Bài thơ Mưa thuộc thể thơ gì?
Bài thơ Mưa thuộc thể thơ gì? Mưa là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Trần Đăng Khoa với bút pháp miêu tả cảnh vật trước và trong cơn mưa rào ở làng quê vô cùng sinh động và sáng tạo. Cùng HoaTieu.vn tìm hiểu Bài Mưa của Trần Đăng Khoa thuộc thể thơ gì? qua nội dung bài viết sau.
Bài Mưa của Trần Đăng Khoa thuộc thể thơ gì?
1. Bài thơ Mưa thuộc thể thơ gì?
- Bài thơ Mưa thuộc thể thơ tự do
- Nhịp thơ ngắn, nhanh tạo nên tiết tấu nhanh như đồng điệu với cơn mưa rào ở làng quê: nhanh, gấp rút, chợt đến, chợt đi...
- Sử dụng phép nhân hóa
Thể thơ tự do là hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối,…
2. Nội dung Bài thơ Mưa
Bài thơ Mưa của nhà thơ Trần Đăng Khoa sử dụng thể thơ tự do cùng bút pháp miêu tả nhân hóa, tự sự đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. Qua đó thể hiện tài năng quan sát, miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế, độc đáo của tác giả; đồng thời hình ảnh đẹp về cơn mưa tào còn cho ta thấy tình yêu thiên nhiên, làng quê của tác giả.
Bài thơ Mưa
Sắp mưa
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp
Gà con
Rối rít tìm nơi
Ẩn nấp
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Lá khô
Gió cuốn
Bụi bay
Cuồn cuộn
Cỏ gà rung tai
Nghe
Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lốc
Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
Mưa
Mưa
Ù ù như xay lúa
Lộp bộp
Lộp bộp...
Rơi
Rơi...
Đất trời
Mù trắng nước
Mưa chéo mặt sân
Sủi bọt
Cóc nhảy chồm chồm
Chó sủa
Cây lá hả hê
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa...
1967
Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hoá dân tộc, 1999
Trên đây là đáp án cho câu hỏi Bài Mưa thuộc thể thơ gì?
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Với em nơi đâu là quê hương yêu dấu? Nếu có thể nói về những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về quê hương, em sẽ nói điều gì?
- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn của em lớp 6
- Top 54 tả cảnh đẹp ở quê hương em hay nhất
- Hãy làm một bài thơ lục bát thể hiện cảm xúc suy ngẫm của em về một cảnh đẹp hoặc một sự vật mà em từng được chứng kiến
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vấn nạn bạo lực học đường
-
Viết đoạn văn cảm nhận về một nhân vật trong Gió lạnh đầu mùa hay chọn lọc 2024
-
Trong truyện ngắn bức tranh của em gái tôi người kể chuyện là ai? Xuất hiện ở ngôi thứ mấy?
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 Kết nối tri thức năm 2024
-
Miêu tả một hoạt động tết mà em tham gia (7 mẫu)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 6 KNTT
Phân tích đặc điểm nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa - Thạch Lam
Top 8 Kể về một lần em mắc lỗi với mẹ ngắn gọn nhất
Top 8 Đóng vai Thánh Gióng kể lại câu chuyện của mình hay nhất
Hoán dụ là gì? Ví dụ về hoán dụ
Bộ đề đọc hiểu ngoài chương trình Ngữ văn 6 có đáp án
Thuyết minh về lễ chào cờ lớp 6 ngắn gọn (10 mẫu)