Đề thi cuối kì 2 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo 2025

Tải về

Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo 2025 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu đề thi cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 7 có đáp án và ma trận chi tiết giúp các em học sinh hệ thống lại các nội dung kiến thức trọng tâm để ôn tập cho tốt. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi Giáo dục công dân lớp 7 học kì 2 năm 2025, mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo

1. Nội dung bộ đề thi cuối kì 2 GDCD 7 CTST

STT

Cấu trúc

Số câu

Đáp án

Ma trận

Bản đặc tả

Đề 1

Trắc nghiệm kết hợp tự luận

Trắc nghiệm: 12

Tự luận: 2

Đề 2

Trắc nghiệm kết hợp tự luận

Trắc nghiệm: 12

Tự luận: 3

Đề 3

Trắc nghiệm kết hợp tự luận

Trắc nghiệm: 12

Tự luận: 3

Đề 4

Trắc nghiệm kết hợp tự luận

Trắc nghiệm: 12

Tự luận: 3

Đề 5

Cấu trúc mới CV 7991

Trắc nghiệm: 12

Trắc nghiệm đúng sai:  4

Tự luận: 2

2. Ma trận đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo

Ma trận theo CV 7991

TT

Bài học

Mức độ đánh giá

Tổng

Tỉ lệ % điểm

TNKQ

Tự luận

Nhiều lựa chọn

Đúng - Sai

Biết

Hiểu

VD

Biết

Hiểu

VD

Biết

Hiểu

VD

Biết

Hiểu

VD

1

Bài 8: Phòng chống bạo lực học đường.

C1 (I)

1a

(I)

1b

(II)

1c,1d

(III)

2

1

2

12,5%

2

Bài 9: Quản lí tiền.

C2 (II)

C3 (I)

2a

(I)

2b

(II)

2c,2d

(III)

3

1

2

15%

3

Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả, phòng chống tệ nạn xã hội.

C4 (I)

C5 (II)

C6 (II)

C7 (III)

3a

(I)

3b

(II)

3c,3d

(III)

1C

(III)

5

1

3

30%

4

Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

C8 (I)

C9 (I)

C10 (I)

C11 (I)

C12 (I)

4a

(I)

4b

(I)

4c,4d

(III)

1C

(II)

6

2

2

42,5%

Tổng số câu

12

4 ý

4 ý

8 ý

1

1

16

5

9

30

Tổng số điểm

3,0

1,0

1,0

2,0

2,0

1,0

4,0

3,0

3,0

10

Tỉ lệ %

30

40

30

40

30

30

100

3. Đề thi cuối kì 2 GDCD 7 CTST cấu trúc mới

Câu 1: Việc phòng, chống bao lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

A. Bộ luật hình sự năm 2015.

B. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

C. Bộ luật lao động năm 2020.

D. Bộ luật tố tụng hình dân năm 2015.

Câu 2: T còn là học sinh và thường được bố mẹ cho rất nhiều tiền tiêu vặt, nhưng cứ đến giữa tháng là T đã tiêu hết số tiền đó nhanh như vậy. Theo em, một trong những nguyên nhân nào khiến T tiêu hết số tiền đó nhanh như vậy?

A. Vì T chưa biết chi tiêu hợp lí.

B. Vì T mua toàn đồ không cần thiết.

C Vì T mua sắm không kiểm soát.

D. Vì T mua sắm mà không suy nghĩ.

Câu 3: Khi ai đó hỏi vay tiền, mọi người suy nghĩ gì?

A. Bạn bè khó khăn, nhất định phải giúp đỡ.

B. Cho vay ngay và không cần trả.

C. Hỏi bạn vay làm gì? Nếu lí do hợp lí mới cho vay.

D. Không cho vay.

Câu 4: Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. L rủ G tham gia đánh bạc.

B. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem đánh nhau.

C. T tham gia cá độ bóng đá.

D. Bạn S rủ các bạn đi giao ma túy cùng mình.

Câu 5: Lựa chọn nào sau đây không phải là tác hại của tệ nạn ma túy?

A. Làm rối loạn trật tự xã hội.

B. Là một nguyên nhân lây truyền HIV-AIDS.

C. Giữ gìn an ninh trật tự xã hội.

D. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Câu 6: Khi một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền. Em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Đồng ý vào chơi cùng bạn.

B. Chỉ xem bạn chơi chứ mình không chơi.

C. Khuyên bạn không nên chơi vì đó cũng là một hình thức đánh bạc.

D. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác trong lớp cùng tham gia.

Câu 7: Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS?

A. Cờ bạc.

B. Ma túy và mại dâm.

C. Rượu chè.

D. Thuốc lá.

Câu 8: Gia đình là gì?

A. Là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và/hoặc quan hệ giáo dục.

B. Là những người có quan hệ huyết thống, trong quan hệ với nhau.

C. Là những người vốn không có sự liên hệ về máu mủ, nhưng lại gắn kết với nhau vì có chung một đặc điểm tính cách, có thể hoà hợp với nhau và sẵn sàng chia sẽ với nhau mọi thứ.

D. Là những người không cùng huyết thống nhưng có quan hệ mật thiết với nhau.

Câu 9: Câu ca dao dưới đây khuyên chúng ta điều gì?

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

A. Ghi nhớ công ơn dưỡng dục của cha mẹ.

B. Trân trọng mối quan hệ bạn bè.

C. Trân trọng tình nghĩa anh em.

D. Trân trọng tình làng nghĩa xóm.

Câu 10: Theo quy định, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ:

A. Khác nhau.

B. Ngang nhau.

C. Chăm sóc nhau.

D. Giúp đữ nhau.

Câu 11: Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải làm gì?

A. Lên án, phê phán, tố cáo.

B. Bắt chước.

C. Cổ động.

D. Mặc kệ.

Câu 12: Theo Điều 34 Luật hôn nhân và Gia đình quy định:

A. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.

B. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con

C. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên

D. B, C đúng

II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI (4 ĐIỂM)

Câu 1. Đọc tình huống sau:

Hùng là học sinh lớp 8, thường xuyên bị một nhóm học sinh lớp trên chặn đường sau giờ học để xin tiền. Nếu Hùng không đưa tiền, nhóm này sẽ đe dọa và hành hung Hùng. Hùng rất sợ hãi và không dám nói chuyện này với ai. Hùng bắt đầu cảm thấy lo lắng, mất tập trung trong học tập và không muốn đến trường. Hùng luôn tìm cách tránh mặt nhóm học sinh đó.

Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:

a) Hùng đang là nạn nhân của bạo lực học đường dưới hình thức tống tiền và đe dọa.

b) Hùng nên im lặng và chịu đựng để tránh bị trả thù.

c) Hùng nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ thầy cô giáo, gia đình hoặc bạn bè tin cậy.

d) Hành vi của nhóm học sinh lớp trên là hành vi bình thường giữa các học sinh.

Câu 2. Đọc tình huống sau:

An được bố mẹ cho 100.000 đồng tiền tiêu vặt mỗi tuần. An rất thích chơi game online và thường dùng hết số tiền này vào việc nạp thẻ game. Đến cuối tuần, An lại phải xin thêm tiền bố mẹ để mua đồ dùng học tập. An thường xuyên cảm thấy thiếu tiền và không bao giờ tiết kiệm được đồng nào.

Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:

a) An đang quản lý tiền hiệu quả bằng cách chi tiêu hết số tiền được cho.

b) Việc An không tiết kiệm cho thấy An chưa biết cách quản lý tiền.

c) An nên lập kế hoạch chi tiêu hợp lý, phân bổ tiền cho các khoản cần thiết như học tập và tiết kiệm.

d) Việc chơi game online là cách tốt để An giải trí và không ảnh hưởng đến việc quản lý tiền.

Câu 3

Tùng là học sinh lớp 9, bị một nhóm bạn xấu rủ rê tham gia cá độ bóng đá qua mạng. Ban đầu, Tùng chỉ chơi cho vui với số tiền nhỏ, nhưng sau đó Tùng bị cuốn vào và thua lỗ ngày càng nhiều. Để có tiền chơi tiếp, Tùng đã nói dối xin tiền bố mẹ và thậm chí còn trộm cắp tiền của gia đình.

Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:

a) Hành vi cá độ bóng đá của Tùng là vi phạm pháp luật và thuộc tệ nạn xã hội.

b) Tùng nên tiếp tục chơi cá độ để gỡ lại số tiền đã mất.

c) Học sinh cần tránh xa các hình thức cờ bạc, cá độ dưới mọi hình thức.

d) Cá độ bóng đá chỉ là trò chơi giải trí và không gây hại.

Câu 4

Bố mẹ của Lan thường xuyên đi công tác xa, Lan ở nhà với bà nội. Bà nội đã lớn tuổi, sức khỏe yếu. Lan luôn cố gắng giúp đỡ bà những công việc nhà, chăm sóc bà khi ốm đau và thường xuyên tâm sự, trò chuyện với bà để bà vui vẻ.

Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:

a) Lan đang thực hiện tốt nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.

b) Vì bố mẹ đi vắng nên Lan không cần phải chăm sóc bà nội.

c) Việc Lan tâm sự, trò chuyện với bà nội thể hiện sự kính trọng và yêu quý bà.

d) Nghĩa vụ chăm sóc ông bà chỉ thuộc về bố mẹ Lan.

III. TỰ LUẬN

Câu 1 (2.0 điểm). Cho tình huống: Trường của C tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, C lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia.

Vận dụng kiến thức đã học ở Bài 11 - Phòng, chống tệ nạn xã hội, em hãy cho biết:

a) Em có đồng tình với suy nghĩ của C không? Vì sao?

b) Nếu là bạn của C, em sẽ làm thể nào để giúp C hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội?

Câu 2 (2.0 điểm). Từ kiến thức đã học ở Bài 12 - Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, em hãy nhận xét việc làm của nhân vật trong các tình huống dưới đây:

a) Bác Khanh là công nhân còn vợ bác làm nghề buôn bán tự do. Hai con trai bác (đang học lớp 7 và lớp 9) khi ở lớp hay gây gổ đánh nhau với các bạn, lúc ở nhà thì thường đi chơi, không giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

Đáp án xem trong file  tải về.

4. Đề thi cuối kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo - đề 1

I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)

Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đạt.

Câu 1. Hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đến mọi mặt của đời sống là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Bạo lực học đường.

B. Bạo lực gia đình.

C. Tệ nạn xã hội.

D. Bạo hành trẻ em.

Câu 2. Có nhiều loại tệ nạn trong xã hội, nhưng phổ biến nhất là

A. ma tuý, cờ bạc, mại dâm.

B. bạo lực học đường, bạo lực gia đình.

C. bạo lực gia đình, buôn bán gỗ trái phép.

D. buôn bán chất cháy nổ, động vật quý hiếm

Câu 3. Tệ nạn xã hội không bắt nguồn từ nguyên nhân nào sau đây?

A. Mặt trái của nền kinh tế thị trường.

B. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

C. Sự thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ.

D. Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ.

Câu 4. Phương án nào sau đây không phải là hậu quả của tệ nạn xã hội?

A. Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tinh thần.

B. Gây tổn hại về mặt tinh thần, thậm chí là tính mạng.

C. Tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình.

D. Tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Câu 5. Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là

A. sẻ chia.

B. quan tâm

C. cảm thông.

D. đánh đập.

Câu 6. Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây?

A. Đánh đập con cái thậm tệ.

B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.

C. Phê bình học sinh trên lớp.

D. Phân biệt đối sử giữa các con.

Câu 7. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường?

A. Thiếu sự tâm giáo dục từ gia đình

B.Đặc điểm tâm sinh lí, lứa tuổi học sinh

C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hôi

D.Tác động từ các game có tính bạo lực.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường?

A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lí cho nạn nhân.

B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập.

C. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiếu an toàn.

D. Người gây ra bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kỉ luật.

Câu 9. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

A. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy.

B. Khám - chữa bệnh và tiêm phòng cho trẻ em.

C. Bán những mặt hàng mà pháp luật không bán.

D. Tiến hành đăng kí khai sinh cho trẻ em.

Câu 10. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trẻ em không được phép

A. tham gia học tập, vui chơi, nghiên cứu khoa học.

B. học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

C. vui chơi, giải trí, tham gia vào các hoạt động lành mạnh.

D. uống rượu, hút thuốc, đánh bạc hay dùng các chất kích thích.

Câu 11. Khi đối diện với các hành vi bao lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây?

A.Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn

B.Rời khỏi vị trí nguy hiểm

C.Kêu cứu để thu hút sự chú ý

D. Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế hoặc tậm lí.

Câu 12. Nếu nhìn thấy các bạn học sinh đang đánh nhau, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Không làm gì cả, vì đó không phải là việc của mình.

B. Lấy điện thoại quay clip và đăng lên mạng.

C. Reo hò, cổ vũ các bạn tiếp tục đánh nhau.

D. Nhanh chóng báo cho người lớn gần đó để được giúp đỡ.

II.Tự luận: 

Câu 1. 

Tệ nạn xã hội là gì? Hãy kể tên một số tệ nạn xã hội phổ biến nhất hiện nay mà em biết?

Câu 2. 

Cho tình huống: An đã lỡ dùng số tiền bố mẹ cho đóng học phí để chơi điện tử, An rất lo lắng không biết làm thế nào khi đã quá ngày đóng học phí. Một người chơi cùng dụ dỗ An mang một túi nhỏ đựng ma túy đi giao và sẽ cho tiền đóng học phí. An nghĩ “Dù sao cũng chỉ làm có một lần, còn hơn là về nhà bị bố mẹ mắng”. Nhưng An vẫn còn phân vân, chưa thể quyết định…

Câu hỏi:

a/ Em có nhận xét gì về việc làm của An?

b/ Nếu em là An, em sẽ đưa ra quyết định như thế nào là phù hợp?

Câu 3.

Tình huống: Biết tin Tú bị Sơn bạn học cùng lớp bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Tú là Tâm vô cùng tức giận và có ý định rủ thêm bạn chặn đánh, dạy cho Sơn một bài học.

a. Em hãy nhận xét hành vi của Sơn và Tâm trong tình huống trên?

b. Nếu biết sự việc đó, em sẽ khuyên các bạn trên điều gì?

4. Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 CTST - đề 2

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng, mỗi câu được 0,25 điểm.

Câu 1. Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình.

B. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá.

C. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền

D. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói.

Câu 2: Trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ?

A. Phân biệt đối xử giữa các con

B. Nuôi dạy con thành công dân tốt

C. Ép buộc con làm điều trái pháp luật

D. Ép buộc con làm trái với đạo đức.

Câu 3: Hành động nào là nguyên nhân gây ra bạo lực học đường?

A. Sống lành mạnh, trong sáng.

B. Do stress căng thẳng kéo dài.

C. Do danh dự của học sinh, sinh viên.

D. Sự hợp tác với các bạn khác trong lớp.

Câu 4: Để phòng tránh bạo lực học đường, chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Giữ im lặng khi bị bạo lực học đường.

B. Kết bạn với những người bạn tốt.

C. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực.

D. Tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè.

Câu 5: Tệ nạn xã hội nào dưới đây học sinh thường dễ mắc phải ?

A. Cờ bạc, ma túy, mại dâm

B. Mại dâm, nghiện rượu bia, cờ bạc.

C. Mê tín dị đoan, cờ bạc, mại dâm.

D. Hút thuốc, nghiện game, đua xe.

Câu 6: Nội dung nào sau dưới đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội?

A. Sống giản dị, trong sáng, lành mạnh.

B. Nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội.

C. Lo làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái.

D. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

Câu 7: Hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Tệ nạn xã hội.

B. Vi phạm pháp luật.

C. Vi phạm đạo đức.

D. Vi phạm quy chế.

Câu 8: Việc làm nào sau đây không phải là cách chi tiêu tiền hiệu quả?

A. Chi tiêu các khoản sinh hoạt hợp lí.

B. Gửi tiết kiệm một phần trong thu nhập.

C. Sử dụng tiền tiết kiệm để chữa bệnh.

D. Dùng toàn bộ tiền mừng tuổi để mua đồ chơi.

Câu 9: Việc làm nào sau đây thể hiện chi tiêu tiền hiệu quả?

A. Lấy tiền tiết kiệm để chơi game.

B. Lấy tiền tiết kiệm ủng hộ quỹ trẻ em.

C. Lấy tiền nộp học để rủ bạn đi ăn uống.

D. Lấy tiền nộp học để mua pháo nổ.

Câu 10: Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau là khái niệm nào dưới đây?

A. Nhà trường

B. Gia đình.

C. Đất nước.

D. Làng xóm.

Câu 11: Việc làm nào dưới đây không phải là vai trò của gia đình?

A. Là nơi để trở về sau mỗi ngày làm việc, học tập.

B. Là chiếc nôi để hình thành, giáo dục, nuôi dưỡng nhân cách.

C. Là nguồn động lực lớn lao, giúp chúng ta vững bước trên con đường đời.

D. Là chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc của mọi thành viên.

Câu 12: Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được thể hiện rõ nhất trong bộ luật nào?

A. Luật trẻ em.

B. Luật lao động.

C. Luật kinh tế.

D. Luật hôn nhân và gia đình.

I/ PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1. Tình huống (4 điểm)

T là học sinh khá giỏi, khi bố mẹ ly hôn, T thấy buồn bã, chán nản và thường xuyên bỏ học đi chơi điện tử. Đúng thời điểm đó B rủ T dùng thử ma túy đá, với suy nghĩ hút vài lần thì không sao nên T đã làm theo và trở thành người nghiện ma túy.

Câu hỏi:

a. Nguyên nhân dẫn đến việc T sa vào tệ nạn xã hội trong tình huống trên?

b. Em hãy chia sẻ những việc làm để giúp bạn T thoát khỏi tệ nạn ma túy?

Câu 2: (3,0 điểm)

L rất yêu thích môn Mĩ thuật, từ lâu bạn đã có mơ ước là họa sĩ. L đã xin mẹ cho đi học vẽ ở cung thiếu nhi nhưng mẹ bạn không đồng ý vì sợ sẽ ảnh hưởng đến việc học ở trường của L.

a. Em có nhận xét như thế nào về việc làm của mẹ L trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

b. Nếu em chứng kiến trường hợp này thì em sẽ làm gì?

.............................

Nội dung chi tiết đáp án bộ đề kiểm tra cuối kì 2 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo cùng với bản đặc tả và ma trận đề thi mời các bạn xem trong file tải về của Hoatieu.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
8 1.588
Đề thi cuối kì 2 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo 2025
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng