Đề thi Địa lý lớp 7 cuối học kì 1 2025 (11 đề)

Tải về

Đề thi Địa lý lớp 7 cuối học kì 1 - Nhằm giúp các em học sinh ôn tập cuối kì môn Địa lý lớp 7 tốt hơn, Hoatieu xin chia sẻ bộ đề thi cuối kì môn Địa lớp 7 có đáp án chi tiết sẽ là tài liệu ôn thi cuối kì 1 bổ ích cho các em học sinh.

Với các đề thi Địa lý lớp 7 cuối kì 1 dưới đây của Hoatieu sẽ giúp các em học sinh củng cố kiến thức Địa lý lớp 7 tốt hơn giúp các em đạt kết quả tốt nhất trong kì thi.

1. Đề kiểm tra môn Địa lý lớp 7 cuối học kỳ 1 (sách cũ)

1.1. Đề kiểm tra môn Địa lý lớp 7 cuối học kỳ 1 - đề 1

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

1. Kiến thức

Phần I: Thành phần nhân văn của môi trường

Phần II. Các môi trường địa lý

Chương 1. Môi trường đới nóng – hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng

Chương 2. Môi trường đới ôn hòa – hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa

Chương 3. Môi trường hoang mạc

Chương 4. Môi trường đới lạnh

Chương 5. Môi trường vùng núi

Phần III. Thiên nhiên và con người ở các châu lục

2. Kĩ năng

+ Tổng hợp kiến thức.

+ Rèn luyện phân tích và đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.

3. Thái độ

+ Giáo dục ý thức cẩn thận.

+ lòng yêu thích môn học, đam mê khám phá tự nhiên.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS.

1. GV: Đề kiểm tra theo nội dung đã ôn ở tiết ôn tập.

2. HS : Ôn tập các kiến thức theo nội dung tiết ôn tập.

III. MA TRẬN ĐỀ

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 – 2022

MÔN ĐỊA LÍ - LỚP 7

Chương

Chủ đề

Biết

Hiểu

VD thấp

VD cao

0

1. Dân số + Sự phân bố dân cư + Các chủng tộc

TN

2. Quần cư, đô thị hóa

TN

1

1. Đới nóng

TN

TN

TN+TL

2. Môi trường xích đạo ẩm

TN

3. Môi trường nhiệt đới

TN

4. Môi trường nhiệt đới gió mùa

TN

2

1. Môi trường đới ôn hòa

TN

2. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa

TL

3

1. Môi trường hoang mạc

TN

4

1. Môi trường đới lạnh

TN

5

1. Môi trường vùng núi

TN

6

1. Thiên nhiên châu Phi

TN

TN

2. Kinh tế châu Phi

TN

7TN

5TN

3TN + 2TL

PHÒNG GD&ĐT …………

TRƯỜNG THCS …….

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I 2021-2022

TÊN MÔN HỌC: ĐỊA LÍ 7

Thời gian làm bài: 45 phút (15 câu TN + 2 câu TL)

Họ và tên:…………………………………………..SBD………………………Lớp…………..

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1: Một tháp dân số bao gồm có mấy phần ?

A. Bốn phần

B. Hai phần

C. Ba phần

D. Năm phần.

Câu 2: Đâu là một loại quần cư?

A. Quần cư huyện

B. Quần cư thị xã

C. Quần cư hải đảo

D. Quần cư nông thôn

Câu 3: Đâu không phải môi trường của đới nóng?

A. xích đạo ẩm.

B. nhiệt đới.

C. địa trung hải.

D. nhiệt đới gió mùa.

Câu 4: Vị trí của đới nóng là

A. chí tuyến đến vòng cực.

B. vòng cực đến cực.

C. giữa 2 chí tuyến.

D. chí tuyến đến cực.

Bài 5: Đới nóng gồm mấy môi trường khí hậu?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Bài 6: Cảnh quan chủ yếu của môi trường xích đạo ẩm là

A. xavan, cây bụi.

B. rừng rậm.

C. rừng lá kim

D. đồng cỏ.

Câu 7: Việt Nam nằm ở khu vực đông nam á có kiểu khí hậu nào?

A. xích đạo ẩm.

B. nhiệt đới.

C. nhiệt đới gió mùa.

D. hoang mạc.

Bài 8: Mùa hè nhiệt độ cao, mưa nhiều. Mùa đông ít mưa là đặc điểm của môi trường nào đới nóng?

A. xích đạo ẩm.

B. nhiệt đới.

C. địa trung hải.

D. hoang mạc.

Bài 9: Thảm thực vật đới ôn hòa từ tây sang đông là

A. rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao.

B. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng cây bụi gai.

C. rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng.

D. rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim.

Bài 10: Loài động vật nào sau đây không sống ở đới lạnh?

