Báo cáo tổng kết năm học 2022-2023

Tải về

Báo cáo tổng kết năm học 2022-2023 trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT là mẫu lập ra để thống kê, tổng kết lại quá trình học tập của nhà trường trong năm học vừa qua từ đó đưa ra phương hướng, nhiệm vụ cho năm học mới. Mời các bạn tham khảo.

Báo cáo tổng kết năm học là mẫu bản báo cáo tổng hợp, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục và đào tạo của một trường học trong suốt một năm học hoặc một kỳ học nhất định. Mời bạn đọc tham khảo và tải file về máy để chỉnh sửa và hoàn thiện bản báo cáo tổng kết năm học 2022-2023 thuận tiện hơn.

Mẫu báo cáo tổng kết năm học mới nhất
Mẫu báo cáo tổng kết năm học mới nhất

1. Báo cáo tổng kết năm học 2022-2023

UBND HUYỆN............
TRƯỜNG . . . . . . . . . . . . . . . . .

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC- . . . . . .

. . . . . . . . . . . , ngày .....tháng..... năm .........

BÁO CÁO
Tổng kết năm học . . . . . . . . . .
________________

A. PHẦN THỐNG KÊ SỐ LIỆU:

1. Đội ngũ QL, GV, NV

NỘI DUNG

Tổng số

Số nữ

Đạt chuẩn ĐT

Trên chuẩn

Chưa đạt

Ban giám hiệu

Giáo viên

Nhân viên

X

X

X

TỔNG CỘNG

- Số Giáo viên được BGH kiểm tra chuyên môn: . . . . . . . . . người.

* Xếp loại Giáo viên:

Tổng số Giáo viên

Tổng số GV giỏi

Số GV giỏi chia ra

Khá

Trung bình

Yếu

Ghi chú

Cấp trường

Cấp huyện

Cấp tỉnh

2. Học sinh:

NỘI DUNG

SỐ LIỆU CUỐI NĂM HỌC

Tổng cộng

Nữ

Lớp

Lớp

Lớp

Lớp

Lớp

- Số lớp cuối kỳ

X

- Số học sinh cuối kỳ

- Số bỏ học so với khai giảng

- Tổng số HS dân tộc ít người

Trong đó: Học sinh Châu ro

- Tổng số HS dân tộc bỏ học

B. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ:

1. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học;

2. Tình hình thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường;

  • Công tác tư vấn học đường;
  • Công tác giáo dục thể chất, các môn thể thao,…;
  • Công tác giáo dục kỹ năng sống ;
  • nội dung khác, tùy theo cấp học .

3. Công tác giáo dục đạo đức, giáo dục ATGT, P. chống ma túy, bạo lực học đường;

4. Kết quả phát triển thư viện trường học;

5. Công tác phổ cập giáo dục, duy trì sĩ số; các biện pháp đã thực hiện để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học;

6. Việc quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường;

7. Công tác xã hội hóa giáo dục; kết quả huy động hỗ trợ, đóng góp cho nhà trường;

8. Việc thực hiện các nguyên tắc quản lý tài chính ; Việc thực hiện quy chế dân chủ, công khai tài chính trong nhà trường;

9. Công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh (dành cho cấp THCS);

10. Kết quả thực hiện các cuộc vận động của ngành:

  • Xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp;
  • Cán bộ, công chức, giáo viên thi đua thực hiện văn hóa công sở;
  • Cán bộ, công chức, giáo viên nói không với tiêu cực;
  • Thực hiện nề nếp đồng phục của HS và của GV.

Các số liệu khác:

- Tổng số kinh phí tu sửa CSVC, mua sắm trong nhà trường: . . . . . . . . . . . . đồng.

Trong đó: nguồn kinh phí do cha mẹ HS đóng góp: . . . . . . . . . . . . đồng.

- Tổng số lượt GV sử dụng đồ dùng dạy học.: . . . . . . . . . . . . lượt.

- Số tiết dạy trên máy (ứng dụng công nghệ thông tin).: . . . . . . . . . . . . . tiết

C. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

  • Những hoạt động nổi bật, đạt kết quả tốt;
  • Những mặt hoạt động còn hạn chế, yếu kém của trường;
  • Những khó khăn lớn trong thực hiện nhiệm vụ năm học.

2. Báo cáo tổng kết năm học trường Mầm non

PHÒNG GD & ĐT.............

TRƯỜNG MẦM NON.......

Số: .......

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

......., ngày .....tháng.... năm .....

BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC............

Căn cứ Kế hoạch số ................. của trường Mầm non .........., kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học..........;

Căn cứ kết quả đạt được trong năm học......... Trường Mầm non............. Báo cáo Tổng kết năm học ............... như sau:

A. Phần I: Kết quả đạt được

I. Việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua

- Triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”, từng cá nhân đăng ký chủ đề học tập và xây dựng chương trình hành động.

- Triển khai và đẩy mạnh thực hiện tốt phong trào “Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, học sinh tích cực”. Điểm đạt 98 điểm xếp loại Xuất sắc.

- Hưởng ứng tốt các đợt phát động thi đua chào mừng các ngày lễ lớn và 4 đợt thi đua trong năm, có nhận xét chấm điểm đánh giá.

* Kết quả bình xét thi đua năm học: Tổng số người được bình xét: .... người. Trong đó xếp loại A: .... người.

Các danh hiệu đề nghị:

  • Cá nhân Lao động tiên tiến: .... người
  • Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở: .... người.
  • Tập thể Lao động Tiên tiến.

II. Quy mô phát triển

+ Tổng số nhóm lớp: .... nhóm. Trong đó:

- Nhóm trẻ: ... nhóm

- Mẫu giáo: .... lớp.

+ Tổng số trẻ đến trường: ...... cháu, đạt tỷ lệ huy động .....%. Tăng .....% so với năm học trước.

Trong đó:

- Nhà trẻ: . cháu..... tỷ lệ huy động đạt ....%. Mẫu giáo: ..... cháu, đạt tỷ lệ huy động .....%..

Đạt chỉ tiêu kế hoạch.

III. Nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi:

Tổng số lớp 5 tuổi: ..... lớp. Tổng số trẻ đến trường ..... đạt tỷ lệ 100%.

100% trẻ em 5 tuổi đến trường được học 2 buổi/ ngày, được học chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư 28 của Bộ Giáo dục và đào tạo. Có đầy đủ các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi theo quy định tại Thông tư 02 và Thông tư 36 sửa đổi bổ sung của Bộ Giáo dục và đào tạo. 10/10 giáo viên dạy lớp 5 tuổi có trình độ chuẩn và trên chuẩn đào tạo. 100% trẻ đến trường được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách của Nhà nước.

Công tác triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi của địa phương đó là sự chỉ đạo sát sao của Ban chỉ đạo phổ cập, phân công các thành viên trong đó có thành phần là trưởng xóm hoặc bí thư chi bộ tham gia cùng với giáo viên trường mầm non thực hiện công tác điều tra trẻ trên địa bàn. Đối với UBND xã đặc biệt quan tâm tới công tác xây dựng cơ sở vật chất để thực hiện công tác phổ cập, giám sát, theo dõi công tác thu, chi quỹ thỏa thuận với cha mẹ học sinh để thực hiện thu chi đúng mục đích, kế hoạch đã đề ra.

IV. Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ

1. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.

- Đầu năm học hiệu trưởng ra Quyết định........ Quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. Kế hoạch ....... của Ban chỉ đạo Kế hoạch xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non năm học ................ Trong năm học đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ cả về thể chất, tinh thần. Không có dịch bệnh xảy ra. Chỉ đạo y tế học đường xây dựng kế hoạch thực hiện công tác y tế học đường trong năm học, thường xuyên kiểm tra các nguy cơ mất an toàn cho trẻ, xây dựng bảng điểm chấm điểm các lớp 1 lần/tuần để đánh giá mức độ thực hiện an toàn tại các lớp.

- Thường xuyên giáo dục, nhắc nhở giáo viên không được quát, mắng, đánh học sinh vì vậy trong năm không có trường hợp vi phạm xảy ra.

2. Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe.

- Trong năm học xảy ra nhiều biến cố đối với các trường mầm non về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được lan truyền nhanh trên các trang mạng xã hội. Vì vậy nhà trường đã quản lý chặt chẽ, công khai các nguồn thực phẩm nhập về, phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức nhiều đợt kiểm tra công tác vệ sinh, an toàn , thực phẩm tại bếp ăn bán trú.

- Đầu năm học nhà trường đã bàn bạc với cha mẹ học sinh nâng mức tiền ăn từ ...... lên ...../ngày/trẻ.

- Tổ chức khám sức khỏe 2 lần/năm học. 100% trẻ đến trường được khám sức khỏe định kỳ và theo dõi chiều cao cân nặng bằng biểu đồ tăng trưởng.

Tổng số trẻ được theo dõi: ..... cháu đạt 100%. Số trẻ suy dinh dưỡng: ..... cháu = .....%, giảm so với đầu năm là .....%. Tổ chức cho 100% trẻ được ăn bán trú tại trường.

Các biện pháp đã thực hiện:

- Thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng giờ nào việc ấy, đúng quy chế chuyên môn không để trẻ chơi tự do, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm nên đã đảm bảo an toàn cho trẻ và an toàn thực phẩm 100%.

- Thường xuyên vệ sinh môi trường, chế biến thức ăn cho trẻ hợp vệ sinh và đảm bảo đủ chất, đủ lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm để phòng dịch bệnh, kết hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ như mặc ấm, không đi chân đất trong mùa đông, mua đầy đủ chăn ấm cho trẻ.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng làm tiền đề cho việc tuyên truyền vận động phụ huynh cho trẻ ăn bán trú tại trường với mức ăn: ....../trẻ/ngày

- Trong năm học nhà trường được đón 02 đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm và Chi Cục vệ sinh an toàn thực phẩm ở các bếp ăn bán trú, đoàn đánh giá bếp ăn đạt tiêu chuẩn.

- Tăng cường công tác kiểm tra giao nhận thực phẩm, đảm bảo thực hiện lưu mẫu đúng quy trình và kiểm thực ba bước.

3. Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục nâng chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non:

- Bước vào năm học BGH duyệt kế hoạch giáo dục thực hiện trong năm học ở các độ tuổi; Kế hoạch ............., kế hoạch chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non năm học ...............; Kế hoạch ............. Kế hoạch triển khai thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm” năm học...............

Điểm mạnh thực hiện chương trình giáo dục mầm non: Xây dựng nội dung giáo dục phù hợp với địa phương, nhận thức của trẻ. Phương pháp giảng dạy có sáng tạo thu hút sự tập trung chú ý của học sinh, phát huy khả năng sáng tạo của trẻ. Đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, cải thiện môi trường học tập. Tổ chức ..... lượt hội thảo, tập huấn chia sẻ kinh nghiệm.

Điểm hạn chế: Phương pháp giảng dạy ở một số đồng chí giáo viên còn cứng nhắc, chậm đổi mới. Tạo môi trường học tập ở một số nhóm lớp còn yếu.

- 100% các lớp thực hiện chương trình đổi mới hình thức giáo dục ở các độ tuổi. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã phân trẻ theo đúng độ tuổi, phân công giáo viên đứng lớp theo đúng sở trường, năng lực từng người. Trẻ đến trường được ăn bán trú tại trường và được học 2 buổi/ngày là 517/517 cháu, đạt tỷ lệ 100%.

Phân công giáo viên có tay nghề vững vàng nhiệt tình dạy lớp 5 tuổi, đầu tư trang thiết bị, chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chương trình theo các chủ điểm giáo dục trong năm đảm bảo tốt công tác phổ cập một năm trẻ 5 tuổi.

- Sinh hoạt chuyên môn, thao giảng, dự giờ đầy đủ.

Kết quả cụ thể:

+ Thao giảng: .... hoạt động - Xếp loại: Tốt : .... hoạt động; Khá:..... hoạt động; Đạt : .....

+ Công tác kiểm tra: .... người; .... hoạt động. Trong đó: .... hoạt động xếp loại Tốt; Hoạt động Khá: ....; Đạt yêu cầu: .....

+ Dự giờ: . hoạt động; xếp loại tốt: .... hoạt động; xếp loại khá: ..... hoạt động; Đạt yêu cầu: .....hoạt động.

+ Thi hội khoẻ măng non: .... đợt/năm

+ Tổ chức thi trang trí môi trường nhóm lớp: Tổng số: .....7 lớp. Xếp loại A: .... lớp; xếp loại B: . ....lớp; xếp loại C: .... lớp.

+ Giáo viên giỏi cấp trường đạt ...... giáo viên; Cấp huyện đạt.... giáo viên.

+ Tỷ lệ trẻ đạt chuyên cần: Khối 5 tuổi: .....%; Khối 4 tuổi: ....%; Khối 3 tuổi: ....%; Khối 2 tuổi: ....%.

+ Tỷ lệ trẻ đạt các chỉ số phát triển: .....................

- Công tác chỉ đạo thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm”. Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế học theo giai đoạn và năm học. Chấm điểm và trao thưởng cho các lớp thực hiện tốt chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, trao 09 giải A, 05 giải C, 02 giải C. Tổ chức .....buổi hội thảo về chuyên đề cho .... lượt người tham dự.

- Việc thực hiện chính sách đối với trẻ mầm non: Nhà trường thực hiện nghiêm túc các chế độ cho trẻ: Chế độ ăn trưa cho trẻ theo Quyết định số 60 của chính phủ; Quyết định 239 đối với trẻ 5 tuổi; tiền hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49 của Chính phủ.

4. Công tác kiểm định chất lượng và xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Nhà trường xây dựng Kế hoạch tự đánh giá, ra quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá. Duy trì chất lượng trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 vào năm 20....

V. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và kinh phí cho GDMN

Trường xây dựng Quy chế quản lý tài sản trang thiết bị, triển khai nghiêm túc tới toàn thể cán bộ giáo viên nhân viên trong trường thực hiện. Có sổ theo dõi tài sản của từng nhóm lớp và các phòng ban, có ký giao nhận.

Tổng kinh phí thực hiện cho giáo dục mầm non: ..... triệu đồng. Trong đó: Ngân sách nhà nước: ...... triệu đồng; cha mẹ học sinh đóng góp: .... triệu đồng.

Cha mẹ học sinh cùng cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường tài trợ .... công trình:................

VI. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non

- Thực hiện nghiêm Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT, ngày 15/5/2018 của Bộ Giáo dục và đào tạo về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo. Trong năm học không có trường hợp vi phạm.

- Nhà trường xây dựng Kế hoạch ........ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non (40 modul tự học). Kết quả kiểm tra hồ sơ đánh giá. Tổng số người đánh giá: ...............

- Thực hiện nghiêm túc về chi trả các chế độ cho giáo viên. Chế độ nghỉ thai sản cho...... người. Nghiêm túc thực hiện nâng lương thường xuyên, TNNG,TNVK cho cán bộ giáo viên, nhân viên. Xét hồ sơ nâng lương trước thời hạn cho ..... người.

Tổng số cán bộ giáo viên trong trường: .... người

Trong đó: Biên chế nhà nước: ..... người; hợp đồng với trường .... người (.... giáo viên; .... người hợp đồng cô nuôi; ....bảo vệ); đảm bảo chế độ cho giáo viên

- Trong năm học .... cán bộ quản lý, .... giáo viên là tổ trưởng tham gia học lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý.

VII. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục

Trường ra đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật: QĐ phân công nhiệm vụ; QĐ thành lập các HĐ trong trường; các Quy chế, nội quy trong đơn vị. Thực hiện công khai dân chủ, có bảng công khai công khai theo định kỳ và công khai hàng tháng hoặc công khai theo sự kiện. Công tác kiểm tra được duy trì thường xuyên. Quản lý chặt chẽ cán bộ, giáo viên và nhân viên, không có CB, GV, NV vi phạm pháp luật. Quản lý tốt các nguồn tài chính và tài sản của đơn vị. Quản tốt trẻ đến trường đảm bảo an toàn tuyệt đối khi trẻ ở trường.

VIII. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa và hội nhập quốc tế

Trong năm học nhà trường đã huy động từ cha mẹ học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường ủng hộ tài trợ ... công trình làm mới và sửa chữa. Cụ thể:..................

Tồn tại chưa áp dụng mô hình giáo dục tiên tiến của nước ngoài.

IX. Công tác tuyên truyền; XHHGD: phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho các bậc cha mẹ, cộng đồng tuyên truyền về GDMN

- 100% các lớp có góc tuyên truyền tại lớp và có sổ kế hoạch tuyên truyền, thường xuyên tận dụng các cơ hội để tuyên truyền tới các phụ huynh nhằm phối kết hợp chặt chẽ trong việc nuôi dạy trẻ.

- Nhà trường thông qua các đoàn thể ở địa phương như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Y tế. Qua các hoạt động lễ hội các hội thi tuyên truyền các nội dung về huy động trẻ ra lớp, tổ chức ăn bán trú, phòng bệnh ….

- Một số hạn chế và khó khăn như: Phương pháp tuyên truyền của giáo viên còn cứng nhắc, hiệu quả tuyên truyền chưa cao.

B. Phần II: Đánh giá chung

I. Kết quả nổi bật:

Cơ sở vật chất được bổ sung; trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị phục vụ công tác chăm sóc trẻ. Nhà trường hoạt động có nề nếp, đoàn kết cùng nhau tiến bộ. Dân chủ, kỷ cương được thực hiện nghiêm túc. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Công tác thi đua trong trường được thực hiện nghiêm túc, có phát động, sơ kết, tổng kết vì vậy đã thúc đẩy phong trào thi đua ở đơn vị. Chất lượng chăm sóc giáo dục được nâng lên, giảm suy dinh dưỡng cao hơn năm trước 1,9%. Tổ chức thành công các hội thi của cô và trẻ, đặc biệt ngày hội “Bé vui hội xuân”. Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ có nhiều bước chuyển biến.

II. Những hạn chế khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ năm học

1. Công tác quản lý

Bảo quản đồ dùng đồ chơi ở các lớp hạn chế; việc vận dụng các Chỉ thi,văn bản của cấp trên đôi lúc chưa được triệt để. Công tác văn thư lưu trữ quản lý các số liệu thống kê chưa tốt.

2. Về chất lượng chăm sóc giáo dục

Một số giáo viên chưa linh hoạt sáng tạo trong việc tổ chức chức các hoạt động cho trẻ; phương pháp giảng dạy còn cứng nhắc; thực hiện chăm sóc trẻ đôi lúc chưa được quan tâm đúng mức.

3. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất tương đối ổn định, tuy nhiên chưa tạo được môi trường chơi ngoài trời cho trẻ. Đồ chơi ngoài trời đã hỏng nhiều.

III. Phương hướng giải quyết hạn chế và khó khăn trong thời gian tới

- Nhà trường tiếp tục phối kết hợp với các xóm bản để vận động phụ huynh cho trẻ đến trường và tham gia ăn bán trú đầy đủ 100%.

- Tiếp tục làm tốt công tác tổ chức ăn bán trú, chăm sóc sức khỏe trẻ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thực hiện tốt quy chế chuyên môn, nuôi và dạy trẻ có chất lượng tạo niềm tin để phụ huynh yên tâm gửi con tới trường.

- Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học các lớp học nâng chuẩn và học tập nâng cao trình độ tay nghề để chăm sóc và giáo dục trẻ.

- Tham mưu với các cấp lãnh đạo tạo nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi.

- Tăng cường việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, coi đây là một công tác quan trọng trong nhà trường nhằm nêu cao vai trò trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

IV. Những kiến nghị đề nghị của đơn vị.

- Đề nghị cấp trên cấp một số đồ chơi ngoài trời cho trẻ.

Trên đây là Báo cáo Tổng kết của Trường Mầm non............. năm học ................ Rất mong nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành để trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học tiếp theo./.

Nơi nhận:

- PGD ĐT Đại Từ (b/c);

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)

........................

3. Báo cáo tổng kết năm học trường Tiểu học

PHÒNG GD- ĐT

TRƯỜNG TIỂU HỌC

Số: ....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......, ngày ....tháng ....năm ....

BÁO CÁO TỔNG KẾT CUỐI NĂM - NĂM HỌC .....................

TRƯỜNG TIỂU HỌC............................

Căn cứ Hướng dẫn số .........ngày......... của Phòng Giáo dục – Đào tạo ............. về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Cấp tiểu học năm học ..............;

Căn cứ kế hoạch số.............ngày ....tháng ....năm ......... thực hiện nhiệm vụ của trường năm học ...............;

Trường Tiểu học ............ đã tiến hành chỉ đạo các hoạt động giáo dục và tổ chức quản lý, năm học ............... đã đạt được những kết quả sau:

I. Quy mô phát triển giáo dục Tiểu học và số liệu đạt được

1. Qui mô, số liệu

Trường có 2 điểm trường, điểm chính đặt tại ...............................

Tổng số học sinh cuối năm là .........em (tăng so với đầu năm học ....em chuyển đến).

Trong đó:

* Nữ là ...., tỷ lệ ........%.

* Con dân tộc: 8...em

* Học sinh khuyết tật học hòa nhập tại trường là ....em (tăng so năm trước ...em).

Số lớp hiện có là ....lớp. Tỷ lệ bình quân học sinh trên lớp là ... em.

Tổ chức học ...buổi / ngày 100%, với ...lớp và .....học sinh.

Tổ chức dạy Tiếng Anh theo giáo trình của Bộ GD&ĐT từ lớp 3 đến lớp 5 với 9 lớp và 242 HS, Tỉ lệ 55,88%. So với năm qua 242 HS, không tăng, giảm.

Tổ chức dạy môn tin học từ lớp 3 đến lớp 5 với 9 lớp và 242 HS, Tỉ lệ 55,88%. So với năm qua 242 HS, không tăng, giảm.

Trong năm nhà trường đã thực hiện lồng ghép giáo dục về trật tự an toàn giao thông, GD nha khoa, GD bảo vệ môi trường, GD môi trường biển, hải đảo, GD sử dụng năng lượng tiết kiệm…

Có 100% học sinh 6 tuổi vào lớp 1 (95/95 em).

Thực hiện duy trì sĩ số đảm bảo 100% ( không có học sinh bỏ học).

Số học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học: 97 em trong tổng số 97 học sinh của khối lớp 5, chiếm tỷ lệ 100%.

Toàn trường có 28 cán bộ, giáo viên và nhân viên ( biên chế), 3 bảo vệ (hợp đồng).

Trong đó, nữ là 16, tỷ lệ 57,14%. Có 1 hiệu trưởng, 1 phó hiệu trưởng; 21 giáo viên trực tiếp dạy lớp (gồm 15 GVCN và 6 giáo viên bộ môn), tỷ lệ 1.4 giáo viên/lớp.

Có 1 Tổng phụ trách kiêm nhiệm.

Có 6 giáo viên bộ môn (Âm nhạc: 1, Thể dục: 1, Mỹ thuật: 1, Tiếng Anh: 2, Tin học: 1).

Có 25 đảng viên, tỷ lệ 89,28%. Trong đó: Hiệu trưởng: 1, phó hiệu trưởng: 1, giáo viên dạy lớp: 18 và giáo viên, nhân viên khác: 6 (có 01 bảo vệ hợp đồng).

Có 100% cán bộ giáo viên, nhân viên đạt chuẩn. Trong đó trên chuẩn là 27/28, chiếm tỷ lệ 96,42%.

Cán bộ quản lý đạt trên chuẩn là: 2/2, tỷ lệ 100%.

Số giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi: Cấp trường 7, Cấp huyện 9, Cấp tỉnh 11 (tăng so năm qua 5 GV giỏi cấp huyện).

Đơn vị đạt Chuẩn quốc gia PCGDTH, mức độ 3 và xóa mù chữ mức độ 2.

Trường đạt Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3.

2. Nhận xét, đánh giá về quy mô, số liệu:

- Về quy mô trường, lớp, đội ngũ :

+ Số lớp, CSVC không tăng, giảm so năm trước.

+ Tăng số học sinh : 17 học sinh so năm trước.

+ Đảng viên tăng 01 đ/c.

+ Về CB – GV – NV có tổng số: 31/16 nữ, giảm 01 GVTD kiêm TPT đội.

3. Việc triển khai thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua, GDNGLL.

Thực hiện hướng dẫn nhiệm vụ năm học ............... của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long, Phòng Giáo dục và Đào tạo Vũng Liêm, ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể cho cả năm học sát với tình hình thực tiễn của trường; đã tổ chức triển khai tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua.

1- Cuộc vận động: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Triển khai có hiệu quả việc “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ”. Có 29/29 CBVC tham gia thực hiện, học tập, nghiên cứu chuyên đề học tập và làm theo Bác.

Xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trường học phù hợp với tình hình, đặc điểm của nhà trường. Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, cam kết thực hiện tốt các nội quy, quy chế nội bộ, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, mỗi CBVC tự nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật.
Mỗi cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm túc chuẩn mực đạo đức mà chi bộ đã thống nhất xây dựng; Thực hiện nghiêm túc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi chất lượng sinh hoạt chi bộ là đòn bẩy thúc đẩy nâng cao chất lượng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;

Chi bộ chỉ đạo chuyên môn của Đội thiếu niên tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục đạo đức học sinh như: phát động các phong trào thi đua theo tháng, theo tuần: “Tuần lễ an toàn giao thông",“Tuần lễ thi đua học tốt...”
Luôn coi trọng nội dung từng cán bộ, giáo viên tự đánh giá nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Mỗi cá nhân phải nêu được những việc làm tâm đắc và những hạn chế của cá nhân và đưa ra được hướng khắc phục để các đồng chí tham gia đóng góp.

2- Tổ chức thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”

100% CBGVNV giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo, đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ; tôn trọng nhân cách, danh dự, nhân phẩm học sinh, đối xử công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của học sinh. Không có CBGV vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, nhân cách nhà giáo. 100% cán bộ, giáo viên trong trường thực hiện tốt phong trào thi đua mỗi nhà giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.

3- Tổ chức tốt thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường thông qua hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học

Trên cơ sở nhiệm vụ năm học của ngành, của trường và khả năng của CB- GV- NV, nhà trường đã phân công trách nhiệm phù hợp với năng lực của từng thành viên trong hội đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để CB- GV- NV hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

- Tiếp tục thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư số 22/2016/TT- BGDĐT của Bộ GDĐT, ngày 22/9/2016 ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

- Sinh hoạt chuyên môn tổ khối và sinh hoạt lấy học sinh làm trung tâm.

- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học đa dạng linh hoạt phù hợp đặc điểm học sinh. Kết hợp với đồ dùng trang thiết bị được cấp và đồ dùng dạy học tự làm.

- Dạy TV1_CNGD

- Dạy học Tiếng Anh theo tài liệu của bộ GD&ĐT ( 4 tiết/tuần)

- Dạy học bộ môn tin học

- Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

- Thực hiện về Hồ sơ sổ sách (đối với nhà trường, đối với giáo viên, tổ chuyên môn…thực hiện đúng, đủ theo điều lệ trường tiểu học, theo văn bản 1732/SGDĐT của Sở GĐ- ĐT.

- Xây dựng môi trường lớp học theo mô hình VNEN

- Xây dựng các câu lạc bộ khám phá.

4- Thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo

- Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.

- Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo.

- Thực hiện nghiêm túc Quy định về dạy thêm, học thêm.

5 - Vận động giáo viên tăng cường học tập bồi dưỡng chuyên môn (BDTX)

- Nhà trường xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên vào đầu năm học, tổ chức triển khai kế hoạch BDTX cho giáo viên.

- Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX, kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng và tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ BDTX.

- Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.

- Cuối năm học có tổ chức kiểm tra đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả BDTX của giáo viên về phòng Giáo dục và Đào tạo, kết quả 100% GV được xếp loại khá và giỏi.

6 - Về phong trào xây dựng “Trường học thân thiện- học sinh tích cực”

- Tiếp tục thực hiện kế hoạch phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tổ chức các trò chơi dân gian, vệ sinh trường lớp, chăm sóc gia đình thương binh, chăm sóc di tích Bia ghi danh anh hùng liệt sĩ của xã. Đặc biệt là việc quan tâm đến đối tượng học sinh học hoà nhập, học sinh có hoàn cảnh khó khăn (tặng quà, sách vở và tiền cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn…). Trong năm học đã tặng quà cho học sinh nghèo, khó khăn trị giá trên 50 triệu đồng.

- Tổ chức các trò chơi dân gian vào các ngày lễ, tết…

- Xây dựng môi trường học tập thực sự lành mạnh, an toàn và thân thiện.

7- Tổ chức các hoạt động GD kỹ năng sống cho HS:

*Thực hiện giáo dục kĩ năng sống (GDKNS) thông qua các tiết dạy chính khóa:

- Nhà trường chỉ đạo cho GV trong tất cả các môn học ở cấp tiểu học đều có thể dạy lồng ghép GDKNS cho HS thông qua các hình thức như:

+ Tổ chức học nhóm rèn cho HS kĩ năng hợp tác, biết chia sẽ cùng bạn, tranh luận, ....

+ Phương pháp sấm vai rèn cho HS có kĩ năng mạnh dạn, sáng tạo trong nghệ thuật, trong đối thoại....

+ Phương pháp vấn đáp rèn cho HS kĩ năng tư duy, động não, tự tin, tập trung cao và nhanh nhẹn....

*Tổ chức giáo dục kĩ năng sống (GDKNS) thông qua các tiết sinh hoạt ngoại khóa:

+ Tổ chức cho đội viên sinh hoạt Đội, rèn cho các em kĩ năng tinh thần vì tập thể, vận động có tổ chức, tính cạnh tranh lành mạnh ....

+ Tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian, rèn cho các em kĩ năng tinh thần đoàn kết, tính trung thực, tính tổ chức kĩ luật, ....

8- Xây dựng cảnh quang, trang trí phòng chức năng, lớp học:

- Ngay trong hè 2019 đã tiến hành tổ chức CB- GV- NV trường trồng nhiều cây bóng mát, cây cảnh các loại, bên trong các phòng chức năng đều có treo cờ và ảnh Bác, các biểu bảng thống kê, kế hoạch hoạt động….

- Lớp học được trang trí theo mô hình lớp học VNEN.

- Bảo đảm an toàn, sạch sẽ, có lọ hoa, dây leo, ảnh Bác, cờ nước, khẩu hiệu, sơ đồ tự quản, sơ đồ cộng đồng, góc học tập và trưng bày sản phẩm, góc thư viện lớp, hộp thư bè bạn, nội quy lớp học,…..lớp học có đèn, có quạt, thoáng mát ,đủ ánh sáng, bàn ghế hai chỗ ngồi phù hợp lứa tuổi học sinh.

9- Phong trào xây dựng trường em Xanh_Sạch _Đẹp _An toàn:

- Trong và ngoài khu vực trường học, đều có cây xanh che bóng mát, môi trường xung quanh sạch, đẹp, cổng trường đủ rộng để HS, PHHS ra vào an toàn.

- Khuôn viên trường rộng, có hàng rào xung quanh bảo đảm an toàn.

10- Tổ chức thực hiện môi trường xung quanh, nhà vệ sinh giáo viên, HS:

- Khuôn viên trường rộng, có hàng rào xung quanh bảo đảm an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát có bồn hoa cây cảnh và được phân công các lớp chăm sóc, trồng và tưới hàng ngày.

- Có nhà vệ sinh GV – HS riêng biệt nam - nữ, đảm bảo tiêu chuẩn được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

- Học sinh thường xuyên tham gia làm vệ sinh, bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh nhà trường, lớp học và cá nhân.

11- Xây dựng và Tổ chức thực hiện các câu lạc bộ văn hoá nghệ thuật:

- Trường đã tổ chức được 4 câu lạc bộ khám phá (CLB: Em làm họa sĩ; Em làm ca sĩ; Tiếng anh; TDTT). Đã sinh hoạt được 20 cuộc, có hơn 200 HS tham dự)

- Trong năm nhà trường đã tổ chức được 3 cuộc văn nghệ để phục vụ cho, khai giảng, đêm hội trăng rằm, 20/11.

12- Việc tổ chức các buổi lễ chào cờ đầu tuần, sinh hoạt chủ điểm:

- Hàng tuần nhà trường có tổ chức sinh hoạt dưới cờ vào buổi sáng thứ 2, nội dung được thay đổi phong phú như: Như tuần 1 học sinh toàn trường được nghe kể một câu chuyện về Bác, tuần 2 là chương trình phát thanh măng non,....mỗi tuần đều có tuyên dương gương người tốt, việc tốt và tặng cờ thi đua cho các lớp...

13- Tổ chức múa hát sân trường, Thể dục, thể thao, ngậm Fluor:

- Trường đã tổ chức được 4 bài múa hát sân trường đó là: Khăn quàng thắp sáng bình minh, Hành quân theo chân Bác, Bài múa dân vũ, Ngôi trường thân thiện và ngậm Fluor, thực hiện bài thể dục buổi sáng hàng ngày, bài thể dục giữa giờ (Học sinh thực hiện theo lịch)

III. Thực hiện chương trình giáo dục.

1. Kết quả triển khai các văn bản chỉ đạo cấp học

Văn bản Số...... ngày .....tháng ....năm ....., của Phòng GD- ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học ................

2. Mục đích yêu cầu:

- Giáo dục đạo đức giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh;

- Điều chỉnh nội dung, yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh, thời gian thực tế và điều kiện dạy học của địa phương trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh;

- Thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư số 22/2016/TT- BGDĐT của Bộ GDĐT, ngày 22/9/2016. Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học;

- Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh, chú trọng việc nhận xét, động viên, góp ý học sinh trong quá trình học tập;

- Tiếp tục thực hiện tích hợp dạy học, lồng ghép.......

- Tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn Theo nghiên cứu bài học (SHCM) tại các tổ, khối chuyên môn trong trường;

- SHCM (định kỳ 2 tuần 1 lần), trong đó, tổ chức theo hình thức dự giờ nghiên cứu bài học cho GV chủ nhiệm và GV bộ môn ít nhất 1 lần/2 kỳ họp trong cùng một tháng, mỗi lần 2 tiết dạy;

Biện pháp chỉ đạo:

- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng nhiệm vụ năm học, đúng thời khóa biểu, đúng phân phối chương trình theo khối lớp.

- Nghiên cứu kỹ chương trình các lớp, chỉ đạo thực hiện đúng kế hoạch.

- Phân công chuyên môn cho từng giáo viên sao cho phù hợp, giao chỉ tiêu thi đua cho các tổ khối, lớp.

- Chỉ đạo kiểm tra định kỳ đúng lịch, đúng quy chế. Báo cáo đúng số liệu và kịp thời (đúng thời gian quy định).

- Triển khai đầy đủ các chuyên đề, các cuộc thi đối với giáo viên và học sinh.

- Giao nhiệm vụ cho tổ trưởng triển khai thực hiện kế hoạch chuyên môn của tổ mình.

- Kiểm tra sâu sát, việc đánh giá xếp loại học sinh theo đúng Thông tư 22/2016/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c/ Kết quả đạt được:

- 100% CB- GV- NV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- 100% học sinh từ lớp 1 đến lớp 4 hoàn thành chương trình lớp học, học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học 100%.

- Công tác chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống:

Trong năm tập thể hội đồng sư phạm nhà trường, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, chấp hành đúng quy chế ngành, quy định của trường, đảm bảo ngày giờ công lao động, có tinh thần đoàn kết, trung thực trong công tác; quan hệ tốt đồng nghiệp; thể hiện tốt ý thức phục vụ nhân dân và học sinh; ý thức và thực hiện chống các biểu hiện tiêu cực theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học .

- Hoạt động dạy và học:

Thực hiện đúng phân phối chương trình, nội dung giảng dạy, dự giờ thăm lớp đánh giá về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, thực hiện thiết bị dạy học và tự làm thêm ĐDDH… ,

Kết quả học tập của học sinh, đặc biệt chú ý đối tượng học sinh yếu, học sinh khuyết tật hòa nhập; việc kiểm tra, đánh giá một số môn học theo TT22/BGDĐT, hoạt động ngoại khóa…

Bảo quản tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện phục vụ công tác giảng dạy của GV và học tập của học sinh, chú ý công tác vệ sinh học đường, an toàn thực phẩm…

- Các hoạt động giáo dục phong trào theo chủ điểm.

- Một số công tác giáo dục khác như: Đẩy mạnh Công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức lớp, những khó khăn của học sinh trong học tập; tham khảo những chuyên đề, những sáng kiến, kinh nghiệm tốt trong đổi mới phương pháp giảng dạy, trong việc soạn bài của giáo viên,…

Đảm bảo các loại HSSS của CBQL, tổ khối trưởng, GVDL theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.

b/ Biện pháp chỉ đạo:

- Cụ thể hóa văn bản cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

- Đưa ra dự thảo thảo luận, thống nhất, lập kế hoạch triển khai thực hiện.

- Lên kế hoạch kiểm tra việc thực hiện, tư vấn thúc đẩy, đề nghị khắc phục hạn chế theo thời gian quy định

- Tổ chức hội thảo, sơ kết rút kinh nghiệm.

c/ Kết quả đạt được:

*Công tác chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống:

- 100% CBGVGV chấp hành tốt nội quy, quy chế của ngành, có lối sống lành mạnh, không vi phạm đạo đức nhà giáo.

*Hoạt động và dạy học:

- 100% GV lên lớp có giáo án, thực hiện đúng PPCT giáo dục theo quy định.

- 100% GV có tự làm ĐDDH và lên lớp có sử dụng đồ dùng dạy học.

- 100% GV có đủ các loại HSSS theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học

- 100% GVDL hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

- 100% GV tham gia tốt mọi phong trào do nhà trường và phòng GD phát động.

2.Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục:

2.1.Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05/5/2006)

- Nhà trường chỉ đạo cho GV dạy học theo các phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm.

- Trường có 15/15 GV sử dụng học bạ và các loại hồ sơ khác theo quy định ở Thông tư số 22/2016/TT- BGDĐT ngày 22/9/2016 được lưu ở kho lưu trử hồ sơ.

* Việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm:

- Mỗi tháng tổ chức 2 tiết dạy minh họa (Mỗi khối dạy một tiết) GV dự giờ chung 2 khối, sau khi dạy xong tập trung lại để thảo luận và suy ngẫm. (Chủ yếu người dự giờ quan tâm nhiều đến biểu hiện của học sinh và đặt vấn đề tại sao và đề xuất giải pháp).

- Kế hoạch bồi dưỡng cho những học sinh yếu:

+ Học sinh còn học yếu môn Tiếng việt, Toán.

+ Biện pháp:

Phân loại học sinh yếu, xác định các em mất căn bản phần nào, giáo viên lập ra từng nhóm riêng để phụ đạo vào buổi chiều.

Xác định hoàn cảnh của từng em, tìm hiểu các em gặp khó khăn như thế nào để có cơ sở giúp các em khắc phục.

Chọn phương pháp dạy- học thích hợp, hệ thống lại kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, thao tác học tập tốt để các em tự tin, ham thích học tập, hoà nhập vào môi trường giáo dục của lớp học.

* Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, Chương trình:

- Có 15/15 lớp học 2 buổi/ngày (Trong đó có 3 lớp 1 học môn TV theo CT- TV1- CNGD còn lại là theo CT hiện hành theo 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ giáo dục – đào tạo) với thời lượng 7 tiết/ ngày.

2.2. Thực hiện dạy Tiếng Việt 1- CNGD:

- Ngay đầu năm học nhà trường đã triển khai và thực hiện rất tốt chương trình TV1- CNGD. Kết quả 100% HS lơp 1 học tập tốt.

2.3.Triển khai dạy học Tiếng Anh:

- Trong năm đã tổ chức dạy Tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 5 theo tài liệu Tiếng Anh của Bộ giáo dục đào tạo, 4 tiết/ tuần. 100% HS được xếp loại hoàn thành.

2.4. Thực hiện dạy học môn Tin học:

Tiếp tục thực hiện tổ chức dạy học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ GDĐT ở những nơi có đủ điều kiện.

- Trường đã tổ chức dạy Tin học từ lớp 2 đến lớp 5 ( Có 2 phòng tin học/ 2 điểm và đảm bảo 01 học sinh/1 máy). Cuối năm có 100% HS được đánh giá hoàn thành và hoàn thành tốt.

2.5. Việc triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch

Trường đã chỉ đạo GV thực hiện chương trình mĩ thuật theo các chủ đề và giáo viên áp dụng dạy theo phương pháp của Đan Mạch. Kết quả 100% học sinh được xếp loại hoàn thành.

2.6. Trường đã chỉ đạo GV Thể dục thực hiện đánh giá, xếp loại thể lực học sinh theo quyết định số 53/QĐ- BGDĐT ngày 18/9/2008 của bộ GD&ĐT. Đến cuối năm 100% học sinh đạt thể lực theo quy định.

2.7. Ngay đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phong trào xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn (an toàn trong học tập, vui chơi, an toàn trên đường đến trường, an toàn vệ sinh thực phẩm,…Trong năm nhà trường thường xuyên tổ chức cho học sinh thực hiện lao động vệ sinh trường lớp và khuôn viên trường. Tổ chức sử dụng, bảo quản nhà vệ sinh đảm bảo sạch sẽ. Trường có bảng “Trường em xanh- sạch- đẹp- an toàn” treo ở trước cổng.

2.8. Nhà trường đã tổ chức có nề nếp việc thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, múa hát sân trường được thực hiện thường xuyên hàng ngày. Tổ chức tốt cho học sinh hát Quốc ca tại lễ chào cờ hàng tuần và các buổi lễ.

2.9. Nhà trường được Giám đốc Sở GDĐT Vĩnh Long công nhận trường “Đạt Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3” vào tháng 01 năm 2020. Thư viện đã tổ chức các hoạt động tại thư viện ( thực hiện các tiết đọc thư viện), giáo dục tại thư viện nhằm phát huy tốt công năng của thư viện và phát triển văn hóa đọc cho học sinh, góp phần tích cực nâng cao chất lượng dạy và học cho GV và học sinh.

2.10. Ngay đầu năm học nhà trường đã có kế hoạch phối hợp với UBND xã, ban bảo vệ chăm sóc trẻ em tổ chức mở lớp dạy bơi cho học sinh. Trong năm nhà trường đã tổ chức lồng ghép vào các tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng tránh đuối nước cho học sinh.

3. Phổ cập giáo dục tiểu học và xây dựng trường đạt chuẩn KĐCLGD.

3.1.Công tác phổ cập giáo dục:

- Thực hiện quy chế tuyển sinh: Đảm bảo đúng chỉ tiêu quy định trẻ 6 tuổi ( sinh năm 2013) vào lớp Một, 95/95 đạt tỉ lệ 100%

- Thực hiện tốt kế họạch PCGDTH đạt mức 3

- Hiệu quả đào tạo sau 5 năm: tỉ lệ 100%

3.2. Công tác tự đánh giá KĐCLGD và trường đạt chuẩn Quốc gia:

- Căn cứ Thông tư 17/2018/TT- BGDĐT ngay đầu năm học trường đã tiến hành lập kế hoạch, ra quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá, phân công từng CB,GV,NV phụ trách tiêu chí thực hiện thu thập minh chứng. Đến nay đã thực hiện hoàn thành báo cáo tự đánh giá năm học ............... (cập nhật phần mềm).

4.Nâng cao chất lượng giáo viên và cán bộ quản lí.

4.1- Tổ chức Hội giảng đổi mới phương pháp giảng dạy cấp trường, cụm trường:

Trong năm tổ chức hội giảng đổi mới PP cấp trường 2 lần có 26 CB- GV tham dự/ lần, có 1 BGH và 6 GV tham dự hội giảng đổi mới PP cụm liên trường.

4.2- Tổ chức các phong trào An toàn giao thông, ngày hội sức khỏe, ở cấp trường nhằm hỗ trợ cho phong trào giảng dạy của giáo viên.

4.4- Trong năm học, trường đã mở được 4 chuyên đề ở 2 tổ bộ môn, nội dung Đổi mới phương pháp giảng dạy.

5. Công tác quản lí chỉ đạo, kiểm tra.

5.1. Chỉ đạo tốt việc kiểm tra, khảo sát việc học tập của học sinh theo tinh thần công văn 5842/BGDĐT- VP, ngày 01 tháng 9 năm 2011 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học trong giáo dục phổ thông:

Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn hè BGH đã triển khai công văn 5842, từ đó đã chỉ đạo, thực hiện tốt việc giảm tải các nội dung theo quy định ở các môn học và đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng.

5.3. Trong năm học, trường đã tiến hành kiểm tra chuyên đề, hành hính giáo viên:

- Ngay đầu năm học hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ và đã tổ chức kiểm tra hành chính 12/22 GV; đạt tỷ lệ 54,54% giáo viên, chuyên đề 10/22 GV; tỷ lệ 45,46%. Nhìn chung tất cả GV thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.

5.5. Công tác hỗ trợ hoạt động dạy và học:

- Trường đã thành lập 2 tổ chuyên môn, mỗi tổ có một 1 BGH trực tiếp quản lý, thường xuyên thăm lớp, dự giờ nắm bắt kịp thời những khó khăn từ đó đề ra biện pháp giúp đỡ và hổ trợ giáo viên.

- Trường có một tổ hổ trợ TT/22/2016/BGDĐT, trong năm học đã dự giờ 54 tiết nhằm đánh giá việc thực hiện của GV và đã nhiệt tình tư vấn, thúc đẫy những mặt còn hạn chế.

5.6. Biệp pháp chống lưu ban, bỏ học:

- Họp PHHS đầu năm phối hợp chặc chẽ, hợp đồng trách nhiệm giữa gia đình và nhà trường một số nhiệm vụ cụ thể.

- GVCN theo dõi chuyên cần sâu sát, HS nghỉ học phải có phép, nếu HS nào có dấu hiệu bất thường thì GVCN phải tìm hiểu lí do để xử lí.

- GVCN đặc biệt quan tâm đến những HS có hoàn cảnh khó khăn và tạo điều kiện tốt về vật chất lẫn tinh thần để HS an tâm đến lớp.

- Tiếp tục tham mưu với chính quyền địa phương trong việc thực hiện tốt công tác PCGDTH và XMC, vận động kịp thời nếu có học sinh bỏ học.

Căn cứ trên kết quả HK I, giáo viên chủ nhiệm lớp và bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch đề ra biện pháp phụ đạo, giúp đỡ đối tượng học sinh chưa đạt yêu cầu qua kết quả kiểm tra cuối kì 1.

Thường xuyên quán triệt tư tưởng trong đội ngũ giáo viên việc ngăn chặn học sinh lưu ban, bỏ học là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của nhà trường. Từng thành viên trong nhà trường phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị này.

- Khuyến khích và phát huy việc học tập tích cực và chủ động của các em, tôn trọng và lắng nghe ý kiến phản hồi của các em giúp các em tự tin trong học tập và trong giao tiếp.

- Vận động phụ huynh cho con em đi học hết lớp, hết cấp, không cho con nghỉ học với những lý do không chính đáng.

5.7. Công tác tài chính.

Hiệu trưởng chỉ đạo bộ phận tài vụ thực hiện thu chi tài chính đúng theo quy chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo nguyên tắc tài chính.

5.8. Công tác hội họp của nhà trường:

Trong năm nhà trường thực hiện các cuộc họp như sau:

- Họp Hội đồng Sư phạm được thực hiện mỗi tháng 1 lần;

- Họp giao ban lãnh đạo đơn vị mỗi tuần 1 lần;

- Họp tổ chuyên môn 2 tuần 1 lần;

- Họp tổ công đoàn mỗi tháng 1 lần;

- Họp Ban đại diện cha mẹ học sinh 4 lần/ năm; họp CMHS toàn trường 3 lần/ năm (đầu năm học tháng 8, cuối kì 1, cuối năm học).

- Họp xử lí các công việc đột xuất, thường xuyên;

- Hội nghị Cán bộ công chức đầu năm học ( tháng 9);

5.9. Công tác nâng cao UD CNTT vào giảng dạy và quản lý:

- Trường có đủ trang thiết bị để GV, CBQL tiếp cận với CNTT. Trong năm sử dụng đảm bảo các phần mềm quản lý theo chỉ đạo, ngoài ra còn sử dụng Email, Zalo để thông tin với giáo viên…

- Quy định trong năm mỗi GV phải dạy ít nhất 2 tiết có UDCNTT.

- Tất cả GV sử dụng phần mềm SMAS trong nhận xét đánh giá HS.

- CBQL phát hành văn bản, báo cáo đều sử dụng trên máy vi tính.

5.10. Công tác thư viện:

- Thư viện đã được công nhận thư viện đạt tiên tiến.

- Đảm bảo sách GK, SGV, sách tham khảo cho GV và HS đầy đủ, đúng quy định.

- Nhân viên thư viện được tập huấn thực hiện khá tốt đảm bảo cho việc tổ chức đọc sách, mượn sách của GV và học sinh, hàng tuần có tổ chức giới thiệu sách để học sinh đọc và mượn sách. Kết hợp với GVCN chuẩn bị sách để tổ chức các tiết đọc thư viện theo quy định 2 tiết/ tháng/ lớp.

- GVCN kết hợp với NV thư viện thực hiện mô hình “Thư viện lớp”, đảm bảo luân chuyển sách ở thư viện lớp1 lần/tháng.

- Tiếp tục phát huy hiệu quả từ thư viện như: GVCN- GVBM động viên HS đến thư viện đọc sách theo lịch.

- Các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách được tổ chức định kì và thường xuyên góp phần thu hút bạn đọc đến với thư viện.

- Đăng kí sách báo, tài liệu theo đúng qui định.

- Bổ sung sách, báo, tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy của giáo viên.

- Đảm bảo đầy đủ hồ sơ sổ sách quản lí thư viện, được ghi chép rõ ràng, chính xác và khoa học.

5.11. Công tác đội: Tổng số đội viên hiện có là 242 em, trong đó mới kết nạp 82 em.

* Các hoạt động đội:

- Trường đã có một đội nghi thức, đội trống, thường xuyên tập luyện.

- Bốn câu lạc bộ khám phá thường xuyên hoạt động.

- Trong năm Liên đội đã tổ chức chăm sóc di tích lịch sử địa phương 04 lần, có 160 Đội viên và 4 Đoàn viên tham gia. Chăm sóc hoa, kiểng, cây xanh ở trường thường xuyên.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt Đội, Sao, trò chơi dân gian, sinh hoạt truyền thống chào mừng các ngày lễ lớn: 20/11, 22/12;

5.12. Công tác xã hội hóa giáo dục:

*Trong năm học lãnh đạo nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu với Đảng ủy, UBND, BCHXĐ, Hội Khuyến học, BĐDCMHS như:

+ Đối với Đảng ủy, UBND trường đã tham mưu, vận động ủng hộ quà Trung thu cho HS, tham gia các phong trào thể thao do UBND xã tổ chức, giới thiệu quần chúng tham dự lớp cảm tình Đảng, kết nạp đảng viên mới.

+ Đối với xã Đoàn trường đã kết hợp tổ chức Trung thu, hoạt động Mừng Đảng, Mừng Xuân,...

+ Đối với hội Khuyến học trường đã tham mưu, hỗ trợ tập sách cho HS có hoàn cảnh khó khăn, tặng tập phát thưởng cuối năm...

+ Đối với BĐDCMHS, trường đã tham mưu, công tác chống lưu ban, bỏ học, cảnh quan sư phạm, vận động HS tham gia bảo hiểm y tế, vận động mạnh thường quân hổ trợ quà phát thưởng và quà giúp HS nghèo...

6. Kết quả, chất lượng học sinh.

6.1. Về Học sinh

1.1. Cuối năm học có 433/433 học sinh hoàn thành chương trình lớp học và được lên lớp. Trong đó HS từ lớp 1 đến lớp 4: 336/336 được lên lớp thẳng, tỷ lệ 100%; học sinh lớp 5 HTCHTH: 97/97, tỷ lệ: 100%.

1.2. Về mặt xếp loại chung các môn học: có 433/433 học sinh được đánh giá hoàn thành và hoàn thành tốt, đạt tỷ lệ 100%.

1.3. Về mặt năng lực: có 433/433 học sinh được đánh giá đạt và tốt, chiếm tỷ lệ 100%.

1.4. Về mặt phẩm chất: có 433/433 học sinh được đánh giá đạt và tốt, chiếm tỷ lệ 100%.

Kèm theo bảng phụ lục ( mẫu đã BC)

6.2.. Hiệu quả đào tạo.

- Hiệu quả đào tạo sau 5 năm: tỉ lệ 100%;

Trong đó học sinh vào lớp 1 là 99 em; HS hoàn thành CTTH 97 em; có 7 HS chuyển đi, có 5 HS chuyển đến.

VII. Việc chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Nhà trường đã thực hiện xác định nhu cầu giáo viên ở từng môn học, lớp học để đáp ứng nhu cầu thực hiện CTGDPT 2018.

Đã thực hiện rà soát, đánh giá điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học lớp 1 đề nghị về trên bổ sung trang bị để đảm bảo điều kiện thực hiện CTGDPT 2018 ở năm học 20...- 20...

Thực hiện tổ chức cho GV dạy lớp 1 tập huấn về chương trình GDPT 2018 trực tuyến modul 1, có 9 CB, GV tham gia tập huấn, kết quả “Đạt”.

Thực hiện tuyên truyền đến 100% CB, GV, NV, PHHS quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính Phủ và Bộ GDĐT về đổi mới CTGDPT.

VIII. Kết quả đánh giá đội ngũ.

Trong năm có 7 GV dự thi GVDG cấp trường lần 2, kết quả đạt 7/7 GVDG cấp trường; có 7 GV dự thi GVG cấp huyện lần 1, đạt 7/7 GV giỏi cấp huyện.

Có 21/21 GV học tập bồi dưỡng thường xuyên, kết quả kiểm tra cuối năm được kiểm tra đánh giá đạt 100% xếp loại khá và giỏi.

Kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV cuối năm được đánh giá xếp loại đạt 100% GV được xếp loại Đạt trở lên, không có loại chưa đạt yêu cầu.

Cuối năm số cán bộ, giáo viên, nhân viên được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt 28/28 CB- GV- NV tỉ lệ 100%.

1. Đánh giá chung.

Cuối năm học ............... trường tiểu học ............ tự đánh giá và nhận xét đã đạt được những ưu điểm và hạn chế như sau :

2. Mặt Mạnh

Nói chung năm học này hội đồng sư phạm nhà trường đã hoàn thành được những nhiệm vụ, yêu cầu của ngành và chính quyền địa phương đề ra cho nhà trường gần 100 % yêu cầu chỉ tiêu của nhà trường đề ra từ đầu năm đã đạt và vượt yêu cầu. Cụ thể như chỉ tiêu huy dộng trẻ 6 tuổi vào lớp một đạt 100 % (95/95). Đội ngũ giáo viên giỏi đạt : 7/7 GV giỏi cấp trường, cấp huyện. Chất lượng học tập của học sinh đạt 100%. Đặc biệt nhà trường được Giám đốc Sở GDĐT công nhận trường đạt chuẩn Kiểm định chất lượng cấp độ 3.

- Mặt khác sự tiến bộ của nhà trường là sự chuyển biến đi lên về ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên nhà trường (100 % giáo viên nhà trường đều có tinh thần trách nhiệm tốt đến khá tốt), Song song sự tiến bộ của đội ngũ giáo viên nhà trường còn thể hiện ở sự chuyển biến tay nghề chuyên môn. Từng giáo viên của nhà trường đã có ý thức tìm tòi, đổi mới trong cách nghĩ, cách truyền đạt để làm thế nào đạt được hiệu quả giảng dạy cao, sự chuyển biến đó đã thể hiện rõ nét qua kết quả học tập của học sinh ở cuối năm như chúng ta đã thấy được như trên.

- Mặt tốt khác của nhà trường là trong năm học vừa qua tập thể giáo viên nhà trường là một khối đoàn kết nhất trí, cùng nhau hợp tác để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong nhà trường, năm học qua không có giáo viên vi phạm kỷ luật. Cuối năm số giáo viên, nhân viên được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt 28/28 CB- GV- NV tỉ lệ 100 %. Chính đây là những nhân tố tích cực đã mang đến thành tích tốt ở cuối năm cho nhà trường.

- Về việc thực hiện các nhiệm vụ do ngành đề ra, trường tiểu học ............ đã thực hiện đạt yêu cầu trên giao. Tham gia bảo hiểm tai nạn học sinh đạt 83,63%. Bảo hiểm y tế đạt 100 %. Ngoài ra các yêu cầu báo cáo với lãnh đạo ngành Giáo dục và Đào tạo ............. và Sở GD- ĐT Vĩnh Long trường đều chấp hành và thực hiện tốt.

- Trong năm học vừa qua các đối tượng GV phải bồi dưỡng CM nghiệp vụ sư phạm đều chấp hành tốt qui định của ngành, đi học đầy đủ theo số lượng đăng ký. Trong năm học số giáo viên, nhân viên của trường đạt trình độ trên chuẩn 26/28 CB- GV- NV, đạt tỷ lệ: 92,85%.

- Việc thực hiện ngày giờ công và chấp hành công tác khác do ngành đề ra, hội đồng sư phạm nhà trường đều thực hiện đầy đủ và nghiêm túc.

- Công tác quản lý và kiểm tra nội bộ nhà trường : Trong năm học này được thực hiện thường xuyên, đúng kế hoạch và sâu sát hơn. Hiệu quả kiểm tra GV có chuyển biến tốt hơn. Qua kiểm tra đã thật sự làm chuyển biến đội ngũ, giúp GV tiến bộ hơn năm qua. Những tồn tại, tiêu cực trong đội ngũ GV được khắc phục tốt hơn. Qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả GD- ĐT của trường .

- Phong trào trường học thân thiện –Học sinh tích cực của nhà trường được duy trì và phát huy hiệu quả cao.

2. Hạn chế :

Trong năm học này tuy nhà trường có được những tiến bộ như đã nêu trên, nhưng vẫn còn những khuyết điểm tồn tại cần rút kinh nghiệm trong hội đồng sư phạm nhà trường để làm tốt hơn trong học tới 20...- 20.... Những tồn tại nhà trường đã nhận biết và cần rút kinh nghiệm đó là :

+ Việc xây dựng nề nếp học sinh ở một số lớp chưa thật sự tốt.

+ Còn một số học sinh gia đình chưa quan tâm còn phó thác cho nhà trường, trong chờ vào sự hỗ trợ của xã hội.

VIII. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 20...- 20...:

1. Năm học cũ đã chấm dứt với những thành tích đã đạt được và những hạn chế, khuyết điểm đã được BGH nhà trường nhìn nhận một cách tường tận, thấu đáo. Chuẩn bị bước vào năm học mới 20...- 20..., chúng tôi BGH trường đã suy nghĩ và tự vạch ra cho mình những yêu cầu, nhiệm vụ, chỉ tiêu trước mắt của năm học tới như sau :

Cố gắng giữ vững và phát huy hơn nữa các thành tích lớn về chất lượng giảng dạy trong năm học ............... huy động học sinh 6 tuổi vào lớp 1 sẽ tiếp tục giữ vững và nâng cao. Cụ thể các chỉ tiêu năm tới phấn đấu sẽ đạt như sau :

+ Phấn đấu huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100% .

+ Đảm bảo tỉ lệ HS hoàn thành chương trình lớp học và lên lớp từ khối 1đến 4 đạt 100 %.

+ Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học giữ vững 100 %

+ Duy trì sỉ số giữ vững đạt 100 %.

+ Giáo viên đăng ký dự thi GV giỏi vòng trường lần 3: 7 GV

+ Phấn đấu đạt các tỉ lệ PCGDTH- XMC cao hơn năm rồi phấn đấu tiếp tục được công nhận phổ cập mức độ 3, xóa mù chữ mức độ 2.

+ Năm học tới nhà trường tiếp tục làm tốt công tác duy trì sỉ số, phấn đấu không có HS nào bỏ học .

+ Ban giám hiệu trường thường xuyên tham mưu với cấp ủy và chính quyền địa phương xã Trung An để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp chính quyền- đoàn thể địa phương giúp đỡ các điều kiện để nhà trường tiếp tục giữ vững về KĐCLGD theo Thông tư 17/2018/TT- BGDĐT.

2. Trong năm học .......... tiếp tục phấn đấu đạt được thành tích tốt về nội dung xây dựng “Trường học thân thiện –học sinh tích cực”.

3. Trong năm học............tập thể đội ngũ GV trường tiểu học ............ quyết tâm phấn đấu hoàn thành thật tốt nhiệm vụ để đạt danh hiệu là “Tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh”.

IX.Kiến nghị: Không.

Trên đây là báo cáo tổng kết năm học ............... của Trường Tiểu học ............./.

Nơi nhận:

- PGD- ĐT ............. (Tổ TH);

- UBND xã Trung An (để B/C);

- Thành viên BGH;

- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

4. Báo cáo tổng kết năm học trường THCS

PHÒNG GD- ĐT

TRƯỜNG THCS

Số: ....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......, ngày ....tháng ....năm ....

BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC .......... VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC ............
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

Năm học ............. diễn ra trong bối cảnh vừa là năm bản lề, vừa là năm bứt phá để thực hiện các Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; năm học tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị TW8 khoá XI; tiếp tục thực hiện Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các nghị quyết, chỉ thị, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, của Uỷ ban nhân dân (UBND)Thành phố và của ngành Giáo dục và Đào tạo. Năm học ............. cũng là năm học mà ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố nói chung, Ngành GD&ĐT quận Gò Vấp nói riêng phải gánh chịu hậu quả nặng nề do Đại dịch Covid-19 mang lại. Mặc dù vậy, nhưng với ý chí vượt khó cùng với sự nổ lực của toàn Ngành GD&ĐT quận, bậc học THCS đã phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học ..............

Căn cứ vào các nhiệm vụ trọng tâm của bậc THCS năm học ............., Phòng GD&ĐT báo cáo kết quả năm học ............. như sau:

I. VỀ QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP NĂM HỌC .............

Tổng số

Trong đó

Công lập

Ngoài công lập

A. Trường

Trung học cơ sở

20

15

5

B. Lớp

Trung học cơ sở

655

611

44

C. Học sinh

Trung học cơ sở

28948

27851

1097

D. Giáo viên

1102

1026

76

II. NHỮNG NỘI DUNG LÀM ĐƯỢC

1. Về công tác Chính trị tư tưởng:

- Các trường đã thực hiện nghiêm túc Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về đạo đức nhà giáo và Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2018 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; thực hiện đúng quy chế làm việc và văn hóa công sở; xây dựng nhà trường có môi trường văn hoá, dân chủ, tuân thủ các qui định của Pháp luật và của Ngành; thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 12 tháng 06 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013 - 2014 với những cách làm sáng tạo, hiệu quả.

- Các trường tiếp tục chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh; giáo dục các em tích cực học tập và rèn luyện theo 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

2. Về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý:

Phòng GD&ĐT đã phối hợp với trường BDGD quận, các trường THCS tổ chức bồi dưỡng, tập huấn CBQL, giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học; đề cao tinh thần đổi mới và sáng tạo trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục; tập trung đổi mới phong cách, nâng cao hiệu quả công tác quản lý theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, trách nhiệm giải trình của đơn vị; thực hiện đánh giá theo chuẩn phản ảnh đúng năng lực thực tế của CBQL và giáo viên.Tổ chức 8 lớp bồi dưỡng CDNNcho giáo viên THCS; có 546 giáo viên tham gia và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng CDNN.

3. Về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục:

- Phòng GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các trường tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý; sử dụng CNTT, mạng internet, trang thông tin điện tử để hỗ trợ các hoạt động chuyên môn, giảm thiểu thống kê, báo cáo; tăng cường các ứng dụng CNTT trongthực hiện sổ điểm điện tử;công tác Phổ cập giáo dục - Xoá mù chữ.

