Đề kiểm tra cuối kì 2 Vật lý 10 Kết nối tri thức 2024 (5 đề)

Tải về

Đề kiểm tra cuối kì 2 Vật lý 10 Kết nối tri thức 2024 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là tổng hợp các mẫu đề thi cuối kì 2 Vật lý 10 Kết nối tri thức có ma trận đề thi cùng với đáp án chi tiết và các đề tham khảo ôn tập cuối học kì 2 môn Vật lí 10 sách mới sẽ là tài liệu ôn thi cuối kì 2 Vật lí 10 bổ ích cho các em học sinh. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi cuối kì 2 Lý 10 Kết nối tri thức, mời các em cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Lưu ý: Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ các mẫu đề thi học kì 2 Vật lí 10 Kết nối tri thức có đáp án.

1. Nội dung bộ đề thi học kì 2 Lý 10 KNTT 2024

STTNội dungMa trậnBản đặc tảĐáp án
Đề 1

Trắc nghiệm: 28 câu

Tự luận: 4 câu

Có đáp án trắc nghiệm
Đề 2

Trắc nghiệm: 33 câu

Tự luận: 4 câu

Có đáp án một số câu
Đề tham khảo 1Trắc nghiệm: 34 câuKhôngKhôngCó đáp án đến câu 16
Đề tham khảo 2

Trắc nghiệm: 20 câu

Tự luận: 4 câu

KhôngKhôngCó đáp án trắc nghiệm
Đề tham khảo 3

Trắc nghiệm: 20 câu

Tự luận: 4 câu

KhôngKhôngCó đáp án trắc nghiệm

2. Ma trận đề thi học kì 2 Vật lý 10 KNTT

TT

Nội dung

kiến thức

Đơn vị kiến thức, kĩ năng

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng

%

tổng

điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian

(ph)

Số CH

Thời gian

(ph)

Số CH

Thời gian

(ph)

Số CH

Thời gian

(ph)

Số CH

Thời gian

(ph)

TN

TL

1

Động lực học

20. Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học

1

4,5

1

6,25

21. Moment lực. Cân bằng của vật rắn

1

0,75

1

22. Thực hành: Tổng hợp lực

1

1

1

2

Năng lượng. Công. Công suất

23. Năng lượng. Công cơ học

1

0,75

1

1

1

6

2

1

14,5

24. Công suất

1

0,75

1

1

2

25. Động năng. Thế năng

2

1,5

1

1

3

26. Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng

1

0,75

27. Hiệu suất

1

0,75

1

1

2

3

Động lượng

28. Động lượng

2

1,5

1

1

1

6

3

1

12

29. Định luật bảo toàn động lượng

1

0,75

1

1

2

30. Thực hành: Xác định động lượng của vật trước và sau va chạm

1

0,75

1

1

2

4

Chuyển động tròn

31. Động học của chuyển động tròn đều

1

0,75

1

1

1

4,5

2

1

8,75

32. Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm

2

1,5

1

1

3

5

Biến dạng của vật rắn. Áp suất chất lỏng

33. Biến dạng của vật rắn

1

0,75

1

1

2

3,5

34. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng

1

0,75

1

1

2

Tổng

16

12

12

12

2

9

2

12

28

4

45

100

Tỉ lệ %

40

30

20

10

70

30

45

100

Tỉ lệ chung%

70

30

100

45

100

3. Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 10 Kết nối

Bài 20. Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học

Câu 1: (NB) Một vật đang chuyển động với vận tốc v, đột nhiên tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi. Vật sẽ chuyển động như thế nào?

A. Vật dừng lại ngay lập tức.

B. Vật chuyển động chậm dần đều rồi dừng lại.

C. Vật sẽ đổi hướng chuyển động.

D. vật tiếp tục chuyển động với vận tốc không đổi

Câu 2: (TH) Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khối lượng càng lớn, vật chuyển động càng nhanh.

B. Khối lượng càng lớn, vật chuyển động càng chậm.

C. Khối lượng của một vật tỷ lệ thuận với lực tác dụng lên vật và tỷ lệ nghịch với gia tốc vật thu được.

D. Khối lượng càng lớn, vật càng khó thay đổi vận tốc.

Câu 3: (VD) Một xe tải chở hàng có tổng khối lượng xe và hàng là 4 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3 m/s2. Khi không chở hàng xe tải khởi hành với gia tốc 0,6 m/s2. Biết rằng lực tác dụng vào ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau. Khối lượng của xe lúc không chở hàng là:

A. 1,0 tấn.

B. 1,5 tấn.

C. 2,0 tấn.

D. 2,5 tấn.

Bài 21.

Câu 1: (NB)

Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định là

A. hợp lực tác dụng lên vật bằng 0.

B. momen của trọng lực tác dụng lên vật bằng 0.

C. tổng momen của các lực làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng momen của các lực làm vật quay theo chiều ngược lại.

D. giá của trọng lực tác dụng lên vật đi qua trục quay.

Bài 22. Thực hành: Tổng hợp lực

Câu 1: (TH)

Sắp xếp theo đúng thứ tự các bước làm thí nghiệm đo tổng hợp lực của hai lực đồng quy

1. Đặt bảng thép lên giá đỡ. Móc hai lực kế vào 2 sợi chỉ rồi buộc vào dây cao su

2. Gắn thước đo góc lên bảng nam châm

3. Đánh dấu lên bảng sắt điểm A1 của dây, phương của hai lực do 2 lực kế tác dụng vào dây

4. Di chuyển 2 lực kế sao cho dây cao su và các đoạn dây chỉ song song với mặt phẳng

5. Ghi các số liệu F1, F2 từ số chỉ 2 lực kế và góc giữa 2 lực kế

6. Lặp lại các thí nghiệm đo 2 lực lần 2,3

7. Di chuyển lực kế sao cho đầu dây cao su trùng điểm A1 và ghi giá trị Fth vào bảng

8. Tháo 1 lực kế và bố trí thí nghiệm như hình 2

9. Lặp lại thí nghiệm đo Fth

10. Tính giá trị Flt theo định lí hàm cos

A. 1,2,4,3,5,6,8,7,9,10

B. 1,2,3,4,5,7,6,8,10,9

B. 3,2,4,1,5,6,7,10,9,8

D. 2,1,3,4,5,7,6,8,9,10

Bài 22. Thực hành: Tổng hợp lực

Câu 1 (TH). Dựa vào phương pháp cân bằng của vật dưới tác dụng của các lực song song ta có thể chế tạo được dụng cụ nào dưới đây

A. Cân điện tử

B. Cân lò xo

C. Cân đòn

D. Cân tiểu li

Bài 23. Năng lượng. Công cơ học

Câu 1 (NB). Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về công của một lực ?

A. Công là đại lượng vô hướng.

B. Lực luôn sinh công khi điểm đặt của lực tác dụng lên vật dịch chuyển.

C. Trong nhiều trường hợp , công cản có thể có lợi.

D. Giá trị của công phụ thuộc vào góc hợp bởi vectơ lực tác dụng và vectơ độ dịch chuyển.

Câu 2 (TH). Trong trường hợp nào sau đây, trọng lực không thực hiện công?

A. Vật đang rơi tự do.

B. Vật đang chuyển động biến đổi đều trên mặt phẳng ngang.

C. Vật đang trượt trên mặt phẳng nghiêng,

D. Vật đang chuyển động ném ngang.

Bài 24 Công suất

Câu 1 [NB] Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?

A. J.s

B. N.m/s

C. W

D. HP

Câu 2 [TH] Một vật khối lượng 8kg được kéo đều trên sàn bằng 1 lực 20N hợp với mặt sàn góc α = 30o. Nếu vật di chuyển quãng đường 1m trên sàn trong thời gian 5s thì công suất của lực là

A. 5W

B. 2W

C. 2W

D. 5 W

Bài 25. Động năng, Thế năng.

Câu 1 (NB). Trong các câu sau đây câu nào là sai? Động năng của vật không đổi khi vật

A. chuyển động thẳng đều.

B. chuyển động với gia tốc không đổi.

C. chuyển động tròn đều.

D. chuyển động cong đều.

Câu 2 (NB). Một vật khối lượng m, đặt ở độ cao z so với mặt đất trong trọng trường của Trái Đất thì thế năng trọng trường của vật được xác định theo công thức:

A. mgh

B. ½ mgh .

C. mv .

D.½ mv2.

Bài 26. Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng

Câu 1 (NB). Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật bảo toàn cơ năng?

A. Trong một hệ kín, thì cơ năng của mỗi vật trong hệ được bảo toàn.

B. khi một vật chuyển động trong trọng trường và chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật được bảo toàn.

C. khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được bảo toàn.

D. khi một vật chuyển động thì cơ năng của vật được bảo toàn.

Câu 2 (VDC). Một viên bi khối lượng m chuyến động ngang không ma sát với vận tốc 2 m/s rồi đi lên mặt phẳng nghiêng góc nghiêng 30°.

a. Tính quãng đường s mà viên bi đi được trên mặt phẳng nghiêng.

b. Ở độ cao nào thì vận tốc của viên bi giảm còn một nửa.

c. Khi vật chuyển động được quãng đường là 0,2 m lên mặt phẳng nghiêng thì vật có vận tốc bao nhiêu.

Bài 27: Hiệu suất

Câu 1<NB>: Hiệu suất là tỉ số giữa

A. năng lượng hao phí và năng lượng có ích.

B. năng lượng có ích và năng lượng hao phí.

C. năng lượng hap phí và năng lượng toàn phần.

D. năng lượng có ích và năng lượng toàn phần.

Câu 2<TH>: Hiệu suất càng cao thì

A. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng lớn.

B. năng lượng tiêu thụ càng lớn.

C. năng lượng hao phí càng ít.

D. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng ít

Bài 28: Động lượng

Câu 1<NB>: Chọn câu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa véc tơ động lượng và véc tơ vận tốc của một chất điểm.

A. cùng phương, cùng chiều .

B. cùng phương, ngược chiều .

C. vuông góc với nhau.

D. hợp với nhau góc α bất kỳ.

Câu 2<NB>: Độ biến thiên động lượng bằng gì?

A. Công của lực F.

C. Xung lượng của lực.

B. Công suất.

D. Động lượng.

Câu 3<TH>: Một vật khối lượng m=500g chuyển động thẳng theo chiều dương trục tọa độ với vận tốc 43,2 km/h. Động lượng của vật có giá trị là:

A. -6 kg.m/s

B. -3 kg.m/s

C. 6 kg.m/s

D. 3 kg.m/s

Bài 29: Định luật bảo toàn động lượng

Câu 1: (NB) Phát biểu nào sau đây là đúng trong định luật bảo toàn động lượng:

A. Động lượng toàn phần của một hệ kín là một đại lượng bảo toàn.

B. Động lượng của vật luôn luôn bảo toàn

C. Động lượng toàn phần của một hệ luôn luôn bảo toàn..

D. Động lượng của một hệ chiu là một đại lượng bảo toàn..

Câu 2 (TH): Một viên đạn súng trường có khối lượng m = 10g, đang bay ngang với vận tốc 200m/s thì xuyên vào túi cát nặng M = 2kg. Tính vận tốc của túi cát ngay sau va chạm gần nhất với giá trị

A. 200m/s.

B. 20m/s.

C. 1m/s.

D. 2m/s.

Câu 3 (VDC): Trên mặt phẳng nằm ngang, một hòn bi khối lượng 15g chuyển động sang phải với vận tốc 22,5cm/s va chạm trực diện đàn hồi với một hòn bi khối lượng 30g đang chuyển động sang trái với vận tốc 18cm/s. Sau va chạm, hòn bi nhẹ hơn chuyển động sang trái (đổi chiều) với vận tốc 31,3cm/s. Tìm vận tốc của hòn bi nặng sau va chạm. Bỏ qua ma sát. Kiểm tra lại và xác nhận tổng động năng được bảo toàn.

Stt

Nội dung

Điểm

Câu 1

Gọi v1, v2 và v’1 , v’2 là vận tốc tương ứng của hai bi trước và sau va chạm. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của bi nhẹ hơn.

0,25

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng:

m1v1 + m2v2 = m1v’1 + m2v’2

0,25

Vậy sau va chạm, bi nặng chuyển động theo chiều dương (sang phải) với vận tốc 0,09m/s

0,25

Kiểm tra lại tổng động năng của hai bi trước và sau va chạm ta thấy chúng bằng nhau: Wđ = Wđ’ = 8,7.10-1 J

0,25

Bài 30: Thực hành xác định động lượng của vật trước và sau va chạm

Câu 1 (NB): Trong thí nghiệm thực hành xác định động lượng trước và sau va chạm không có dụng cụ nào sau đây

A. Lò xo.

B. Cân điện tử.

C. Đồng hồ đo thời gian hiện số.

D. Ampe kế.

Câu 2 (TH): Trong thí nghiệm thực hành xác định động lượng trước và sau va chạm người ta sử dụng băng đệm khí để

A. giảm ma sát trong quá trình thí nghiệm.

B. hệ dễ dàng cân bằng trong quá trình thí nghiệm.

C. đo thời gian được chính xác.

D. cân chính xác khối lượng của vật.

Bài 30. Thực hành: Xác định động lượng của vật trước và sau va chạm

Câu 1(NB):

Dụng cụ nào sau đây không được dùng trong thí nghiệm xác định động lượng của vật trước và sau va chạm

A. Băng đệm khí.

B. Cổng quang điện.

C. Đồng hồ đo thời gian hiện số.

D. Lực kế

Câu 2: (TH)

Sắp xếp theo đúng thứ tự các bước làm thí nghiệm khảo sát động lượng của hệ trước và sau va chạm mềm

1. Cấp điện cho đồng hồ đo thời gian, cho đồng hồ hoạt động ở chế độ đo thời gian vật chắn cổng quang điện

2. Lắp tấm cản quang vào các xe và các chốt cắm thích hợp lên hai xe, cân khối lượng xe và ghi vào bảng

3. Đẩy xe 1 va chạm vào xe 2

4. Đặt xe 2 lên băng đệm khí giữa hai cổng quang điện, đặt xe 1 ở khoảng bên ngoài hai cổng quang điện

5. Ấn nút reset trên đồng hồ để đưa số chỉ đồng hồ về số 0.000.

6. Lần lượt đọc trên đồng hồ các khoảng thời gian t1, t2 ghi vào bảng

7. Gắn thêm gia trọng lặp lại các bước hai lần

A. 1,2,4,3,5,6,7

B. 1,2,3,4,5,7,6

B. 3,2,4,1,5,6,7

D. 2,1,5,4,3,6,7

Bài 31. Động học của chuyển động tròn đều

Câu 1 (NB) Để chuyển đổi đơn vị số đo một góc từ độ sang rad, hệ thức nào sau đây đúng?

Câu 2 (TH) Một cánh quạt có tốc độ quay 3000 vòng/phút. Tốc độ góc của cánh quạt là

A. 50 rad/s.

B. 100π rad/s.

C. 3000 rad/s.

D. 0,02 rad/s

Bài 32. Lực hướng tâm. Gia tốc hướng tâm

Câu 1 (B): Một vật khối lượng m đang chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính r với tốc độ góc ω. Lực hướng tâm tác dụng vào vật là

Câu 3 (H) Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích nào kể sau đây?

A. Giới hạn vận tốc của xe.

B. Tạo lực hướng tâm.

C. Tăng lực ma sát.

D. Cho nước mưa thoát dễ dàng.

Câu 4 (VD): Vòng xiếc là một vành tròn bán kính R = 8 m, nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Một người đi xe đạp trên vòng xiếc này, khối lượng cả xe và người là 80 kg. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính lực ép của xe lên vòng xiếc tại điểm cao nhất với vận tốc tại điểm này là v = 10 m/s?

Bài 33. Biến dạng của vật rắn

Câu 1<NB>: Đơn vị của độ cứng là:

A. N.m

B. N/m

C. N.m2

D. N/m2

Câu 2<NB>: Kết luận nào sau đây không đúng đối với lực đàn hồi.

A. Xuất hiện khi vật bị biến dạng.

B. Luôn là lực kéo.

C. Tỉ lệ với độ biến dạng.

D. Ngược hướng với lực làm nó bị biến dạng.

Câu 3<TH>: Khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng.

B. Trong giới hạn đàn hồi, khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn.

C. Lực đàn hồi có chiều cùng với chiều của lực gây biến dạng.

D. Lực đàn hồi luôn ngược chiều với chiều của lực gây biến dạng.

Bài 34. Biến dạng của vật rắn. Áp suất chất lỏng

Câu 1 (NB): Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.

C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.

D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.

Câu 4 (TH): Một thùng cao 2m đựng một lượng nước cao 1,2m. Áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 1000 N/m3.

A. 12000 Pa

B. 1200 Pa

C. 120 Pa

D. 12 Pa

Câu 5 (VD): Một thùng đựng đầy nước cao 80 cm. Áp suất tại điểm A cách đáy 20 cm là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.

Hướng dẫn:

Đổi: h = 80cm = 0,8m; h' = 20cm = 0,2m

Áp dụng công thức p = d.h.

Áp suất tác dụng lên đáy thùng là: p = d.h = 10000.0,8 = 8000 N/m2. (0.5đ)

Áp suất tác dụng lên điểm cách đáy thùng 20 cm là:

pA = d.hA = d.(h - h') = 10000.(0,8 - 0,2) = 10000.0,6 = 6000 N/m2. (0.5đ)

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 9.020
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm