Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh Diều (Kèm ma trận và đáp án) năm 2022-2023

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh Diều (Kèm ma trận và đáp án) theo Thông tư 27 năm 2022-2023, bao gồm các đề thi, có kèm theo cả đáp án để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cho kì thi cuối kì II. Mời các em tham khảo và tải file Đề thi cuối kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt trong bài viết.

1. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh Diều

Mạch kiến thức,kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TNKQ

TL

HT khác

TNKQ

TL

HT khác

TNKQ

TL

HT khác

TNKQ

TL

HT khác

1. Đọc

a. Đọc hiểu văn bản

Số câu

2

1

1

2

1

1

4

Số điểm

1,0

0,5

1,0

1,0

1,0

0,5

2.5

b) Kiến thức Tiếng Việt

Số câu

1

1

1

1

1

2

3

5

Số điểm

0,5

1,0

0,5

1,0

0,5

1,0

2,5

3,5

Tổng

Số câu

3

1

1

1

1

2

4

4

1

9

Số điểm

1,5

1.0

0,5

1,0

0,5

1,5

2,0

3,5

0.5

6.0

2. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh Diều số 1

PHÒNG GD &ĐT ……….. 

TRƯỜNG TIỂU HỌC ……. 

KIỂM TRA ĐỌC HIỂU CUỐI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2022-2023

MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 2

(Thời gian làm bài 20 phút)

Họ và tên:..................................................................Lớp 2........

Điểm

Nhận xét

Họ và tên giám khảo

Bằng số:

Bằng chữ:

1. Đọc thầm văn bản sau:

Cây Gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cậy gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.

(Theo Vũ Tú Nam )

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1. (0.5đ ) Bài văn miêu tả cây gạo vào mùa nào?

a. Mùa xuân
b. Mùa hạ
c. Mùa thu
d. Mùa đông

Câu 2. (0.5đ) Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì?

a. Tháp đèn khổng lồ
b. Ngọn lửa hồng
c. Ngọn nến
d. Cả ba ý trên.

Câu 3. (0.5đ ) Những chú chim làm gì trên cây gạo?

a. Bắt sâu
b. Làm tổ
c. Trò chuyện ríu rít
d. Tranh giành

Câu 4 . (1đ) Từ ngữ nào trong bài văn cho ta thấy cây gạo có những cử chỉ giống như con người? Nối với đáp án em cho là đúng

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh Diều

Câu 5: ( M4) Cho các từ : gọi, mùa xuân, bay đến, hót, cây gạo, chim chóc, trò chuyện . Em hãy sắp xếp các từ trên vào hai nhóm cho phù hợp:

a)Từ chỉ sự vật:…………………………………………………………………………..

b)Từ chỉ hoạt động: ……………………………………………………………………..

Câu 6: (0.5đ ) Câu “Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” thuộc kiểu câu gì?

a. Ai là gì?
b. Ai thế nào?
c. Ai làm gì?

Câu 7: (0,5đ ) Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” trảlời cho câu hỏi nào?

a. Làm gì?
b. Là gì?
c. Khi nào?
d. Thế nào?

Câu 8: (0,5đ ) Hoàn thành câu văn sau để giới thiệu về sự vật:

1. Con đường này là…………………………………………………..

2. Cái bút này là ………………………………………………………

Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong 2 câu văn sau:

Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn. Giống như thuở trước, cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền hòa.

2.1. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh Diều số 1

I. ĐỌC HIỂU: (6 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu

1

2

3

6

7

Đáp án

a

a

c

c

c

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 4: Cây Gạo gọi đến bao nhiêu là chim. ( 1đ)

Câu 5:

  • Từ chỉ sự vật là: mùa xuân, cây gạo, chim chóc ( 0,5đ)
  • Từ chỉ hoạt động: gọi, bay đến, hót, trò chuyện( 0,5 đ)

Câu 8:

- Con đường này là con đường em đến trường./ là con đường đẹp nhất . /........ ( 1đ)

- Cái bút này là cái bút đẹp nhất./ Cái bút này là cái bút to nhất./….

Câu 9: Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Giống như thuở trước, cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát, hiền hòa ( 0,5đ) – Mỗi dấu phẩy đúng 0,25đ

1. CHÍNH TẢ (4,0 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ chữ, trình bày đúng, đủ đoạn văn (4 điểm).

- Cứ mắc 5 lỗi trừ 1,0 điểm (các lỗi mắc lại chỉ trừ một lần).

- Chữ viết xấu, trình bày bẩn, chữ viết không đúng độ cao trừ (0,25 điểm) toàn bài.

2. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)

+ Viết bài đảm bảo các yêu cầu sau cho 6 điểm.

- HS viết được đoạn văn từ 4 - 5 câu theo gợi ý của đề bài, trình bày thành đoạn văn.

- Viết đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, trình bày sạch, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả.

+ Viết đủ số câu, chưa sắp xếp câu thành đoạn văn cho 5,0 điểm.

+ Viết chưa đủ 4 câu nhưng đúng ý cho 4 điểm.

+ Bài văn viết được từ 1 đến 2 câu cho 2,5 – 3,5 điểm.

3. Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án số 2

I. Phần đọc

1. Đọc thành tiếng (4 đ)

Giáo viên kết hợp kiểm tra qua các tiết ôn tập, dưới hình thức bốc thăm đọc một đoạn và
trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn vừa đọc.

2. Đọc hiểu (6 điểm): Hãy đọc thầm bài văn sau:

Cò và Vạc

Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe. Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc đành chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.
Ngày nay, lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là
quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi
mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc.

Truyện cổ Việt Nam

Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Cò là một học sinh như thế nào?

A. Yêu trường, yêu lớp
B. Chăm làm
C. Ngoan ngoãn, chăm chỉ
D. Lười học

Câu 2. Vạc có điểm gì khác Cò?

A. Học kém nhất lớp
B. Không chịu học hành
C. Hay đi chơi
D. Học chăm nhất lớp

Câu 3. Cò chăm học như thế nào?

A. Lúc nào cũng đi chơi.
B. Lúc nào cũng đi bắt ốc
C. Sau những buổi mò tôm, bắt ốc lại giở sách ra học.
D. Suốt ngày chỉ rúc cánh trong đầu mà ngủ.

Câu 4. Vì sao ban đêm Vạc mới bay đi kiếm ăn?

A. Vì lười biếng
B. Vì không muốn học
C. Vì xấu hổ
D. Vì ban đêm kiếm được nhiều cá hơn

Câu 5. Câu chuyện muốn khuyên các em điều gì?

………………………………………………………………………

Câu 6. Viết 3 từ chỉ đặc điểm:

Yêu mến, ………………………………………………………………

Câu 7. Câu Cò ngoan ngoãn được cấu tạo theo mẫu nào trong các mẫu dưới đây?

A. Mẫu 1: Ai là gì?
B. Mẫu 2: Ai làm gì?
C. Mẫu 3: Ai thế nào?
D. Không thuộc mẫu nào trong 3 mẫu nói trên.

Câu 8. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong câu sau:

Cò đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc.
………………………………………………………………………………………………

Câu 9. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy, dấu chấm hỏi vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:

Chị giảng giải cho em:

- Sông ....hồ rất cần cho cuộc sống con người.... Em có biết nếu không có sông.... hồ thì
cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao không........

Em nhanh nhảu trả lời:
- Em biết rồi ........Thì sẽ chẳng có ai biết bơi, đúng không chị.........

II. Phần viết

1. Bài viết 1: (Nghe - viết)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Bé Hoa(Sách Tiếng Việt Lớp 2, tập 1, trang 129)

2. Bài viết 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 - 5 câu) về ông (bà) của em.

Gợi ý:

a) Ông (bà) em năm nay bao nhiêu tuổi?

b) Hình dáng ông(bà) như thế nào?

c) Tính tình ông (bà) ra sao?

d) Ông(bà) thường quan tâm em như thế nào?

e) Em đã thể hiện tình cảm yêu thương ông (bà) thế nào?

3.1. Đáp án đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều có đáp án số 2

Phần đọc

Câu 1. (0,5đ). Đáp án C

Câu 2. (0,5đ). Đáp án B

Câu 3. (0,5đ) Đáp án C

Câu 4. (0,5đ) Đáp án B

Câu 5. (1đ) Cần phải ngoan ngoãn, chăm chỉ, vâng lời bố mẹ, anh chị mới là con ngoan,
trò giỏi.

Câu 6. (0,5đ) Đoàn kết, yêu quý, xinh đẹp, duyên dáng ,.. (Tìm đủ, đúng 3 từ được 0,5đ)

Câu 7. (1đ) Đáp án C

Câu 8. (1đ) Cò làm gì? (Nếu viết được câu hỏi mà không có dấu chấm hỏi thì trừ 0,25 đ)

Câu 9. (0,5đ) Điền đúng 1 dấu được 0,1đ

Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy, dấu chấm hỏi vào chỗ thích hợp:

Chị giảng giải cho em:

- Sông, hồ rất cần cho cuộc sống con người. Em có biết nếu không có sông, hồ thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao không?

Em nhanh nhảu trả lời:

- Em biết rồi. Thì sẽ chẳng có ai biết bơi, đúng không chị?

II. Phần viết
Câu 1: Bài viết 1: (4 điểm)

- Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng độ cao, đúng khoảng cách, trình bày đúng quy định bài CT ( tốc độ viết khoảng 40 chữ / 15 phút )

- Sai 1 lỗi chính tả trong bài viết về âm, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,2 điểm. (Nếu lỗi giống nhau chỉ trừ một lần)

- Nếu bài viết chưa sạch đẹp, sai về khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, chưa đúng đoạn văn trừ 0,5 điểm toàn bài

Câu 2: Bài viết 2: (6 điểm)

Đảm bảo các yêu cầu:

- Viết được đoạn văn ngắn theo yêu cầu của đề; bài viết đủ ý, đúng chính tả, câu văn rõ ràng, mạch lạc có sáng tạo; trình bày sạch đẹp, cấu trúc một đoạn văn.

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết, trình bày bài có thể cho các mức điểm: 6,5 - 6 - 5,5 - 5 - 4,5 - 4 - 3,5 - 3 -2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5

4. Đề thi cuối kì 2 lớp 2 sách Cánh Diều môn Tiếng Việt số 3

A. Đọc

THỎ CON ĂN GÌ?

Vào một buổi sáng mùa xuân, Thỏ con đi lang thang trong rừng. Thỏ đi mãi, đi mãi mà chẳng tìm được cái gì để ăn .

Thỏ gặp Gà Trống đang mổ thóc. Gà Trống mời : “Bạn Thỏ ơi, tôi có nhiều thóc vàng, bạn hãy ăn cùng tôi”. Thỏ con nói : “Cảm ơn bạn, nhưng tôi không ăn được thóc vàng”. Thỏ lại đi tiếp. Trên đường đi , Thỏ gặp mèo đang ăn cá. Mèo vui vẻ mời Thỏ : “Thỏ ơi, mời bạn ăn cá cùng tôi”. Thỏ nói : “Cảm ơn Mèo con nhé, tôi không ăn được cá đâu”.

Thỏ lại tiếp tục bước đi, những bước đi nặng nề vì mệt và đói. Mệt quá, Thỏ con ngồi nghĩ dưới gốc cây và bật khóc hu hu. Vừa lúc đó Dê con xách làn rau đi qua. Dê mời Thỏ con hai củ cà rốt. Thỏ con mừng rỡ cám ơn Dê con và chú ăn cà rốt một cách ngon lành.

(Theo Hồ Lam Hồng)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Gà Trống, Mèo con đã mời Thỏ con ăn gì?

  1. Thóc, củ cải
  2. Cá, khoai tây
  3. Thóc, cá

2. Vì sao Thỏ con từ chối ăn cùng Gà Trống và Mèo con?

  1. Vì Thỏ con không đói
  2. Vì Thỏ con không ăn được thức ăn của Gà và Mèo.
  3. Vì Thỏ con không muốn ăn thức ăn của người khác.

3. Vì sao Thỏ con cảm ơn Dê con?

  1. Vì Dê con tặng Thỏ con hai củ cà rốt.
  2. Vì Dê con cho Thỏ con ở nhờ.
  3. Vì Dê con hướng dẫn cho Thỏ con cách tìm thức ăn.

4. Em thấy Gà Trống, Mèo con, Dê con trong câu chuyện trên là những người bạn như thế nào?

5. Bộ phận in đậm trong câu “Thỏ con ra khỏi hang để kiếm cái ăn .” trả lời cho câu hỏi nào?

  1. Là gì?
  2. Làm gì?
  3. Thế nào?

B. Viết

I. Chính tả:

Cái trống trường em

Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ

Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?

Cái trống lặng im
Nghiêng đầu trên giá
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá!

Kìa trống đang gọi
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng...
Vào năm học mới
Rộn vang tưng bừng.

Thanh Hào

II. Viết về quê hương hoặc nơi em đang ở.

4.1. Đáp án đề thi cuối kì 2 lớp 2 sách Cánh Diều môn Tiếng Việt số 3

A. Đọc

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

B

A

Gợi ý: Gà Trống, Mèo con, Dê con là những người bạn tốt bụng, biết quan tâm đến người khác.

B

B. Viết

I. Chính tả:

Cái trống trường em

Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ

Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?

Cái trống lặng im
Nghiêng đầu trên giá
Chắc thấy chúng em
Nó mừng vui quá!

Kìa trống đang gọi
Tùng! Tùng! Tùng! Tùng...
Vào năm học mới
Rộn vang tưng bừng.

Thanh Hào

II. Viết về quê hương hoặc nơi em đang ở

Bài làm tham khảo

Nơi gia đình em đang sinh sống là thành phố Hà Nội. Nơi đây có rất nhiều tòa nhà cao tầng. Các con đường rộng lớn lúc nào cũng đông đúc. Hai bên đường là những cửa hàng sang trọng, hiện đại. Hà Nội cũng có rất nhiều danh lam thắng cảnh như Hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột, lăng Bác. Con người Hà Nội thanh lịch, hiếu khách. Ở Hà Nội cũng có rất nhiều đặc sản như phở, chả cá, cốm… Thành phố này đã trở thành quê hương thứ hai của em.

5. Đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kỳ 2 số 4

A. Đọc

THỦY CUNG

Ở giữa biển khơi có tòa lâu đài của vua Thủy Tề đứng sừng sững nơi đáy biển sâu nhất. Lâu đài này hết sức tráng lệ. Tường bằng san hô đủ màu sắc, cửa sổ cao vút bằng hổ phách trong suốt, mái lợp toàn bằng trai ngọc miệng mở ra khép lại theo dòng nước chuyển động. Trước mặt lâu đài là một vùng rộng mênh mông, cành lá xanh thẫm, hoa đỏ tựa than hồng.

Nước ở đây xanh hơn đài hoa xanh biếc nhất, trong vắt như pha lê và sâu thăm thẳm đến nỗi neo đã phải nối thêm dây mà vẫn không chạm đáy. Có người tưởng rằng đáy biển chỉ toàn cát, thực ra ở đấy cây vẫn mọc. Những loại cây kì diệu, thân lá mềm mại đu đưa theo sự chuyển động của nước. Cá lớn, cá bé bơi lướt qua giữa đám cành lá chẳng khác gì chim bay qua các bụi cây ở trên mặt đất. Từ bên trên chiếu xuống một thứ ánh sáng xanh biếc, huyền ảo lan toả khắp nơi. Khi lặng gió, mặt biển phẳng lì, sinh vật dưới đáy biển có thể nhìn thấy mặt trời lóng lánh như bông hoa đỏ thắm đang gắng rọi ánh sáng xuống tận đáy biển …

(Theo Nàng tiên cá - Truyện cổ An-đéc-xen)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Những hình ảnh nào được dùng để miêu tả vẻ đẹp tòa lâu đài vua Thủy Tề?

  1. Tường bằng san hô đủ màu sắc.
  2. Mái hình vòng cung có chạm bạc, dát vàng óng ánh.
  3. Cửa sổ cao vút bằng hổ phách trong suốt, mái lợp toàn bằng trai ngọc.
  4. Trước mặt lâu đài là một vùng rộng mênh mông, cành lá xanh thẫm, hoa đỏ ửng tựa than hồng.

2. Để miêu tả vẻ đẹp của thủy cung, trong ba câu đầu của đoạn 2 tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào?

  1. Đáy biển phủ một lớp cát trắng mịn óng ánh tuyệt đẹp.
  2. Nước xanh biếc, trong vắt như pha lê và sâu thăm thẳm.
  3. Những loài cây kì diệu, thân lá mềm mại đu đưa theo dòng nước.

3. Những câu nào tả cá và mặt trời có sử dụng phép so sánh ?

  1. Cá bơi lướt qua cành lá như chim bay qua các bụi cây.
  2. Mặt trời như quả cầu lửa đỏ rực.
  3. Từ bên trên chiếu xuống một thứ ánh sáng xanh biếc, huyền ảo lan tỏa khắp nơi.
  4. Mặt trời lóng lánh như một bông hoa đỏ thắm.

4. Bài văn nói về điều gì ?

  1. Lâu đài tráng lệ của vua Thủy Tề.
  2. Cảnh đẹp dưới thủy cung.
  3. Các sinh vật sống dưới thủy cung.

5. “Thủy” có nghĩa là nước. Gạch chân những tiếng nào dưới đây có thể đứng sau tiếng “thủy” để tạo từ: cung, sản, mộc, điện, tề, thủ

6. Nối từng từ ở cột trái với nghĩa thích hợp ở cột phải:

a. Cửa biển

1. là giữa biển, trong biển.

b. Đáy biển

2. là phần bằng phẳng ở phía trên biển.

c. Lòng biển

3. là nơi sông chảy ra biển, tàu thuyền thường ra vào.

d. Mặt biển

4. là phần sâu nhất dưới biển cả.

7. Nhóm từ nào chỉ tên các con vật chỉ sống ở dưới nước?

  1. Tôm, trai, hến, ngao, sứa, ba ba, cá trắm, cá thu
  2. Cá sấu, rắn, cua, chạch, hải cẩu, sư tử biển
  3. Chim sâu, gà, lợn, chim công, mèo, ngan

B. Viết

I. Chính tả: Tập chép: Thủy cung (từ Nước ở đây xanh hơn đài hoa xanh biếc nhất đến hết)

II. Viết về người thân trong gia đình em

5.1. Đáp án đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kỳ 2 số 4

A. Đọc

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

a,c,d

b, c

a,b,d

b

Cung, sản, điện, tề, thủ

a-3, b-4, c-1, d-2

a

B. Viết

I. Chính tả: Tập chép: Thủy cung (từ Nước ở đây xanh hơn đài hoa xanh biếc nhất đến hết)

II. Viết về người thân trong gia đình em

Bài làm tham khảo

Bà ngoại của em năm nay đã sáu mươi tuổi. Trước đây bà là một cô giáo nhưng hiện tại bà đã về hưu. Bà rất hiền, và rất yêu thương con cháu. Mỗi lần về quê chơi, bà đều kể cho em nghe rất nhiều câu chuyện cổ tích. Giọng kể của bà rất hấp dẫn. Đặc biệt, bà của em nấu ăn rất ngon. Em thích ăn nhất là món sườn xào chua ngọt do bà nấu. Em luôn mong muốn bà có thật nhiều sức khỏe để sống thật lâu với em.

...................................

Tải file Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh Diều về máy để xem đầy đủ nội dung bộ đề thi.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 2: Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
8 17.956
0 Bình luận
Sắp xếp theo