3: Góc bẹt bằng
A. 900
B. 1800
C. 750
D. 450
Câu 4: Viết số thập phân 0,25 về dạng phân số ta được:
A. \(\frac{1}{4}\)
B. \(\frac{5}{2}\)
C. \(\frac{2}{5}\)
D. \(\frac{1}{4}\)
Câu 5: Góc phụ với góc 320 bằng
A. 1480
B. 1580
C. 580
D. 480
Câu 6: Viết hỗn số \(3\frac{1}{5}\) dưới dạng phân số
A. \(\frac{3}{5}\)
B. \(\frac{16}{5}\)
C. \(\frac{8}{5}\)
D. \(\frac{3}{3}\)
Câu 7: Kết quả của phép tính \(\frac{9}{10}-\left(\frac{9}{10}-\frac{1}{10}\right)=\)
A. \(\frac{-1}{10}\)
B. \(\frac{1}{10}\)
C. \(\frac{9}{10}\)
D. \(\frac{-9}{10}\)
Câu 8: Tính: 25% của 12 bằng
A. 2
B. 3
C. 4
D. 6
Câu 9: Có bao nhiêu phút trong \(\frac{7}{15}\)giờ?
A. 28 phút
B. 11 phút
C. 4 phút
D. 60 phút
Câu 10: Góc nào lớn nhất
A. Góc nhọn
B. Góc Vuông
C. Góc tù
D. Góc bẹt
Câu 11: Góc là hình gồm
A. Hai tia cắt nhau
B. Hai tia cùng thuộc một mặt phẳng
C. Hai tia ở giữa hai nửa mặt phẳng đối nhau.
D. Hai tia chung gốc
Câu 12: Mai nói rằng: “Dữ liệu là số được gọi là số liệu". Theo em Mai nói thế đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 13: Linh đo nhiệt độ cơ thể (đơn vị 0C) của 5 bạn trong lớp thu được dãy số liệu sau
37 36,9 37,1 36,8 36,9
Linh đã dùng phương pháp nào để thu thập số liệu trên
A. Quan sát
B. Làm thí nghiệm
C. Lập bảng hỏi
D. Phỏng vấn
Câu 14: Kết quả của phép tính \(\frac{-1}{5}.\frac{25}{8}=\)
A. \(\frac{-5}{8}\)
B. \(\frac{-1}{8}\)
C. \(\frac{25}{8}\)
D. \(\frac{-1}{25}\)
Câu 15: Kết quả của phép tính \(\frac{-1}{13}:\frac{7}{-13}=\)
A. \(\frac{-7}{169}\)
B. \(\frac{1}{7}\)
C. \(\frac{7}{169}\)
D. \(\frac{-1}{7}\)
Câu 16: Hai phân số gọi là nghịch đảo của nhau nếu tích của chúng bằng
A. 0
B. 2
C. 1
D. -1
Câu 17: Trong biểu đồ cột, biểu đồ cột kép, khẳng định nào sau đây không đúng
A. Cột nào cao hơn biểu diễn số liệu lớn hơn
B. Cột nằm dưới trục ngang biểu diễn số liệu âm
C. Các cột cao như nhau biểu diễn các số liệu bằng nhau
D. Độ rộng các cột không như nhau
Câu 18: Trong các câu sau câu nào sai
A. Tổng của hai số thập phân dương là một số thập phân dương
B. Tích của hai số thập phân dương là một số thập phân dương
C. Hiệu của hai số thập phân dương là một số thập phân dương
D. Thương của hai số thập phân dương là một số thập phân dương
Câu 19: Tích 214,9 . 1,09 là
A. 234,241
B. 209,241
C. 231,124
D. -234,241
Câu 20: Làm tròn số a = 131,2956 đến chữ số thập phân thứ hai ta được số thập phân nào sau đây:
A. 131,29
B. 131,31
C. 131,30
D. 130
* Tự luận (6 điểm)
Câu 21 (2 điểm):
Minh gieo một con xúc sắc 100 lần và ghi lại số chấm xuất hiện ở mỗ lần gieo được kết quả như sau:
Số chấm xuất hiện | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Số lần | 15 | 20 | 18 | 22 | 10 | 15 |
Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện sau:
a. Số chấm xuất hiện là số chẵn
b. Số chấm xuất hiện lớn hơn 2
Câu 22 (2 điểm): Khi điều tra về số m3 nước dùng trong một tháng của mỗi hộ gia đình trong xóm người điều tra ghi lại bảng sau
16 | 18 | 17 | 16 | 17 | 16 | 16 | 18 | 16 | 17 |
16 | 13 | 40 | 17 | 16 | 17 | 17 | 20 | 16 | 16 |
a. Hãy nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê
b. Hãy lập bảng thông kê số m3 nước dùng trong một tháng của mỗi hộ gia đình. Có bao nhiêu gia đình tích kiệm nước sách (dưới 15m3/tháng)
Câu 23 (1 điểm): Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox vẽ góc xOz = 50o và
xOy = 100o.
a) Tính góc yOz?
b) Tia Oz có là tia phân giác của góc xOy không? Vì sao?
3. Đáp án đề thi học kì 2 Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
* Trắc nghiệm khách quan (5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | D | B | A | C | B | B | B | A | D |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | D | B | A | A | B | C | D | C | A | C |
* Tự luận (6 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm | |||||||||||||||
21 | a) | Số lần gieo mà số chấm xuất hiện là số chẵn là: 20 + 22 +15 = 57 Xác suất thực nghiệm của sự kiện số chất xuất hiện là số chẵn là: \(\frac{57}{100}\)= 0.57 | 0,5 0,5 | ||||||||||||||
b) | Số lần gieo có số chấm xuất hiện lớn hơn 2 là: 100 – ( 15+ 20) = 65 Xác suất thực nghiệm của sự kiện số chất xuất hiện lớn hơn 2 là: \(\frac{65}{100}=0,65\) | 0,5 0,5 | |||||||||||||||
22 | a. Đối tượng thống kê: số m3 nước dùng trong một tháng của mỗi hộ gia đình trong xóm Tiêu chí thống kê: Số hộ gia đình dùng cùng số m3 nước b. Bảng thống kê
- Có 1 hộ gia đình tiết kiệm nước sạch (Dưới 15m3/tháng). | 0,5 0,5 0,75 0,25 | |||||||||||||||
23 | a) | Tia Ot nằm giữa hai tia Ox và Oy (vì ∠xOz < ∠xOy ) ∠zOy = ∠xOy - ∠xOz = 1000 - 500 = 500 | 0,25 0,5 | ||||||||||||||
b) | Tia Oz là tia phân giác của góc xOy Vì tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy và ∠zOy = ∠xOz | 0,25 |
II. Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức
1. Ma trận đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức
PHÒNG GD - ĐT …… TRƯỜNG TH- THCS …….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
MA TRẬN BÀI KIỂM TRA KÌ II – KHTN 6
NĂM HỌC 2022-2023
Mức độ
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng cộng | |||||||||||||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |||||||||||||||||
Hóa học 25% | Chủ đề 1: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng | - Biết ứng dụng của một số vật liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm (C9) | - Hiểu được calcium là chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương; sự cần thiết phải phân loại rác thải sinh hoạt hằng ngày (C11) | - Vận dụng kiến thức về nhiên liệu đưa ra được nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn(C20a) | - Vận dụng kiến thức về lương thực, thực phẩm nêu được cách xử lý rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày,làm phân bón cho cây trồng. (C21b) | |||||||||||||||||||
Số câu hỏi Số điểm Tỉ lệ % | 2 0,5 5% | 1 0,25 2,5% | ½ 0,5 5% | ½ 0,25 2,5% | 4 1,5 15% | |||||||||||||||||||
Chủ đề 2: Hỗn hợp, tách chất ra khỏi hỗn hợp | - Phân biệt được sự chuyển thể của chất (C12) | - Hiểu được dạng tồn tại của 1 số hỗ hợp(C13) | - Biết cách phân loại rác thải trong gia đình (C21a) | Giai thích được các diều kiện ảnh hưởng đến sự đốt nhiên liệu của 1 chất (C20b) | ||||||||||||||||||||
Số câu hỏi Số điểm Tỉ lệ % | 1 0,25 2,5% | 1 0,25 2,5% | ½ 0,25 2,5% | ½ 0,5 5% | 4 1 10% | |||||||||||||||||||
Tổng Hóa | Số câu hỏi Số điểm Tỉ lệ % | 3 0,75 7,5% | 1 0,25 2,5% | 1 0,75 7,5% | 1 0,75 7,5% | 6 2,5 25% | ||||||||||||||||||
Sinh học 25% | Chủ đề: Đa dạng thế giới sống | -Phân biệt được: Nấm Thực vật,Động vật,Vi khuẩn,Virus,Nguyên sinh vật (C13) | - Hiểu được vai trò của thực vật (C14) | - Hệ thống phân loại sinh vật. (C15) (C23) | - Liên hệ giải thích vấn đề thực tế. (C16) (C22) | |||||||||||||||||||
Số câu hỏi Số điểm Tỉ lệ % | 1 0,25 2,5% | 1 0,25 2,5% | 1 0,25 2,5% | 1 0,75 7,5% | 1 0, 25 2,5% | 1 0,75 7,5% | 6 2,5 25% | |||||||||||||||||
Vật lý 50% | Chủ đề: Trọng lực và đời sống | - Nhận biết về đặc điểm của trọng lực. (C1) - Nnhận biết khi nào có lực ma sát trong các hiện tượng thực tế. (C4) | - Hiểu độ giãn của lò xo tỉ lệ với khối lượng của vật. (C2) - Tính được độ biến dạng của lò xo trong thực tế. (C3) | |||||||||||||||||||||
Số câu hỏi: 4 | 2 | 2 | 4 | |||||||||||||||||||||
Số điểm: 1điểm Tỉ lệ: 10% | 0,5 5% | 0,5 5% | 1 10% | |||||||||||||||||||||
Chủ đề: Năng lượng | - Nhận biết được các dạng năng lượng trong thực tế. (C5, C8) | - Hiểu được năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.(C6, C7) | - Phân loai được các dạng năng lượng thành hai nhóm. (C17) | |||||||||||||||||||||
Số câu hỏi: 5 | 2 | 2 | 1 | 5 | ||||||||||||||||||||
Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20% | 0,5 5% | 0,5 5% | 1 10% | 2 20% | ||||||||||||||||||||
Chủ đề: Trái đất và bầu tời | - Định nghĩa được trục của Trái Đất và chiều quay của Trái Đất. (C18) | - Hãy hể tên các hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời. (C19a) | - Vận dụng kiến thức về các hành tinh trong hệ mặt trời để xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. (C19b) | |||||||||||||||||||||
Số câu hỏi: 2 | 1 | 0,5 | 0,5 | 2 | ||||||||||||||||||||
Số điểm: 2,0 điểm Tỉ lệ: 20% | 1 10% | 0,5 5% | 0,5 5% | 2 20% | ||||||||||||||||||||
Tổng Lý | Tổng số câu hỏi: 11 | 4 | 1 | 4 | 0,5 | 1 | 0,5 | 11 | ||||||||||||||||
Số điểm: 5điểm | 1 | 1 | 1 | 0,5 | 1 | 0,5 | 5 | |||||||||||||||||
Tỉ lệ: 50% | 10% | 10% | 10% | 5% | 10% | 5% | 50% | |||||||||||||||||
20% | 15% | 10% | 5% | |||||||||||||||||||||
Tổng Ba phân môn | Tổng số câu hỏi: 27 Số điểm: 10 điểm Tỉ lệ: 100% | 8 3,5 35% | 7,5 2,5 25% | 4 2,5 25% | 3,5 1,5 15% | 23 10 100% |
2. Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ …. Trường THCS …. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 2022-2023 MÔN: KHTN- LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không tính thời gian phát đề) |
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: (0,25 điểm) Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng:
A. Lực hút trái đất có phương ngang,chiều trái sang phải
B. Lực hút trái đất có phương ngang,chiều phải sang trái
C. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng,chiều dưới lên trên
D. Lực hút trái đất có phương thẳng đứng,chiều trên xuống
Câu 2:(0,25 điểm) Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng , tỉ lệ với:
A. Khối lượng của vật treo
B. Lực hút của trái đất
C. Độ dãn của lò xo
D.Trọng lượng của lò xo
Câu 3:(0,25 điểm) Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 10,5cm. Khi treo một quả cân 100g thì độ dài của lò xo là 11cm. Nếu treo quả cân 500g thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn bao nhiêu?
A. 0,5cm
B. 1cm
C. 2cm
D. 2,5cm
Câu 4:(0,25 điểm) Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?
A. Khi viết phấn trên bảng.
B. Viên bi lăn trên mặt đất.
C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
D. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe chuyển động trên đường
Câu 5: (0,25 điểm) Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng?
A. Đun nóng vật
B. Làm lạnh vật.
C. Chiếu sáng vật.
D. Cho vật chuyển động.
Câu 6: (0,25 điểm) Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa:
A. Cơ năng thành điện năng.
B. Điện năng thành cơ năng.
C. Điện năng thành hóa năng.
D. Nhiệt năng thành điện năng.
Câu 7: (0,25 điểm) Trong các dụng cụ và thiết bị sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
A. Bàn là điện.
B. Máy khoan.
C. Quạt điện.
D. Máy bơm nước.
Câu 8: (0,25 điểm) Thế năng đàn hồi của vật là:
A. Năng lượng do vật chuyển động.
B. Năng lượng do vật có độ cao.
C. Năng lượng do vật bị biến dạng.
D. Năng lượng do vật có nhiệt độ.
Câu 9: (0,25 điểm) Trong các vật liệu sau, vật liệu dẫn điện tốt là:
A. Thuỷ tinh.
B. Gốm.
C. Kim loại.
D. Cao su.
Câu 10: (0,25 điểm) Nguyên liệu được sử dụng trong lò nung vôi là:
A. Đá vôi.
B. Cát.
C. Gạch.
D. Đất sét.
Câu 11: (0,25 điểm) Lứa tuổi từ 11 - 15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là:
A. carbohydrate.
B. chất béo.
C. protein.
D. Calcium
Câu 12: (0,25 điểm) Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?
A. Ngưng tụ.
B. Hoá hơi.
C. Sôi.
D. Bay hơi.
Câu 13: (0,25 điểm) Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về cấu tạo của nấm?
A. Phần sợi nấm là cơ quan sinh sản.
B. Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng.
C. Phần mũ nấm là cơ quan sinh dưỡng.
D. Phần mũ nấm vừa là cơ quan sinh sản vừa là cơ quan sinh dưỡng.
Câu 14: (0,25điểm). Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách
A. giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2.
B. giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2
C. giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2
D. giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2
Câu 15: (0,25điểm). Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là:
A. cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. cây nhãn, cây hoa li, cây bèo tấm, cây vạn tuế.
C. cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. cây thông, cây rêu, cây lúa, cây rau muống.
Câu 16: (0,25 điểm) Các hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học là:
A. Xả các chất thải, khí thải công nghiệp chưa quả xử lý ra ngoài làm ô nhiễm môi trương
B. Phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi trái phép
C. Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm
D. Tất cả các ý trên.
B.TỰ LUẬN
Câu 17: (1 điểm) Hãy sắp xếp các năng lượng sau đây vào nhóm năng lượng gắn với chuyển động và nhóm năng lượng lưu trữ: Động năng của vật, năng lượng của thức ăn, năng lượng của gió đang thổi, năng lượng của xăng dầu, năng lượng của dòng nước chảy.
Câu 18: (1 điểm) Nêu định nghĩa trục của Trái Đất và chiều quay của Trái Đất.
Câu 19: a. (0,5 điểm) Hãy hể tên các hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
b. (0,5 điểm) Xác định vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời?
Câu 20: a. (0,5 điểm): Theo em nên sử dụng khí gas/xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô,...) như thế nào để an toàn, tiết kiệm?
b. (0,5 điểm):Bằng cách nào xử sự cố cháy nổ do khí ga tại gia đinh mình.
Câu 21: a. (0,25 điểm): Tại sao phải phân loại rác thải?
b. (0,25 điểm):Bằng cách nào xử lí rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày thành phân bón cho cây trồng.
Câu 22: a. (0,75 điểm): Bạn An và Lan cùng nhau ra quán mua một số đồ ăn, An bảo Lan trước khi mua bạn phải xem hạn sử dụng và quan sát màu sắc của đồ ăn cần mua. Lan tỏ ra khó hiểu hỏi bạn: Tại sao? Bằng kiến thức đã học về bài Nấm em hãy thay An giải thích cho bạn Lan hiểu.
Câu 23: a. (0,75 điểm )Theo em, cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín có đặc điểm nào giúp chúng có mặt ở nhiều nơi và thích nghi với nhiều điều kiện môi trường?
3. Đáp án đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức
A. Trắc nghiệm: Mỗi ý đúng 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | D | A | D | A | D | B | A | B | C | A | D | C | B | B | C | D |
B. Tự luận.
Câu | Các ý trong câu | Điểm |
Câu 17 | - Nhóm năng lượng gắn với chuyển động: Động năng của vật; năng lượng của gió đang thổi năng lượng của dòng nước chảy. - Nhóm năng lượng lưu trữ: Năng lượng của thức ăn; năng lượng của xăng dầu. | 0,5 0,5 |
Câu 18 | Trục của Trái Đất là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam của nó và chiều quay của Trái Đất là từ tây sang đông. | 1 |
Câu 19 | a. Bốn hành tinh vòng trong của hệ mặt trời: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái đất và Hoả tinh. b. Trái đất ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần mặt trời. Là hành tinh duy nhất có sự sống. | 0,5 0,5 |
Câu 20 | a. Nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn là nắm vững tính chất đặc trưng của từng nhiên liệu. Dùng đủ, đúng cách là cách để tiết kiệm nhiên liệu b. Khi nhận thấy mùi khí gas bất thường, nếu đang nấu nhanh chóng tắt bếp, khóa van bình ga và nhanh chóng mở hết cửa cho thông thoáng để lượng khí gas thoát ra ngoài, - Dùng quạt tay, bìa carton quạt theo phương ngang để hỗ trợ đẩy nhanh khí gas thoát ra ngoài, không quạt theo phương đứng có thể khiến khí gas bay lên và bạn sẽ hít phải | 0, 5 0,25 0,25 |
Câu 21 | a. - Việc phân loại rác sinh hoạt góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Phân loại đúng còn góp phần tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lí rác thải. b. Rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày, ta băm nhỏ và trộn đều với đất làm phân bón cho cây trồng | 0, 25 0,25 |
Câu 22 | - Khi mua đồ ăn, thức uống chúng ta cần quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng vì: Thực phẩm khi để lâu dễ xuất hiện nấm và sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (thay đổi màu sắc, mùi vị…), có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. | 0,75 |
Câu 23 | + Thực vật hạt kín có cơ quan sinh dưỡng đa dạng về hình thái, trong thân có mạch dẫn phát triển. + Thực vật hạt kín sinh sản bằng hạt, hạt được bao bọc trong quả nên tránh được các tác động của môi trường. Quả và hạt đa dạng, nhiều kiểu phát tán khác nhau. - Nên thực vật hạt kín có mặt ở nhiều nơi. | 0,25 0,25 0,25 |
III. Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
1. Ma trận đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Nội dung | MỨC ĐỘ NHẬN THỨC | Tổng số | |||
| Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng |
| |
|
|
| Vận dụng | Vận dụng cao |
|
I. Đọc-hiểu: 1. Văn bản: Xem người ta kìa- Lạc Thanh 2. Tiếng Việt: - Trạng ngữ 3. Tập làm văn 4. Viết được đoạn văn ngắn | - Phương thức biểu đạt chính - Nhớ tên tác phẩm, tác giả. Và Phát hiện - Phát hiện trạng ngữ, | Nội dung đoạn trích. |
|
| |
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 3 2 20 % | 1 1 10% | 4 3 30% | ||
II. Tạo lập văn bản | -Viết đoạn văn ngắn trình bày ý kiến về vấn đề... | Viết một bài văn đóng vai nhân vật kể lại câu chuyện |
| ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1 2,0 20% | 1 5,0 50% | 2 7.0 70% | ||
Tổng số câu Tổng điểm Tỉ lệ % | 3
2,0 20% | 1
1,0 10% | 1
2,0 20% | 1
5,0 50% | 6
10 100% |
2. Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Phần I . Đọc – hiểu: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
“Mẹ tôi không phải không có lý khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn mình thông minh, giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng ? Ai chẳng muốn thành đạt? Thành công của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay, không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì người khác đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.”
(SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1: (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
Câu 2: (0.5 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 3: (1.0 điểm) Xác định trạng ngữ có trong câu văn sau? Và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó?
“Vì lẽ đó, xưa nay, không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng.”
Câu 4: (1,0 điểm) . Nêu nội dung chính của đoạn văn trên ?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm ) Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ ) Trình bày suy nghĩ của em về sự khác biệt và gần gũi ?
Câu 2: (5.0 điểm ) . Đóng vai nhân vật người em, kể lại truyện “cây khế” ?
ĐỀ LẺ
Phần I . Đọc – hiểu: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
“Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tự tiện tay là vứt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường. Thói quen này thành tệ nạn...Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác...Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề...”
(SGK Ngữ văn 7, tập 2, trang 10)
Câu 1: (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
Câu 2: (0.5 điểm) Chỉ ra những thói quen xấu của con người có trong đoạn trích trên?
Câu 3: (1.0 điểm) Tìm trang ngữ có trong đoạn văn trên và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó?
Câu 4: (1,0 điểm) . Nêu nội dung chính của đoạn văn trên ?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm ) Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta ?
Câu 2: (5.0 điểm ) . Đóng vai nhân vật người em kể lại truyện “cây khế”?
3. Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I
| ĐỌC HIỂU
| 3.0 | |
| 1 | - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận | 0,5 |
| 2 | - Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Xem người ta kìa.” - Tác giả Lạc Thanh. | 0,25 0,25 |
| 3 | - “Vì lẽ đó” là trạng ngữ chỉ mục đích. - “Xưa nay” là trạng ngữ chỉ thời gian. | 0,5 0,5
|
| 4 | - Mẹ tôi có lý khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Bởi trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Nhiều người xuất chúng nhờ noi gương. | 1,0 |
II | TẠO LẬP VĂN BẢN | 7.0 | |
| 1 | HS viết đoạn văn: Trình bày về Sự khác biệt và gần gũi của con người trong cuộc sống .
| 2.0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn nghị luận:
| 0,25 | |
| b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sự khác biệt và gần gũi của con người trong cuộc sống Sự khác biệt và gần gũi của con người trong cuộc sống | 0,25 | |
| c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: - Đặt vấn đề về Sự khác biệt và gần gũi của con người trong cuộc sống + Khác biệt : là đặc điểm riêng về thể chất và tâm hồn. + Gần gũi: là những nét chung những điểm giống nhau và gần giống nhau. - Biểu hiện khác biệt và gần gũi trong đời sống: + Biểu hiện khác biệt trong đời sống: : mỗi người có một cuộc sống riêng, một nhân sinh quan riêng và một tính cách khác hoàn toàn những người còn lại. Có người giỏi về thể thao, có người giỏi về trí não, người lao động chân tay, người lao động trí óc; có người sống tự tin, có người sống khép kín... + Biểu hiện gần gũi trong đời sống: : Thông minh, giỏi giang, tin yêu, tôn trọng, thành đạt, thành công … - Ý nghĩa: + Khác biệt: Tạo cuộc sống muôn màu muôn vẻ,vô tận và hấp dẫn lạ lùng. Đó là phần đáng quý, đáng trân trọng, đó là cái không bị hòa tan khi ta hòa nhập ở mỗi người . Nếu mỗi người đều nhận thức được sự khác biệt của mình và biến nó thành điểm mạnh sẽ góp phần xây đắp cho xã hội cũng như giá trị cuộc sống của bản thân ngày càng tốt hơn. + Gần gũi: những nét chung ,gần gũi của chúng ta trong cuộc sống để chúng ta thấu hiểu, hợp tác và chia sẻ. - Bài học nhận thức hành động. | 1.0 | |
| d. Sáng tạo: HS có thể có sáng tạo riêng khi viết đoạn văn cảm nhận. | 0.25 | |
| e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0.25 | |
| 2 | Đóng vai nhân vật người em, kể lại truyện Cây Khế. | 5.0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: Học sinh biết cách làm bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích. Bố cục rõ ràng, mạch lạc. Lựa chọn ngôi kể thứ nhất, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm; nhận xét, đánh giá, so sánh trong bài. | 0.25
3,5 | |
| b. Xác định đúng vấn đề tự sự: Đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích. | 0,25 | |
| c. Yêu cầu kiến thức: Học sinh có nhiều cách xây dựng cốt truyện, nhưng phải dựa vào truyện cổ tích Cây Khế. Các sự việc logic, lời thoại hợp lý… Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: A. Mở bài: Đóng vai nhân vật tự giới thiệu về mình và câu chuyện định kể. B. Thân bài: - Hoàn cảnh xuất thân: - Diễn biến chính của câu chuyện: ( Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Chú ý đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm; nhận xét, đánh giá, so sánh vào trong từng đoạn của bài) C. Kết bài: Nêu kết thúc câu chuyện và bài học được rút ra từ câu chuyện hoặc gửi gắm thông điệp. | 4,0 | |
| d. Sáng tạo: Học sinh có cách diễn đạt độc đáo, linh hoạt, mới mẻ, phù hợp. | 0,25 | |
| e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0,25 | |
Tổng điểm: | 10,0 |
IV. Đề thi học kì 2 Công nghệ lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
1. Ma trận đề thi học kì 2 Công nghệ lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Cấp độ Tên Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | ||||||||
Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||||
1. Khái quát về đồ dùng điện trong gia đình | - Biết được thông số kĩ thuật trên đồ dùng điện, công dụng của bộ phận điều khiển, đồ dùng điện. | - Phân biệt được các đồ dùng điện trong gia đình. - Đề xuất một số biện pháp (việc làm) cụ thể để tiết kiệm điện năng cho gia đình. | ||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 3 1,5đ 15% | 1 0,5đ 5% | 1 2đ 20% | 5 4đ 40% | ||||||||
2. Đèn điện | - Kể tên được các bộ phận chính của bóng đèn huỳnh quang. | - Giải thích ý nghĩa các số liệu. | ||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1/2 1đ 10% | 1/2 1đ 10% | 1 2đ 20% | |||||||||
2. Nồi cơm điện | - Biết được các bước nấu cơm điện. | - Hiểu được nguyên lí làm việc của nồi cơm điện. - Trình bày cách lựa chọn và một số lưu ý khi sử dụng nồi cơm điện. | ||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1 0,5đ 5% | 1 0,5đ 5% | 1 2 đ 20% | 3 3đ 30% | ||||||||
3. Bếp hồng ngoại | - Biết được các bước sử dụng, thông số kĩ thuật bếp hồng ngoại | |||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 2 1đ 10% | 2 1đ 10% | ||||||||||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỷ lệ: 100% | 6 3đ 30% | 1/2 1đ 10% | 1 0,5đ 5% | 1 2đ 20% | 1 0,5đ 5% | 3/2 3đ 30% | 11 10đ 100% |
2. Đề thi học kì 2 Công nghệ lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
TRƯỜNG THCS…………. TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 |
A. Trắc nghiệm (4 điểm): Chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng và ghi lại vào bài làm.
Câu 1: Đáp án nào sau đây không phải đồ dùng điện phổ biến trong gia đình?
A. Quạt hơi nước, máy hút bụi, nồi áp suất.
B. Bếp hồng ngoại, tivi, bàn là.
C. Nồi cơm điện, ấm siêu tốc, bếp từ.
D. Máy phát điện, đèn pin, remote.
Câu 2: Trong nguyên lí làm việc của nồi cơm điện: khi cơm cạn nước, bộ phận điều khiển sẽ làm giảm nhiệt độ của bộ phận nào để nồi chuyển sang chế độ giữ ấm?
A. Nồi nấu.
B. Bộ phận sinh nhiệt.
C. Thân nồi.
D. Nguồn điện.
Câu 3: Cần làm gì trong bước chuẩn bị của nấu cơm bằng nồi cơm điện?
A. Vo gạo
B. Điều chỉnh lượng nước cho đủ
C. Lau khô mặt ngoài nồi nấu
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Các thông số kĩ thuật trên đồ dùng điện có vai trò gì?
A. Giúp lựa chọn đồ điện phù hợp.
B. Giúp sử dụng đúng yêu cầu kĩ thuật.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 5: Sử dụng bếp hồng ngoại theo mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6: Công dụng của bộ phận điều khiển là:
A. Bật chế độ nấu
B. Tắt chế độ nấu
C. Chọn chế độ nấu
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Trên bếp điện hồng ngoại có ghi: 220V/ 2000W. Em hãy cho biết ý nghĩa của số liệu 2000W?
A. Cường độ dòng điện.
B. Công suất định mức.
C. Điện áp định mức.
D. Diện tích mặt bếp.
Câu 8: Công dụng của ấm đun nước là:
A. Đun sôi nước
B. Tạo ánh sáng
C. Làm mát
D. Chế biến thực phẩm
B. Tự luận (6 điểm):
Câu 9 (2 điểm): Em hãy đề xuất một số biện pháp (việc làm) cụ thể để tiết kiệm điện năng cho gia đình.
Câu 10 (2 điểm):
a) Em hãy kể tên các bộ phận chính của bóng đèn huỳnh quang?
b) Trên bóng đèn huỳnh quang có ghi 220V/36W, em hãy giải thích ý nghĩa các số liệu đó?
Câu 11 (2 điểm): Trình bày cách lựa chọn và một số lưu ý khi sử dụng nồi cơm điện.
3. Đáp án đề thi học kì 2 Công nghệ lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
A.Trắc nghiệm: (4 điểm). ( Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | D | B | D | C | C | D | B | A |
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 9. (2 điểm): Một số biện pháp tiết kiệm điện cho gia đình:
- Sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm điện như bóng đèn LED, các đồ điện có gắn nhãn năng lượng tiết kiệm điện. - Giảm sử dụng điện trong giờ cao điểm. - Lựa chọn các thiết bị tiết kiệm điện. - Tắt các dụng cụ điện khi không sử dụng. | 0,5 0,5 0,5 0,5 |
Câu 10. (2 điểm).
* Đèn huỳnh quang có 2 bộ phận chính:
- Ống thủy tinh (có phủ lớp bột huỳnh quang ) . - Hai điện cực. | 0,5 0,5 |
* Giải thích ý nghĩa các thông số ghi trên bóng đèn huỳnh quang
- 220V: Điện áp định mức. - 36W: Công suất định mức. | 0,5 0,5 |
Câu 11. (2 điểm)
a) Việc lựa chọn nồi cơm điện cần chú ý đến các thông số kĩ thuật.
- Các đại lượng điện định mức (điện áp định mức, công suất định mức). - Dung tích nồi. - Các chức năng của nồi. - Phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình. | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
b) Một số lưu ý khi sử dụng nồi cơm điện
- Đặt nồi cơm điện ở nơi khô ráo, thoáng mát. - Không dùng tay, vật dụng khác để che hoặc tiếp xúc trực tiếp với van thoát hơi hơi của nồi cơm điện khi nồi đang nấu. - Không dùng các vật cứng, nhọn chà sát, lau chùi bên trong nồi nấu. - Không nấu quá lượng gạo quy định so với dung tích của nồi nấu. | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
V. Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
1. Ma trận đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 sách Kết nối tri thức
Cấp độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | ||||||
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | |||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Chủ đề 5: Em với gia đình | Yêu cầu cần đạt | - Biết tham gia giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong quan hệ gia đình. (C1) | ||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1 0,5 | 1 0,5 | ||||||||
5% | 5% | |||||||||
Chủ đề 6: Em với cộng đồng | Yêu cầu cần đạt | - Thiết lập được các mối quan hệ với cộng đồng. (C2) - Lập và thực hiện được kế hoạch hoạt động thiện nguyện tại địa phương. (C3) - Biết được hành vi có văn hoá nơi công cộng. (C4) | - Thể hiện được sự sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn trong các mối quan hệ cộng đồng. (C6) | -Thể hiện được hành vi có văn hoá nơi công cộng. (C5) | ||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 3 1,5 15% | 1 0,5 5% | 1 0,5 5% | 5 2,5 25% | ||||||
Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường | Yêu cầu cần đạt | - Biết được cảnh quan thiên nhiên của quê hương mình. (C7) | - Hiểu được các biện pháp bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. (C8) | - Thể hiện được các biện pháp bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. (C12) | ||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1 0,5 5% | 1 0,5 5% | 1 2 20% | 3 3,0 30% | ||||||
Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp | Yêu cầu cần đạt | - Hiểu được được giá trị của các nghề trong xã hội. (C11) - Tìm hiểu được một số nghề truyền thống ở Việt Nam. (9) | - Nhận diện được giá trị của các nghề trong xã hội và có thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp khác nhau. (C13) - Xác định được một số nghề truyền thống ở địa phương. (C10) | |||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 2 2,5 25% | 1 0,5 5% | 1 1,0 10% | 4 4,0 40% | ||||||
Tổng số câu | 5 | 4 | 4 | 13 | ||||||
Tổng số điểm | 2,5 | 3,5 | 4,0 | 10 | ||||||
Tỉ lệ % | 25% | 35% | 40% | 100% |
2. Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
TRƯỜNG TH & THCS……….. | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
I. (5,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái chỉ câu trả lời đúng!
Câu 1: Khi có vấn đề nảy sinh trong gia đình em không nên làm gì?
A. Nhẹ nhàng khuyên bảo nhau.
B. Thờ ơ trước những tình huống nảy sinh trong gia đình.
C. Kìm chế tức giận khi gặp vấn đề cần giải quyết.
D. Trao đổi góp ý khi người thân có thói quen chưa tốt.
Câu 2: Việc làm nào sau đây không phải để thiết lập mối quan hệ cộng đồng?
A. Không quan tâm đến các sự kiện diễn ra ở địa phương.
B. Tham gia các câu lạc bộ tình nguyện.
C. Chia sẻ, cảm thông, thấu hiểu với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
D. Tham gia các hoạt động tập thể ở trường lớp, thôn xã nơi em sống.
Câu 3: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động thiện nguyện?
A. Giúp đỡ người già neo đơn.
B. Tham gia các hoạt động gây quỹ ủng hộ người có hoàn cảnh khó khăn.
C. Trồng rau, nuôi gà giúp gia đình.
D. Tặng lương thực, thực phẩm cho người ở vùng lũ lụt.
Câu 4: Đâu là hành vi chưa có văn hóa nơi công cộng?
A. Chào hỏi, thể hiện sự vui vẻ thân thiện.
B. Cãi vã, ẩu đả khi có va chạm giao thông.
C. Nhường chỗ cho người già, em nhỏ.
D. Nói lời lễ phép, khiêm tốn.
Câu 5: Bản thân em đã thực hiện hành vi có văn hóa nào nơi công cộng?
A. Vứt rác bừa bãi.
B. Hút thuốc, nhả kẹo cao su tại nơi công cộng.
C. Ngồi, nằm chiếm ghế đá.
D. Nói năng nhỏ nhẹ khi ở thư viện.
Câu 6: Tại sao cần có mối quan hệ tốt đẹp với những người hàng xóm xung quanh mình?
A. Vì họ mang lại nhiều lợi ích cho ta.
B. Vì họ giúp đỡ khi ta cần.
C. Vì họ cùng tham gia các hoạt động cộng đồng và sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khi ta gặp khó khăn.
D. Vì họ luôn làm theo sở thích của ta.
Câu 7: Phong cảnh thiên nhiên có ở quê hương em là:
A. rừng nguyên sinh với nhiều động vật hoang dã.
B. cánh đồng lúa và bãi biển Đồng Châu.
C. đồi núi và ruộng bậc thang.
D. hang động và thác nước.
Câu 8: Trong những hành động sau, hành động nào góp phần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên?
A. Bảo vệ các loài động vật, thực vật sống trong các khu rừng.
B. Nuôi nhốt gấu để lấy mật.
C. Xả nước thải chưa qua xử lí ra sông, biển.
D. Khai thác những cây gỗ quí, cây cổ thụ trong rừng nguyên sinh.
Câu 9: Nghề nào dưới đây không phải nghề truyền thống?
A. Nghề làm gốm.
B. Nghề dệt lụa.
C. Nghề làm đồng hồ.
D. Nghề làm trống.
Câu 10: Ở xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình có nghề truyền thống nào sau đây?
A. Nghề chạm bạc.
B. Nghề đúc đồng.
C. Nghề làm bánh cáy.
D. Nghề dệt chiếu cói.
II. (2,0 điểm) Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C.
Câu 11:
Cột A (Nghề nghiệp) | Cột B (Giá trị của nghề nghiệp) | Cột C nối |
1. Giáo viên | A. trồng trọt và chăn nuôi tạo ra những sản phẩm phục vụ cho đời sống con người. | 1 nối với….. |
2. Nông dân | B. truyền đạt những tri thức của nhân loại, giáo dục đạo đức, nhân cách của con người. | 2 nối với….. |
3. Bác sĩ | C. bảo đảm an ninh trật tự cho xã hội và cuộc sống bình yên cho nhân dân. | 3 nối với….. |
4. Công an | D. chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho mọi người. | 4 nối với….. |
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 12: (2,0 điểm) Em có thể làm được những việc gì để góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?
Câu 13: (1,0 điểm) Lan có Bác làm ở ngân hàng. Lan cho rằng, làm ngân hàng thì mới có nhiều tiền, không phải lao động vất vả. Vì vậy, Lan rất ngưỡng mộ Bác và mong muốn sau này cũng sẽ được làm nghề đó. Em có đồng tình với suy nghĩ và thái độ của Lan không? Vì sao?
3. Đáp án đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (7,0 ĐIỂM)
I. Mỗi câu khoanh tròn đúng được 0,5 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | A | C | B | D | C | B | A | C | B |
II. Mỗi ý nối đúng được 0,5 điểm(Câu 11)
1 nối với B.
2 nối với A.
3 nối với D.
4 nối với C.
B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 ĐIỂM)
Câu | Đáp án, hướng dẫn chấm | Điểm |
Câu 12: | (2,0 điểm) | |
- Không vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng, bãi biển, sông hồ, khu du lịch… | (0,5 điểm) | |
- Tích cực tham gia trồng và chăm sóc cây xanh. | (0,5 điểm) | |
- Thu gom phân loại rác thải. | (0,5 điểm) | |
- Làm tuyên truyền viên nhỏ tuổi để vận động mọi người không chặt phá rừng bừa bãi và không săn bắt động vật hoang dã… * HS có thể nêu các việc làm khác đúng vẫn cho điểm tối đa. | (0,5 điểm) | |
Câu 13: | (1,0 điểm) | |
Không đồng tình với suy nghĩ và thái độ của Lan. Mỗi người cần làm công việc mình yêu thích, phù hợp với khả năng và đem lại lợi ích cho xã hội. (GV tùy theo cách xử lí tình huống của HS để cho điểm phù hợp). | (0,5 điểm) (0,5 điểm) |
VI. Đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
1. Ma trận đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Kết nối tri thức
Mức độ
Nội dung/ Chủ đề | Yêu cầu về nhận thức | Tổng | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
| |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
| |
ĐẤT VÀ SINH VẬT | Biết được thành phần, nguồn gốc và đặc điểm của các loại đất. - Các loại động vật ngủ đông | Giá trị của các loại đất. - Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật | Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên mang lại ý nghĩa như thế nào | Đề bảo vệ môi trường, mỗi người chúng ta cần phải làm gì |
| ||||
Số câu Điểm % | 5 1,25 12,5% | 5 1,25 12,5% | ½ 1,0 10% | ½ 1,0 10% | 11 4,5 45% | ||||
CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN | Biết được số dân thế giới. - Châu lục nào có số dân dông nhất, thấp nhất. - Hiện tượng bùng nổ dân số. | -Kể tên những tác động tiêu cực của con người tới thiên nhiên -Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới | Nguyên nhân cảu sự gia tăng dân số. - Tác động của thiên nhiên trong sản xuất |
| Các phương pháp giải quyết bùng nổ dân số. | Đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế những tác động đó. |
| ||
Số câu Điểm % | 3 0,75 7,5% | 1,5 3,0 30% | 2 0,5 5% | 1 02,5 2,5% | ½ 1,0 10% | 8 5,5 55% | |||
Tổng Số câu Điểm % |
8 2,0 20% |
1,5 3,0 30% |
7 1,75 17,5% |
½ 1,0 10% |
1 02,5 2,5% |
|
|
1 2,0 20% |
19 10 100% |
2. Đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Kết nối tri thức
1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đầu dòng trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Hai thành phần chính của lớp đất là:
A. Hữu cơ và nước
B. Nước và không khí
C. Cơ giới và không khí
D. Khoáng và hữu cơ
Câu 2. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là
A. sinh vật
B. đá mẹ
C. khoáng
D. địa hình
Câu 3. Đặc điểm nào không đúng với thành phần hữu cơ trong đất
A. chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong lớp đất
B. có màu xám thẫm hoặc đen
C. tồn tại chủ yếu ở lớp trên cùng của đất
D. đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ
Câu 4. Những loại đất hình thành trên đá mẹ granit thường có:
A. Màu nâu hoặc đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng.
B. Màu xám thẫm độ phì cao.
C. Màu xám, chua, nhiều cát.
D. Màu đen, hoặc nâu, ít cát, nhiều phù sa.
Câu 5. Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất tốt nhất dùng để trồng cây lúa là
A. đất cát pha.
B. đất xám.
C. đất phù sa bồi đắp.
D. đất đỏ badan.
Câu 6. Trong các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên trái đất, nhân tố ảnh hưởng rõ nhất đối với thực vật là
A. địa hình
B. nguồn nước
C. khí hậu
D. đất đai
Câu 7. Ý nào sau đây không phải ảnh hưởng tiêu cực của con người đến phân bố thực, động vật trên Trái Đất?
A. phá rừng bừa bãi.
B. săn bắn động vật quý hiếm.
C. Lai tạo ra nhiều giống.
D. đốt rừng làm nương rãy.
Câu 8. Các loài động vật nào dưới đây thuộc loài động vật ngủ đông:
A. Gấu nâu ở dãy Pyrennees (Pháp)
B. Cá tra, cá hồi
C. Cá voi xám
D. Rùa
Câu 9. Ý nào sau đây không phải ảnh hưởng của con người đến sự mở rộng phân bố thực, động vật trên Trái Đất?
A. Lai tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi.
B. Mang cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.
C. Khai thác rừng bừa bãi thu hẹp nơi sinh sống của sinh vật.
D. Trồng và bảo vệ rừng
Câu 10. Những miền cực có khí hậu lạnh giá, chỉ có các loài thực vật nào sinh trưởng được trong mùa hạ?
A. rêu, địa y.
B. cây lá kim.
C. cây lá cứng.
D. sồi, dẻ.
Câu 11. Nêu phương hướng giải quyết bùng nổ dân số.
A. Kiểm soát tỉ lệ sinh, để đạt được tỉ lệ số dân hợp lý.
B. Có các chính sách dân số phù hợp, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội nâng cao dân trí.
C. Thực hiện chính sách dân số hợp lí.
D. Phát triển kinh tế tốt để đáp ứng được sự gia tăng dân số
Câu 12. Trường hợp nào dưới đây sẽ dẫn đến sự tăng nhanh dân số
A. tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao.
B. tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ tử giảm.
C. tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm.
D. tỉ lệ tử cao, tỉ lệ sinh giảm
Câu 13. Châu lục nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhất
A. Châu Á.
B. Châu Âu.
C. Châu Phi.
D. Châu Đại Dương
Câu 14. Dân số thế giới năm 2018 là
A. 7,6 tỉ người B. 76 tỉ người | C. 7,6 triệu người D. 76 triệu người |
Câu 15. Ý nào không phải là tác động của thiên nhiên tới sản xuất.
A. Tác động tới sản xuất nông nghiệp
B. Tác động tới công nghiệp
C. Tác động tới dịch vụ.
D. Tác động tới con người.
Câu 16. Bùng nổ dân số xảy ra khi
A. quá trình di dân xảy ra.
B. tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao.
C. chất lượng cuộc sống được nâng cao.
D. tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trung bình năm trên 2.1%
Phần 2. Tự luận.
Câu 1. (2,0 điểm)
Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên mang lại ý nghĩa như thế nào. Để bảo vệ môi trường, mỗi người chúng ta cần phải làm gì?
Câu 2. (2,0 điểm)
Kể tên những tác động tiêu cực của con người tới thiên nhiên. Đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế những tác động đó.
Câu 3. (2,0 điểm)
Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới.
3. Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Kết nối tri thức
Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | D | B | D | C | C | C | C | A |
Câu | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | C | A | B | C | B | A | D | D |
Phần tự luận (6 điểm)
Câu | Hướng dẫn | Điểm |
Câu 1 (2,0đ) | Ý nghĩa: - Giữ gìn sự đa dạng sinh học, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên. - Bảo vệ được không gian sống của con người, đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi đề phát triền kinh tế, xã hội. Giải pháp: Sử dụng tài nguyên hợp lí, tiết kiệm nhằm hạn chế sự suy giảm tài nguyên cả về số lượng và chất lượng |
0,5
0,5
1,0
|
Câu 2 (2đ) | Tác động: - Làm suy giảm nguồn tài nguyên. - Làm ô nhiễm môi trường. Giải pháp Con người ngày càng nhận thức được trách nhiệm của mình với thiên nhiên và đã có những hành động tích cực đề bảo vệ môi trường bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi núi, cải tạo đất, biến những vùng khô cằn, bạc màu thành đồng ruộng phì nhiêu | 1,0
1,0
|
Câu 3 (2đ) | Phân bố dân cư và mật độ dân số thế giới thay đổi theo thời gian và không đều trong không gian - Nơi đông dân: nơi kinh tế phát triền, điều kiện tự nhiên thuận lợi. Ví dụ như Đông Nam Á, Đông Á… - Nơi thưa dân: các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc khô hạ. Ví dụ như Bắc Á, Trung Á … | 1,0
0,5
0,5 |
VI. Đề thi học kì 2 Tin học lớp 6
Link tải Đề thi học kì 2 Tin học 6 năm 2024 gồm đề thi có kèm đáp án và ma trận:
Tải file về máy để xem đầy đủ nội dung
VII. Đề thi học kì 2 Tiếng Anh lớp 6
Link tải Đề thi học kì 2 Tiếng Anh lớp 6 năm 2024 có đáp án chi tiết:
Tải file về máy để xem đầy đủ nội dung
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 6: Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Rosie1331
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Top 8 Đoạn văn về một hình ảnh hay hành động của Thánh Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất
-
Top 21 bài Kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần siêu hay
-
Vở học môn khoa học tự nhiên 6 học kì 2
-
Nêu ra vài hiện trạng và nguyên nhân gây thiệt hại môi trường ở khu vực em tham quan
-
Dựa vào bài thơ Gọi bạn kể lại câu chuyện (6 mẫu)
-
Top 8 Đề thi học kì 2 Công nghệ 6 Cánh Diều 2024
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt khối mũi nhọn năm học 2024-2025
-
TOP 14 Viết đoạn văn kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình siêu hay
-
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước
-
Ca dao là những sáng tác của ai?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 6
Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 6 sách Kết nối tri thức 2024
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau Đời cha ông với đời tôi
Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?
Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát Việt Nam quê hương ta (9 mẫu)
Top 20 Bài văn tả cảnh sinh hoạt gia đình lớp 6 hay nhất
28 Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức năm học 2023-2024