A. Sư tử.

B. Tuần lộc.

C. gấu bắc cực.

D. Chim cánh cụt.

Bài 11: Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu?

A. Dọc theo đường xích đạo.

B. Từ vòng cực về cực.

C. Vùng ven biển và khu vực xích đạo.

D. Dọc theo hai đường chí tuyến và giữa lục địa Á – Âu.

Bài 12: Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo

A. mùa và vĩ độ.

B. độ cao và hướng sườn.

C. đông – tây và bắc - nam.

D. vĩ độ và độ cao.

Câu 13: Châu Phi không tiếp giáp với biển / đại dương nào?

A. Thái Bình Dương

B. Ấn độ Dương

C. Biển đỏ

D. Đại tây dương

Câu 14: Để phân chia các quốc gia trên thế giới thành nhóm phát triển và đang phát triển không dựa vào tiêu chí nào dưới đây?

A. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.

B. Tỉ lệ tử vong trẻ em.

C. Chỉ số phát triển con người.

D. Thu nhập bình quân đầu người

Câu 15: Trên lãnh thổ châu Á, xuất hiện môi trường hoang mạc diện tích khá rộng lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do

A. có dòng biển nóng chảy ven bờ.

B. địa hình khuất gió.

C. lãnh thổ rộng lớn.

D. đón gió tín phong khô nóng.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (3 điểm) Cho Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa sau:

a) Biểu đồ trên thuộc kiểu khí hậu nào của đới nóng?

b) Em hãy phân tích nhiệt độ, lượng mưa của biểu đồ trên?

Câu 2. (1 điểm) Em hãy nêu nguyên nhân, hậu quả, giải pháp ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?

Đáp án đề kiểm tra môn Địa lý lớp 7 cuối kỳ 1 - đề 1

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) – Mỗi ý đúng = 0,4 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

C

D

C

C

D

B

C

B

D

A

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

D

B

A

A

C

PHẦN II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1.

Điểm

a) Biểu đồ trên thuộc kiểu khí hậu: nhiệt đới gió mùa

0,5 đ

b) Phân tích nhiệt độ, lượng mưa:

* Nhiệt độ

- Cao nhất: 30oC (tháng 6-7)

- Thấp nhất: 17oC (tháng 12-1)

- Biên độ nhiệt: 13oC

* Lượng mưa

- Cao nhất: 300 mm (tháng 8)

- Thấp nhất: 20 mm (tháng 12-1)

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

Câu 2.

a) Nguyên nhân:

+ Do con người: khí thải nhà máy, giao thông…

+ Do thiên tai: núi lửa, cháy rừng…

0,5 đ

b) Hậu quả:

+ Ô nhiễm không khí: mưa axit + hiệu ứng nhà kính

+ Thủng tầng ozon

0,25 đ

c) Giải pháp:

+ Giảm lượng khí thải độc hại.

+ Bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng.

0,25 đ

1.2. Đề kiểm tra môn Địa lý lớp 7 cuối học kỳ 1 - đề 2

PHÒNG GD&ĐT …………

TRƯỜNG THCS …….

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I 2021-2022

TÊN MÔN HỌC: ĐỊA LÍ 7

Thời gian làm bài: 45 phút

Ma trận

Nhận thức

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đô thị hoá ở đới ôn hoà

1

0,5

1

0,5

Môi trường vùng núi

1

0,5

1

0,5

Môi trường đới ôn hoà

1

2

1

2

Thiên nhiên châu Phi

1

4

1

4

Thế giới rộng lớn và đa dạng

1

3

1

3

Tổng

2

1

2

6

1

3

5

10

Đề bài

I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm): Chọn đáp án trả lời đúng.

Câu 1 (0,5 đ): Đặc điểm đô thị hóa ở đới ôn hòa là

  1. Đô thị hóa mang tính quy hoạch cao
  2. Đô thị hóa mang tính tự phát
  3. Tỉ lệ dân thành thị rất cao
  4. Tỉ lệ dân thành thị thấp

Câu 2 (0,5 đ): Ở môi trường vùng núi cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm là

  1. 60 C
  2. 10 C
  3. 100 C
  4. 0,60 C

Câu 3 (2 đ): Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống: trung gian, thất thường, bất thường, tiêu cực, sản xuất, sinh hoạt, nội địa.

Do vị trí ........1..........nên thời tiết đới ôn hoà thay đổi...........2.............Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng vực có thể tràn tới ........3............gây ra những đợt nóng hay lạnh có tác động ............4..............đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của đời sống con người, đặc biệt là những vùng sâu trong nội địa.

II. Tự luận ( 7 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày đặc điểm địa hình của Châu Phi? Giải thích tại sao lại hình thành hoang mạc nhiệt đới lớn nhất ở Bắc Phi (hoang mạc Xa – ha - ra)?

Câu 2 (3 điểm). Tại sao nói: Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng?

Đáp án đề kiểm tra môn Địa lý lớp 7 cuối học kỳ 1 - đề 2

I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu 1: Học sinh chọn đúng 2 đáp án được 0,5 điểm.

C

Câu 2. Học sinh chọn đúng 1đáp án được 0,5 điểm.

D.

Câu 3. Học sinh điền đúng từ vào vị trí được 0,5 điểm.

1- trung gian.

2- thất thường.

3- bất thường.

4- tiêu cực.

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1(4 đ):

+ Địa hình:

- Là khối cao nguyên khổng lồ. Có các bồn địa xen kẽ các sơn nguyên.(0,5 đ)

- Độ cao trung bình 750 m. (0,5 đ)

- Hướng nghiêng của địa hình thấp dần từ Đông Nam tới Tây Bắc.(0,5 đ)

- Đồng bằng thấp tập trung chủ yếu ven biển, rất ít núi cao (0,5 đ)

+ Giải thích: Do chí tuyến bắc đi ngang qua chính giữa Bắc Phi nên chịu ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến nên không có mưa. Lãnh thổ của Bắc Phi rộng, cao trên 200 m nên ít chịu ảnh hưởng của biển. Ảnh hưởng của các dòng biển lạnh chạy ven bờ (Ca na ri, Xô ma li) nên hoang mạc lan ra sát biển (2 đ) .

Câu 2 (3đ):

* Thế giới chúng ta đang sống rất đa dạng vì :

- Trên thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về chế độ chính trị - xã hội (0,5 đ)

- Trong từng vùng lãnh thổ có nhiều dân tộc khác nhau về phong tục, tập quán, tiếng nói, lãnh thổ, văn hoá (0,5 đ)

- Con người có nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh tế khác nhau. (0,5 đ)

* Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn vì: Con người có mặt trên tất cả các châu lục, trên các đảo ngoài khơi xa.

- Các châu lục: Á, Âu, Phi, Mĩ, châu Đại Dương (0,5 đ)

- Các lục địa: Á- Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôt- xtrây- li- a (0,5 đ)

- Các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương (0,5 đ)

1.3. Đề kiểm tra môn Địa lý lớp 7 cuối học kỳ 1 - đề 3

Phần Trắc nghiệm 5 điểm

Câu 1. Châu Âu là châu lục có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số:

A. thấp nhất

B. cao nhất

C. mức trung bình

D. ổn định

Câu 2. Ở trên thế giới dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực:

A. đồng bằng.

B. các trục giao thông lớn.

C. ven biển, các con sông lớn.

D. hoang mạc, miền núi, hải đảo.

Câu 3. Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là:

A. châu Âu.

B. châu Á.

C. châu Mĩ.

D. châu Phi.

Câu 4. Vị trí nằm giữa chí tuyến Bắc và Nam là:

A. đới nóng.

B. đới cận nhiệt

C. đới ôn hòa

D. đới lạnh

Câu 5. Cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới là:

A. Rừng lá kim, rừng thưa

B. Rừng xích đạo ẩm

C. Rừng thưa và xa van

D. Rừng hỗn giao, rừng xa van

Câu 6. Thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường là hạn chế của:

A. khí hậu ôn đới lục địa

B. khí hậu ôn đới hải dương

C. khí hậu nhiệt đới gió mùa

D. khí hậu nhiệt đới xích đạo

Câu 7. Trên các cao nguyên ở nước ta thường được trồng cây:

A. cao su, cà phê

B. chè, cà phê, điều

C. dừa, cây rừng

D. cà phê, lúa nước

Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xói mòn đất ở môi trường xích đạo ẩm là:

A. sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật.

B. mất lớp phủ thực vật, lượng mưa lớn.

C. sông ngòi lớn, dòng chảy mạnh.

D. địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn.

Câu 9. Đời sống người dân ở đới nóng chậm cải thiện là do hậu quả nghiêm trọng của:

A. tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt

B. bùng nổ dân số ở đới nóng

C. ô nhiễm môi trường đất, nước

D. nền kinh tế chậm phát triển

Câu 10. Tình trạng di dân tị nạn diễn ra phổ biến ở khu vực:

A. Nam Mĩ, Nam Á, Đông Nam Á.

B. Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á.

C. Châu Phi, Nam Á và Tây Nam Á.

D. Nam Mĩ, Nam Á và Trung Á.

Phần tự luận 5 điểm

Câu 1: Nêu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp bảo vệ môi trường nước ở Châu Âu? 3 điểm

Câu 2: Ví dụ cụ thể về việc sử dụng và bảo vệ một trong các thành phần thiên nhiên ở địa phương em? 2 điểm

Đáp án đề kiểm tra môn Địa lý lớp 7 cuối học kỳ 1 - đề 3

Trắc nghiệm 5 điểm

Câu1

Câu2

Câu3

Câu4

Câu5

Câu6

Câu7

Câu8

Câu9

Câu10

A

D

B

A

C

C

A

B

B

C

Tự luận 5 điểm

Câu 1: 3 điểm

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở Châu Âu là do:

  • Nông nghiệp: Một số nước ở Châu Âu còn sử dụng phương pháp canh tác nông nghiệp truyền thống khiến nguồn nước không được tiết kiệm. Và hơn nữa là do những chất độc hại từ thuốc dùng trong nông nghiệp gây ô nhiễm chưa được giải quyết. 0,25
  • Công nghiệp: Với sự phát triển mạnh về công nghiệp đã gây ra nhiều vấn đề đau đầu là ngành công nghiệp là ngành tiêu thụ nhiều nguồn nước nhất và cũng xả thải chất ô nhiễm ra môi trường nhiều nhất. 0,25
  • Khai thác mỏ: Trong quá trình khai thác cũng đã có những chất độc hại được thải ra môi trường không qua xử lý. 0,25
  • Nước thải sinh hoạt: Đây là vẫn là vấn đề của hầu hết các nước khi chưa có hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt một cách triệt để khiến nguồn nước bị ô nhiễm. 0,25

Hậu quả:

  • Con người không có nước sạch để sử dụng; 0,25
  • Gây nên bệnh tật do nước nhiễm khuẩn; 0,25
  • Khiến cho động thực vật chết; 0,25
  • Chất lượng đời sống giảm sút mạnh do thiếu nước; 0,25

Biện pháp: Học sinh chỉ cần nêu đúng 4 biện pháp cụ thể (1 điểm)

  • Ban hành những quy định về nước, nước thải, chất lượng nước uống;
  • Ban hành quy định về kiểm soát nước thải;
  • Quy định hạn chế hoá chất trong nông nghiệp và công nghiệp;
  • Quy định doanh nghiệp có cơ sở sản xuất phải đảm bảo về hệ thống xử lý nước thải.
  • Đẩu tư công nghệ mới để xử lý nước thải;
  • Kiểm soát và xử lý những hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước biển như vận tải, du lịch, đánh bắt hải sản,…
  • Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ nguồn nước;

Câu 2: Học sinh nêu được ví dụ đạt yêu cầu là đạt điểm

Ví dụ 1: Ở nơi em sinh sống thì việc sử dụng những gas trong đời sống ngày càng tăng lên, do nhu cầu cũng như chất lượng đời sống. Nhưng nhiều gia đình ý thức được việc sử dụng khí gas mua có giá thành cao nên đã tìm hiểu cũng như xây dựng nên mô hình cung cấp khí gas tại nhà bằng những nguyên liệu từ chất thải động vật và thực vật. Điều này không những giúp bảo vệ môi trường mà còn giúp tiết kiệm kinh tế cho gia đình.

Ví dụ 2: Khí hậu bị biến đổi nên những cán bộ nơi em sinh sống ra sức khuyến khích và tuyên truyền nhân dân tận dụng những nguồn năng lượng sạch và lâu bền như năng lượng mặt trời. Khuyến khích nhân dân lắp đặt các thiết bị giúp chuyển hoá năng lượng mặt trời thành nguồn điện để sử dụng.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ 4 đề thi Địa lý lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án.

2. Bộ đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lý 7 sách Kết nối tri thức

Bộ đề thi cuối học kì 1 môn Lịch sử - Địa lý lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống mà Hoatieu.vn chia sẻ dưới đây gồm 5 đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lý lớp 7 sách KNTT có khung ma trận, bảng đặc tả và đáp án chi tiết. Đây là tài liệu tham khảo cần thiết giúp các bạn học sinh ôn luyện, chuẩn bị kỹ cho kỳ thi cuối kỳ 1 quan trọng sắp tới. Đồng thời, là tài liệu giúp các thầy cô giáo chuẩn bị đề cương ôn tập cho học sinh nhanh chóng nhất. Mời bạn đọc tải file word chi tiết để tham khảo nhé.

2.1. Đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lý 7 sách Kết nối tri thức - Đề 1

Khung ma trận đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử - Địa lý 7 (Phân môn Lịch sử)

Đề thi Địa lý lớp 7 cuối học kì 1

Khung ma trận đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử - Địa lý 7 (Phân môn Địa lý)

Đề thi Địa lý lớp 7 cuối học kì 1

Nội dung đề thi, đáp án đề thi mời các bạn tải file chi tiết để tham khảo.

2.2. Đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lý 7 sách Kết nối tri thức - Đề 2

Đề thi chia thành phân môn lịch sử và địa lý. Cụ thể nội dung như sau:

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

MÔN : LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7

Phân môn Lịch sử

A. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà soạn kịch Sếch-xpia là

A.Đôn ki-hô-tê B. Thần khúc C. Nàng Mô-na Li-sa D. Rô-mê-ô và Giu-li- et

Câu 2. Ý nào sau đây không biểu hiện ở Trung Quốc dưới thời Đường?

A. Lãnh thổ rộng gần gấp đôi thời nhà Hán

B. Miễn giảm sưu thuế, áp dụng chế độ quân điền

C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện

D. Gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc đã đến tận phương Tây.

Câu 3. Người lập ra vương quốc Campuchia là

A. Vua Giay-a-vac-man V. B. Vua Giay-a-vac-man VI.

C. Vua Giay-a-vac-man VII. D. Vua Giay-a-vac-man VIII.

Câu 4. Ngoài chữ Phạn, người Campuchia còn sử dụng

A. chữ La tinh. B. chữ Khơ-me. C. chữ Hán. D. chữ Nôm.

Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Cam-pu-chia thời Ăng-co

A. Chuyển kinh đô về Phnôm Pênh

B. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định

C. Nhiều công trình kiến trúc đồ sộ độc đáo được xây dựng

D. Lãnh thổ được mở rộng

Câu 6. Thạt Luổng là công trình thể hiện nét rất riêng của nước

A. Lào. B. Mi-an-ma. C. Thái Lan. D. Campuchia

Câu 7. Chủ nhân của nền văn hóa Cánh đồng Chum là

A. người Lào Lùm B. người Lào Thơng C. người Thái D. người Khơ-me

Câu 8. Sự hình thành và phát triển của vương quốc Lào gắn liền với dòng sông

A. Hồng. B. Cửu Long. C. Mê Nam. D. Mê Công.

B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1.

a. Em có nhận xét gì về các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kiến? (1 điểm)

b. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu nào của Đông Nam Á ( còn tồn tại cho đến ngày nay) chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ (0,5 điểm)

Câu 2. Hãy hoàn thành bảng tóm tắt sau đây. (1,5 điểm)

Triều đạiVua đầu tiênNơi đóng đôTên nước
Ngô
Đinh
Tiền Lê

Phân môn Địa Lý

A. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1. Qúa trình đô thị hóa ở châu Âu xuất hiện trong thời kì nào ?

A. Cổ đại. B. Trung đại. C.Cận đại. D. Hiện đại

Câu 2. Đại bộ phận lãnh thổ Châu Âu có khí hậu ?

A. Ôn đới. B. Nhiệt đới. C. Cận nhiệt đới. D. Hàn đới.

Câu 3. Châu Phi là châu lục có diện tích lớn thứ mấy trên thế giới ?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 4. Đặc điểm không phải của đường bờ biển châu Phi là

A. ít bán đảo và đảo. B. ít vịnh biển. C. ít bị chia cắt . D. có nhiều bán đảo .

Câu 5. Bán đảo lớn nhất của châu Phi là

A. Trung Ấn. B. Xô-ma-li. C. Xca-đi-na-vi. D. Ban-căng.

Câu 6. Châu Phi tiếp giáp với biển và Đại Dương nào?

A. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. B. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

C. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương. D. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

Câu 7. Châu Phi ngăn cách với châu Á bởi biển Đỏ và

A. Địa Trung Hải. B. kênh đào Pa-na-ma. C. kênh đào Xuy-ê. D. biển Đen

Câu 8. Châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất

A. Pa-na-ma. B. Xuy-ê. C. Man-sơ. D. Xô-ma-li.

B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày ý nghĩa của đặc điểm địa hình châu Á đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

Câu 2. (1 điểm) Trình bày cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở môi trường hoang mạc.

Câu 3. (0,5 điểm) Kể tên một số ngành công nghiệp nổi bật ở Nhật Bản.

........................

Các bạn xem đáp án ở file tải về nhé

2.3. Đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lý 7 sách Kết nối tri thức - Đề 3

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm: Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Hai quốc gia nào sau đây ở châu Á có dân số đông nhất?

A. Nhật Bản và Trung Quốc.

B. Trung Quốc và Ấn Độ.

C. Hàn Quốc và Nhật Bản.

D. In-đô-nê-xi-a và Ấn Độ.

Câu 2. Nguồn tài nguyên nào sau đây quan trọng nhất của khu vực Tây Nam Á?

A. Đồng.

B. Dầu mỏ.

C. Than đá.

D. Sắt.

Câu 3. Đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông nào sau đây?

A. Ấn Hằng, Mê Công.

B. Hoàng Hà, Trường Giang.

C. Ti-grơ và Ơ-phrát.

D. A-mua và Ô-bi.

Câu 4. Vịnh biển lớn nhất ở châu Phi là

A. Ghi-nê.

B. A-đen.

C. Tadjoura.

D. A-qa-ba.

Câu 5. Châu Phi được mệnh danh là cái nôi của

A. dịch bệnh.

B. loài người.

C. lúa nước.

D. đói nghèo.

Câu 6. Cây ca cao được trồng nhiều ở khu vực nào sau đây của châu Phi?

A. Ven vịnh Ghi-nê.

B. Cực Bắc châu Phi.

C. Cực Nam châu Phi.

D. Ven Địa Trung Hải.

Câu 7. Ki-tô giáo ra đời ở quốc gia nào sau đây?

A. A-rập Xê-út.

B. Trung Quốc.

C. Pa-le-xtin.

D. Pa-ki-xtan.

Câu 8. Ở phần hải đảo của Đông Á, khó khăn lớn nhất về tự nhiên là

A. động đất, núi lửa và sóng thần.

B. khí hậu lạnh giá, nhiều bão, lũ.

C. nghèo tài nguyên khoáng sản.

D. địa hình núi cao nhiều, hiểm trở.

Câu 9. Hướng nghiêng chính của địa hình châu Phi là từ

A. đông bắc về tây nam.

B. tây nam về tây bắc.

C. đông nam về tây bắc.

D. tây bắc về đông bắc.

Câu 10. Ở môi trường hoang mạc phát triển mạnh việc khai thác loại khoáng sản nào sau đây?

A. Dầu mỏ, khí đốt.

B. Bạc, kim cương.

C. Chì, khí tự nhiên.

D. Vàng, sắt, đồng.

Câu 11. Nhận định nào không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của Tây Nam Á?

A. Nằm ở ngã ba của ba châu lục.

B. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc.

C. Vị trí chiến lược, nhiều dầu mỏ.

D. Tiếp giáp với nhiều vùng biển.

Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Phi không phải là

A. xung đột quân sự.

B. bùng nổ dân số.

C. nạn đói, dịch bệnh.

D. nghèo tài nguyên.

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày đặc điểm địa hình châu Phi. Nêu tên một số khoáng sản và sự phân bố một số khoáng sản chính ở châu Phi.

- Địa hình

+ Là một khối cao nguyên khổng lồ với độ cao trung bình khoảng 750m, chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp.

+ Phần phía đông được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ dài và hẹp.

+ Châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.

- Khoáng sản

+ Khoáng sản của châu Phi rất phong phú và đa dạng.

+ Phân bố chủ yếu ở phía bắc và phía nam lục địa.

+ Các khoáng sản quan trọng nhất là đồng, vàng, u-ra-ni-um, kim cương, dầu mỏ và phốt-pho-rít,....

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm: Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Trong các thế kỉ XV-XVII, vương quốc Lào

A. lâm vào suy thoái và khủng hoảng.

B. bước vào giai đoạn phát triển thịnh vượng.

C. thường xuyên đi xâm lược nước khác.

D. bị Trung Quốc xâm lược và cai trị.

Câu 2. Về đối ngoại, Vương quốc lan Xang luôn

A. giữ quan hệ hoà hiếu với các quốc gia láng giềng.

B. gây chiến tranh, xâm lấn lãnh thổ của Đại Việt.

C. gây chiến tranh xâm lược với các nước láng giềng.

D. thần phục và cống nạp sản vật quý cho Miến Điện.

Câu 3. Vị vua nào đã thống nhất lãnh thổ, mở ra thời kì Ăng-co ở Ca-pu-chia?

A. Giay-a-vác-man I.

B. Giay-a-vác-man II.

C. Giay-a-vác-man III.

D. Giay-a-vác-man IV.

Câu 4. Các vị vua thời kì Ăng-co không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài thông qua việc

A. giữ quan hệ hoà hiếu với các quốc gia láng giềng.

B. thần phục, cống nạp sản vật quý cho Lan Xang.

C. tấn công quân sự, gây chiến tranh xâm lược.

D. thần phục và cống nạp sản vật quý cho Phù Nam.

Câu 5. Sau khi lên ngôi vua, Ngô Quyền đã chọn địa điểm nào làm kinh đô cho nhà nước độc lập?

A. Phú Xuân.

B. Cổ Loa.

C. Hoa Lư.

D. Phong Châu.

Câu 6. Ai là người đã có công dẹp “Loạn 12 sứ quân”?

A. Ngô Quyền.

B. Lê Hoàn.

C. Lí Công Uẩn.

D. Đinh Bộ Lĩnh.

Câu 7. Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là

A. Bắc Bình Vương.

B. Vạn Thắng Vương.

C. Đông Định Vương.

D. Bố Cái Đại Vương.

Câu 8. Sự kiện nào đã chấm dứt hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam?

A. Khởi nghĩa Lí Bí năm 542.

B. Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248.

C. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 713.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn được tình trạng “loạn 12 sứ quân”?

A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.

B. Được nhân dân nhiều địa phương ủng hộ.

C. Được sự giúp đỡ của nhà Tống.

D. Liên kết với các sứ quân khác.

Câu 10. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là

A. Đại Việt.

B. Vạn Xuân.

C. Đại Nam.

D. Đại Cồ Việt.

Câu 11. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê kết thúc thắng lợi là bởi

A. quân dân Đại Cồ Việt đã chiến đấu anh dũng.

B. Lê Hoàn đề nghị giảng hòa để giảm bớt hao tổn.

C. nhà Tống bị hao tổn binh lực nên chủ động rút quân.

D. nhà Tống nhận thấy việc xâm lược Đại Việt là phi nghĩa.

Câu 12. Dưới thời Đinh - Tiền Lê, các nhà sư rất được triều đình trọng dụng, vì

A. quan lại chưa có nhiều, trình độ học vấn thấp.

B. đạo Phật ảnh hưởng sâu rộng, các nhà sư có học vấn uyên bác.

C. các nhà sư và nhà chùa đều có thế lực về kinh tế rất lớn.

D. nho giáo và Đạo giáo bị nhà nước hạn chế phát triển trong xã hội.

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Vẽ sơ đồ tổ chức chính quyền thời Đinh và rút ra nhận xét.

Đề thi Địa lý lớp 7 cuối học kì 1

- Nhận xét:

+ Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành.

+ Bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ khai.

b. Hãy cho biết những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn trong Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở thế kỉ X.

Những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn:

+ Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước và lập ra nhà Đinh, khẳng định ở mức độ cao hơn nền độc lập của Đại Cồ Việt.

+ Lê Hoàn là người trực tiếp tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (năm 981) thắng lợi, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, lập ra nhà Tiền Lê, tiếp tục công cuộc xây dựng đất nước.

----------------------

Mời các bạn tải full bộ đề tại file word tải về nhé

3. Đề thi học kì 1 Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

Bộ đề thi cuối học kì 1 môn Lịch sử - Địa lý lớp 7 sách Chân trời sáng tạo được Hoatieu.vn chia sẻ dưới đây gồm 2 đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lý lớp 7 có khung ma trận, bảng đặc tả và đáp án chi tiết. Mời bạn đọc tải file word chi tiết để tham khảo, ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi cuối kỳ 1 sắp tới.

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo - Đề 1

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Ấn Độ là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn nào sau đây?

A. Ấn Độ giáo và Phật giáo.

B. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

C. Ki-tô giáo và Phật giáo.

D. Hồi giáo và Ki-tô giáo.

Câu 2. Ở khu vực Tây Nam Á phổ biến loại rừng nào sau đây?

A. Thảo nguyên, rừng lá cứng địa trung hải.

B. Hoang mạc và bán hoang mạc, rừng khộp.

C. Rừng mưa nhiệt đới, cây bụi gai lá cứng.

D. Rừng lá kim và thảo nguyên ôn đới lạnh.

Câu 3. Nam Á có mấy dạng địa hình khác nhau?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 4. Diện tích châu Phi đứng thứ 3 trên thế giới sau các châu lục nào sau đây?

A. Châu Á và châu Âu.

B. Châu Á và châu Mĩ.

C. Châu Âu và châu Mĩ.

D. Châu Mĩ và châu Úc.

Câu 5. Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở

A. vùng rừng rậm xích đạo.

B. hoang mạc Xa-ha-ra.

C. hoang mạc Ca-la-ha-ri.

D. thung lũng sông Nin.

Câu 6. Các mỏ dầu mỏ và khí đốt phân bố chủ yếu

A. phía Tây Bắc châu Phi.

B. phía Nam của châu Phi.

C. phía Bắc của châu Phi.

D. phía Đông của châu Phi.

Câu 7. Nhận định nào sau đây đúng về quy mô dân số châu Á?

A. Gia tăng dân số rất nhanh.

B. Dân cư phân bố thưa thớt.

C. Đông dân nhất trên thế giới.

D. Dân cư phân bố đồng đều.

Câu 8. Khí hậu ở khu vực Tây Nam Á có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

A. Lạnh ẩm, mưa ít.

B. Khô hạn và nóng.

C. Nóng ẩm và lạnh.

D. Ẩm ướt, mưa lớn.

Câu 9. Sự tranh chấp về tài nguyên thiên nhiên chủ yếu nào sau đây khiến an ninh nhiều quốc gia ở châu Phi xung đột sâu sắc?

A. Khí hậu, nguồn nước.

B. Sinh vật, khoáng sản.

C. Nguồn nước, đất đai.

D. Khoáng sản, khí hậu.

Câu 10. Các cam và chanh được trồng ở nơi khu vực nào sau đây của châu Phi?

A. Cận nhiệt đới, rìa Đông Nam.

B. Môi trường nhiệt đới, phía tây.

C. Địa Trung Hải, rìa Nam Phi.

D. Môi trường nhiệt đới, ven biển.

Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á đất liền?

A. Các dãy núi chạy hướng bắc - nam.

B. Nhiều dãy núi trẻ; động đất, núi lửa.

C. Đồng bằng hạ lưu rộng lớn, màu mỡ.

D. Địa hình núi cao và bị chia cắt mạnh.

Câu 12. Rừng lá kim chủ yếu tập trung ở phía Bắc châu Phi là do

A. khí hậu lạnh, thổ nhưỡng phù hợp.

B. nhiều sông lớn, mạng lưới dày đặc.

C. vùng quy hoạch trồng rừng lá kim.

D. khí hậu khô hạn, địa hình đồi núi.

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Thời kỳ phát triển huy hoàng của vương quốc Cam-pu-chia là

A. thời sơ kì.

B. thời kì Chân Lạp.

C. thời kì Ăng-co.

D. thời kì hậu Ăng-co.

Câu 2. Vành cung thịnh vượng thời Ăng-co nằm ở

A. phía bắc Biển Hồ.

B. phía nam Biển Hồ.

C. phía đông Biển Hồ.

D. phía tây Biển Hồ.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Cam-pu-chia thời Ăng-co?

A. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định.

B. Nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, độc đáo được xây dựng.

C. Chuyển kinh đô về Phnôm Pênh.

D. Lãnh thổ được mở rộng.

Câu 4. Chủ nhân đầu tiên sinh sống trên lãnh thổ Lào là

A. người Thái.

B. người Lào Lùm.

C. người Lào Thơng.

D. người Khơ-me.

Câu 5. Văn hoá truyền thống Lào nổi tiếng với điệu múa nào sau đây?

A. Múa sạp

B. Múa Áp-sa-ra.

C. Múa khèn

D. Múa Lăm-vông.

Câu 6. Vương quốc Cam-puchia và Vương quốc Lan Xang đều

A. chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Ấn Độ.

B. được hình thành tại lưu vực sông I-ra-oa-đi.

C. là những vương quốc phong kiến do người Thái lập nên.

D. tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Hồi giáo.

Câu 7. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau:

“Hai vai gồng gánh hai vua,

Hai triều hoàng hậu, tu chùa Am Tiên.

Theo chồng đánh Tống bình Chiêm,

Có công với nước, vô duyên với đời”

A. Công chúa Huyền Trân.

B. Thái hậu Dương Vân Nga.

C. Công chúa An Tư.

D. Nguyên phi Ỷ Lan.

Câu 8. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương đóng đô ở

A. Cổ Loa.

B. Hoa Lư.

C. Thăng Long.

D. Tây Đô.

Câu 9. Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào?

A. Đất nước rơi vào tình trạng “loạn 12 sứ quân”.

B. Nhà Tống đang lăm le xâm phạm bờ cõi.

C. Đất nước thái bình, nhân dân ấm no.

D. Đại Cồ Việt bị nhà Tống đô hộ.

Câu 10. Sự kiện lịch sử nào mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc?

A. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40 - 42).

B. Khúc Thừa Dụ xưng Tiết độ sứ (năm 905).

C. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (năm 938).

D. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô (năm 939).

Câu 11. Trong cuộc kháng chiến chống Tỗng (981), quân dân Tiền Lê đã học tập kế sách đánh giặc nào của Ngô Quyền?

A. Tiên phát chế nhân.

B. Đánh nhanh thắng nhanh.

C. Vườn không nhà trống.

D. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.

Câu 12. Cuộc kháng chiến chống Tỗng (năm 981) của quân dân Tiền Lê đã

A. thất bại, Đại Cồ Việt rơi vào ách cai trị của nhà Tống.

B. thắng lợi, nền độc lập, tự chủ của Đại Cồ Việt được bảo vệ vững chắc.

C. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ cho nhân dân Việt Nam.

D. chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm): Hoàn thành bảng so sánh dưới đây về tổ chức chính quyền thời Đinh, Tiền Lê so với thời Ngô rồi rút ra nhận xét.

Thời NgôThời Đinh - Tiền Lê
Kinh đô
Triều đình trung ương
Chính quyền địa phương

.....................................

Mời các bạn tải file chi tiết để tham khảo

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
10 7.671
Đề thi Địa lý lớp 7 cuối học kì 1 2025 (11 đề)
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm