Đề ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt có đáp án

HoaTieu.vn xin chia sẻ Top 12 Đề ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt có đáp án năm 2024 được lựa chọn kỹ lưỡng nhằm giúp các em học sinh ôn tập kiến thức trọng tâm lớp 2, làm nền tảng chuẩn bị cho năm học lớp 3 sắp tới.

Bài tập học hè môn Tiếng Việt lớp 2 dưới đây sẽ gồm 3 phần: Kiến thức từ và câu, hệ thống bài tập và 12 đề ôn hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt có đáp án. Mời bạn đọc tham khảo và tải file về máy để xem bản đầy đủ.

1. Kiến thức từ và câu

Đề ôn tập hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt

A.TỪ

1. TỪ CHỈ SỰ VẬT

Từ chỉ sự vật là từ chỉ tên của:

- Con người, bộ phận của con người: ông, bà, bác sĩ, giáo viên, lớp trưởng, giáo sư,…, chân, tay, mắt,mũi…

- Con vật, bộ phận của con vật: trâu, bò, gà, chim,…, sừng, cánh, mỏ, vuốt,…

- Cây cối, bộ phận của cây cối: táo, mít, su hào, bắp cải, hoa hồng, thược dược, …, lá, hoa,nụ,…

- Đồ vật: quạt, bàn, ghế, bút, xeđạp,…

- Các từ ngữ về thời gian, thời tiết: ngày, đêm, xuân, hạ, thu, đông, mưa, gió, bão, sấm, chớp, động đất, sóngthần,...

- Các từ ngữ về thiên nhiên: đất, nước, ao, biển, hồ, núi, thác, bầu trời, mặt đất, mây,...

2. TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG - TRẠNG THÁI

Là những từ chỉ:

  • Hoạt động của con người, con vật: đi, đứng, học, viết, nghe, quét (nhà ), nấu (cơm), tập luyện,...
  • Trạng thái trong một khoảng thời gian: ngủ, thức, buồn, vui, yêu, ghét, thíchthú,vui sướng,...

3.TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM

Từ chỉ đặc điểm là từ chỉ:

- Màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, xanh biếc, xanh xao, đo đỏ, đỏ thắm, tim tím,...

- Hình dáng, kích thước: to tướng, nhỏ bé, dài, rộng, bao la, bát ngát, cao vút, thấp tè, ngắn củn, quanh co, ngoằn ngoèo, nông, sâu, dày,mỏng...

- Mùi, vị: thơm phức, thơm ngát, cay, chua, ngọtlịm,...

- Chỉ tính nết, phẩm chất của con người : ngoan ngoãn, thông minh, chăm chỉ, cần cù, thật thà,hiền từ, nhân hậu, hiền hòa,…

- Các đặc điểm khác: nhấp nhô, mỏng manh, già, non, trẻ trung, xinh đẹp,....

B. CÁC DẤU CÂU

1) Dấu chấm: Kết thúc câu kể

Ví dụ : Em là học sinh lớp 3A.

2) Dấu phẩy

- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu (hoặc có thể nói: Ngăn cách các từ cùng chỉ đặc điểm, từ cùng chỉ hoạt động – trạng thái, cùng chỉ sự vật trong câu)

Ví dụ: Mèo, chó, gà cùng sống trong một xóm vườn.

- Ngăn cách thành phần phụ với thành phần chính(Khi thành phần này đứng ở đầu câu)(Các bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?, Vì sao? Bằng gì?, Khi nào? Để làm gì?... tạm gọi là bộ phận phụ)

Ví dụ : Trong lớp , chúng em đang nghe giảng.

3) Dấu hỏi chấm: Đặt sau câu hỏi

4) Dấu chấm than:Dùng ở cuối những câu bộc lộ cảm xúc.

Ví dụ:A, mẹ đã về!

....................

2. Các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 2

A. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1: Chép lại đoạn văn sau cho đúng chính tả, sau đó gạch chân dưới từ chỉ sự vật.

Chên lương, mỗi người mỗi việc. Người nớn đánh châu ra đồng. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ dà nhặt cỏ, đốt ná. Mấy trú bé tìm trỗ ven xuối để bắc bếp thổi cơm.

Bài 2: Gạch chân những từ không thuộc nhóm chỉ sự vật ở mỗi dãy từ sau:

a.hoa, xinh đẹp, cái bút, con trâu, ông bà, quý mến, mây, gió.

b. cô giáo, mặt đất, con gà, ngôi nhà,viết, nghe giảng

Bài 3:Tìm từ ngữ chỉ sự vật thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu:

a................. đỏ thắm trên ...........

b. ................ đang mổ ........................

c.................................. đang đá bóng trên ...........................

Bài 4:Tìm từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau

Tiếng ru

Con ong làm mật, yêu hoa

Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời

Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.

Một người – đâu phải nhân gian?

Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

Bài 5: Cho các câu sau:

  1. Cô và mẹ là hai cô giáo.
  2. Trường của cháu đây là trường mầm non.
  3. Em thích nhất là được mẹ cho đi chơi ở Lăng Bác.
  4. Chị là con gái miền xuôi
  5. Chị lên chăn bò sữa ở Sa Pa.
  6. Thế là mùa xuân mong ước đã đến.
  7. Mùi hương đặc biệt của hoa giẻ là một mùi hương rất quyến rũ.
  8. Chùm hoa giẻ đẹp nhất là chùm hoa được dành tặng cô giáo.

- Khoanh tròn trước câu kiểu Ai là gì? trong các câu trên.

- Xác định 2 bộ phận chính (BPC) trong các câu vừa tìm được.

..............

3. Đề ôn hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt số 1

I. Đọc hiểu

Người bạn nhỏ

Trong những con chim rừng, Lan thích nhất con nộc thua*. Có hôm Lan dậy thật sớm, ra suối lấy nước, chưa có con chim nào ra khỏi tổ. Thế mà con nộc thua đã hót ở trên cành. Có những hôm trời mưa gió rất to, những con chim khác đi trú mưa hết. Nhưng con nộc thua vẫn bay đi kiếm mồi hoặc đậu trên cành cao hót một mình. Trong rừng chỉ nghe có tiếng mưa và tiếng con chim chịu thương, chịu khó ấy hót mà thôi. Thành ra, có hôm Lan đi học một mình mà cũng thấy vui như có bạn đi cùng.

(Quang Huy)

*Nộc thua: loài chim rừng nhỏ, lông màu xanh, hót hay.

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Bạn Lan sống ở vùng nào?

a. Vùng nông thôn b. Vùng thành phố c. Vùng rừng núi

2. Khi trời mưa gió, Lan nghe thấy những âm thanh gì trong rừng?

  1. Tiếng mưa rơi, tiếng suối reo vui
  2. Tiếng mưa rơi, tiếng nộc thua hót
  3. Tiếng suối reo, tiếng nộc thua hót

3. Vì sao trong những con chim rừng, Lan thích nhất nộc thua?

  1. Vì nộc thua hót hay và chịu thương, chịu khó
  2. Vì nộc thua hót hay và luôn cùng Lan đi học
  3. Vì nộc thua hót hay trên con đường Lan đi học

II. Bài tập

Bài 1. Điền l hay n vào chỗ trống:

- ăn …o, …o lắng, gánh …ặng, im …ặng, …ung linh, …ung nấu.

Bài 2. Xếp các từ in đậm trong đoạn thơ sau vào từng ô trong bảng:

Em cầm tờ lịch cũ - Ngày hôm qua ở lại

- Ngày hôm qua đâu rồi? Trên cành hoa trong vườn

Ra ngoài sân hỏi bố Nụ hồng lớn lên mãi

Xoa đầu em bố cười. Đợi đến ngày toả hương.

- Ngày hôm qua ở lại

Trong hạt lúa mẹ trồng

Cánh đồng chờ gặt hái

Chín vàng màu ước mong…

(Bế Kiến Quốc)

Chỉ người (3 từ)

……………………………………………...

……………………………………………...

Chỉ vật (3 từ)

……………………………………………...

…………………………………………...

Chỉ hoạt động, đặc điểm (4 từ)

……………………………………………...

……………………………………………...

……………………………………………...

Bài 3. Đặt mỗi câu với mỗi từ chọn được ở 3 ô trong bảng trên:

Bài 4. Chị Hướng Dương xinh đẹp vừa nở nụ cười tươi thì bị một con sâu bò lên định cắn những cánh hoa rực rỡ của chị. Thấy vậy, Chích Bông vội sà xuống mổ tên sâu. Theo em, chị Hướng Dương sẽ nói gì để cám ơn Chích Bông?

4. Đề ôn hè lớp 2 lên lớp 3 môn Tiếng Việt số 2

I. Đọc hiểu

Người học trò cũ

Trước giờ vào lớp, chúng em đang chơi thì có một chú bộ đội đến. Chú đội chiếc mũ có ông sao trên nền xanh da trời. Chú hỏi thăm cô giáo. Một bạn vào thưa với cô. Cô vội vàng bước ra. Chú bộ đội cũng bước nhanh tới, vội ngả mũ xuống:

-Em chào cô ạ!

Cô giáo bỗng sững lại. Chúng em cũng nín lặng vây quanh.

-Thưa cô, em về thăm sức khỏe của cô!

Cô giáo như chợt nhớ ra:

-À! Em Thanh! Em lái máy bay à?.... Em còn nhớ cô ư?

-Thưa cô, dù bao nhiêu năm nữa, dù có đi đâu rất xa, em vẫn là học sinh cũ của cô, đã từng được cô dìu dắt, dạy bảo.

(Theo Phong Thu )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

1. Khi nhìn thấy cô giáo cũ, chú bộ đội đã làm gì?

a. Bước tới, nhanh nhẹn chào cô giáo.

b. Bước nhanh tới, ngả mũ chào cô giáo.

c. Đứng nghiêm, ngả mũ chào cô giáo.

2. Thái độ của cô giáo ra sao khi gặp người học trò cũ?

a. Không nhớ tên trò, đứng sững lại vì ngạc nhiên.

b. Nhớ tên trò, xúc động vì trò cũ còn nhớ đến mình.

c. Nhớ tên trò, hỏi chuyện lái máy bay của trò cũ.

3. Câu hỏi cuối bài (“ Thưa cô,….dạy bảo”) chứng tỏ điều gì ở người học trò cũ?

a.Biết ơn cô giáo đã nhớ người học trò cũ sau bao năm xa cách.

b. Biết ơn cô giáo đã tiếp đón người học trò về thăm trường cũ.

c. Biết ơn cô giáo đã từng dìu dắt, dạy bảo mình từ thuở ấu thơ.

4. Câu tực ngữ nào dưới đây phù hợp nhất với ý nghĩa của câu chuyện?

a. Ăn quả nhớ người trồng cây.

b. Học thầy không tày học bạn.

c. Một chữ cũng là thầy, nữa chữ cũng là thầy.

5. Giờ em đã chuẩn bị là học sinh lớp 3, em sẽ nói gì với thầy (cô) giáo cũ đã dạy lớp 1, lớp 2 của em?

II.Bài tập

Bài 1. Điền từ chỉ hoạt động phù hợp vào chỗ trống:

a. Cô giáo của em đang………….bài trên lớp.

b. Bạn Ngọc Anh ………….truyện rất say sưa.

c. Bác bảo vệ đã………...trống tan trường.

d. Chị Phương Nga……song ca cùng chị Phương Linh.

Bài 2. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân:

a. Lan là cô ca sĩ nhỏ của lớp em.

b. Cặp sách là ngôi nhà của các đồ dùng học tập.

c. Rắn là loài vật em sợ nhất.

Bài 3. Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) kể về cô giáo cũ của em dựa vào các gợi ý sau:

a. Cô giáo lớp 1 của em tên là gì?

b. Tình cảm của cô đối với học sinh như thế nào?

c. Em nhớ nhất điều gì ở cô?

d. Em sẽ làm gì để đền đáp lại công ơn của cô?

Bài làm

Bài 4*: Em đã được xem rất nhiều bộ phim hoạt hình rồi đúng không? Em thích nhất là nhân vật nào? Em hãy đặt mình vài vai một trong các nhân vật đó và viết khoảng 3 – 4 câu để giới thiệu về mình nhé!

.............

Tải file về máy để xem bản đầy đủ

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 2: Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 6.343
0 Bình luận
Sắp xếp theo