- Năm học ............. do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thực hiện chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường tăng cường tổ chức hình thức dạy học trực tuyến thay thế hình thức dạy học trực tiếp phù hợp với diễn biến tình hìnhvà tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh. Việc dạy học trực tuyến được thực hiện theo kế hoạch dạy học, nội dung tinh giản theo chủ đề, chủ điểm, không lệ thuộc từng bài theo phân phối chương trình. Giáo viên giám sát, ghi nhận, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập từng học sinh qua các bài kiểm tra trên hệ thống dạy học trực tuyến. Đa dạng hình thức tổ chức, có giải pháp phù hợp mọi đối tượng học sinh (kể cả các em không có mặt tại thành phố). Đối với học sinh gặp khó khăn khách quan, không đảm bảo điều kiện học trực tuyến được nhà trường tổ chức phụ đạo sau khi đi học trở lại.

* Kết quả:

Lớp

Số HS học trực tuyến

Tổng số học sinh

Tỷ lệ

Lớp 6

6642

7759

85,60%

Lớp 7

6260

7306

85,68%

Lớp 8

5528

6564

84,21%

Lớp 9

5693

6222

91,49%

Tổng cộng

24123

27851

86,61%

4. Về công tác giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm:

- Hiệu trưởng các trường đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo chuyên môn. Khuyến khích các tổ chuyên môn nòng cốt là tổ trưởngchuyên môn và giáo viên giỏi phát huy tính tích cực, chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường. Bên cạnh việc phát huy tính tích cực, chủ động của tổ chuyên môn, Hiệu trưởng nhà trường tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, tập trung chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, đảm bảo nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ giáo dục.

- Công tác thi đua, khen thưởng bảo đảm công khai, minh bạch với các tiêu chí rõ ràng, cụ thể theo hướng gắn với hiệu quả công việc, bám sát nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, của ngành.

5. Về xây dựng trường học theo định hướng hội nhập quốc tế:

Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, tiêu chí trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế được ban hành kèm theo Quyết định số 3036/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố. Từng trường có kế hoạch từng bước hướng đến thực hiện hiệu quả mô hình trường học tiên tiến, hiện đại và hội nhập quốc tế; có giải pháp xã hội hóa, để tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục đạt được trình độ của khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu của cha mẹ học sinh và xã hội.

6. Về tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng giáo dục:

- Tích cực triển khai các đề án, dự án, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục và công nghệ thông tin phục vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; triển khai thực hiện các cơ chế để đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm huy động nhiều nguồn lực phục vụ đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nói riêng.

- Thực hiện văn bản số 2064/BGDĐT-CSVC của Bộ GDĐT về chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trường lớp, bố trí, sắp xếp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phòng học, phòng chức năng, thư viện, nhà vệ sinh; mua sắm bổ sung thiết bị, máy vi tính đảm bảo dạy học và quản lý; chuẩn bị các điều kiện CSVC cho dạy học ngoại ngữ, tin học.

- Lãnh đạo các trường quan tâm đầu tư cải tạo, xây dựng nhà vệ sinh và cung cấp nước sạch; quan tâm đầu tư, xây dựng thư viện đáp ứng yêu cầu dạy học và phát triển văn hoá đọc trong nhà trường. Tổng kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất: 17.705.000.000đ; Tổng kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học: 4.459.562.000đ

7. Về phát triển nguồn nhân lực:

- Trong năm học ............., Phòng GD&ĐT tiếp tục tổ chức thi học sinh giỏi với mục tiêu phát hiện, bồi dưỡng các em học sinh có năng lực và phẩm chất tốt, tạo động lực để bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển thành phố. Công tác phát hiện, bồi dưỡng HSG được Phòng GD&ĐT tiếp tục giao cho các trường thực hiện. Các trường THCS tiếp tục đầu tư cho đội ngũ giáo viên dạy bồi dưỡng HSG, ngoài các thầy, cô giáo đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG, các trường cũng đã bổ sung một số giáo viên trẻ, nhiệt tình tham gia vào công tác bồi dưỡng HSG. Năm học này do tình hình dịch Covid-19 nên công tác bồi dưỡng HSG có gián đoạn một thời gian, bên cạnh đó áp lực kỳ thi tuyển sinh lớp 10, cùng với việc thành tích HSG không còn được cộng điểm khuyến khích trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 đã ảnh hưởng khá nhiều đến thái độ học tập của một số học sinh tham gia học bồi dưỡng.

- Ngoài việc đầu tư cho công tác HSG, các trường còn tăng cường đầu tư cho hoạt động của các câu lạc bộ (CLB) học thuật.Các em học sinh có năng khiếu dưới sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách và sựhỗ trợ của nhà trường được tạo điều kiện để phát huy ý tưởng sáng tạo, niềm say mê nghiên cứu khoa học. CLB học thuật chính là nơi ươm mầm cho các nhà khoa học trong tương lai.

8. Về dạy nghề phổ thông, công tác hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh trung học:

- Mặc dù kết quả tốt nghiệp nghề không còn được cộng điểm khuyến khích trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10, nhưng nhờ làm tốt công tác tư tưởng với phụ huynh, học sinh: xem học nghề là một hoạt động mang tính hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nên các trường THCS tiếp tục duy trì tốt hoạt động dạy nghề phổ thôngcho học sinh lớp 8. Do tình hình dịch Covic-19 nên năm học này, kỳ thi tốt nghiệp nghề các em làm bài thi lý thuyết.

- Thực hiện Quyết định 522/QĐ-TTg 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025. Các trường THCSđã phối hợp chặt chẽ với các trường trung cấp, cao đẳng, các trung tâm Giáo dục TX - GDNN và các cơ sở đào tạo nghề tổ chức tư vấn hướng nghiệp, phân luồng trực tiếp cho học sinh cuối cấp.

9. Về đổi mới trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành:

- Trong tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, các trường đã tiến hành đa dạng hoá hình thức tổ chức dạy học; tăng cường thực hiện chuyên đề, trải nghiệm trong dạy học Lịch sử, Địa lý. Các phương pháp dạy học tích cực như: bàn tay nặn bột, dạy học dự án... tiếp tục được giáo viên thực hiện, vận dụng trong đó có chú trọng tính hiệu quả, tránh hình thức nhằm phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh, khuyến khích khả năng tự học của học sinh.

- Trong đổi mới kiểm tra, đánh giá,các đề kiểm tra được xây dựng ma trận đề; đề ra bám sát ma trận đề. Trong nội dung kiểm tra,giáo viên đã đưa vào đề một số nội dung gắn với thực tế cuộc sống và có tính giáo dục tốt.

10. Về nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ:

- Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường có giải pháp tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định số 2769/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2019 về triển khai Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân ban hành theo Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2019 - 2025. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức liên kết với các Trung tâm ngoại ngữ để thực hiện việc dạy học với giáo viên nước ngoài đúng quy định, có15/15 trường THCS có tổ chức dạy - học với giáo viên bản ngữ.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định 5659/QĐ-UBND ngày 20 ngày 11 năm 2014 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Đề án “Dạy và học các môn Toán, Khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam; có 03/15 trường có triển khai chương trình “Toán, Khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam”.

III. ĐÁNH GIÁ

1. Mặt làm được

- Trong năm học ............., giáo dục cấp trung học cơ sở tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng giáo dục; quan tâm phát triển phẩm chất, năng lực người học; đổi mới phương thức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá; giáo dục theo định hướng “học đi đôi với hành”, giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và cộng đồng; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh; tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong nhà trường; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục trung học; thực hiện hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động chuyên môn.

- Các trường đã tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc chủ động xây dựng chủ đề dạy học gắn với việc sắp xếp kế hoạch dạy học đảm bảo thời lượng dạy học và chuẩn kiến thức kỹ năng; đổi mới mạnh mẽ hình thức dạy học đồng bộ với đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo hướng phát triển năng lực học sinh, tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới; nhiều tiết học, buổi học theo định hướng đổi mới được thực hiện; các phương pháp dạy học tích cực; phương pháp giáo dục STEM; các tiết học ngoài lớp học, ngoài nhà trường được được giáo viên tiến hành một cách bài bản với những bước chuẩn bị đầy đủ, chu đáo.

- Việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học đã được tổ/nhóm chuyên môn các trường tiến hành thường xuyên. Qua các chuyên đề cấp trường, quận đã giúp giáo viên bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, hỗ trợ đồng nghiệp trong dạy học.

- Các trường trung học cơ sở đã tích cực triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thể dục, thể thao; tham gia các giải thể thao cấp thành phố, cấp quốc gia đối với các nội dung được dạy trong trường học và của Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc.

- Kết quả giáo dục năm học ............., cấp trung học cơ sở đã đạt được nhiều kết quả tốt, hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao tạo cơ sở vững chắc giúp cho giáo dục THCS có thêm động lực khi bước vào năm học mới .............

+ Tổng số 25789/27851 học sinh xếp loại hạnh kiểm Khá, Tốt (tỷ lệ 92,59%);

+ Tổng số 24231/27851 học sinh xếp loại học lực Khá, Giỏi (tỷ lệ 87,00%);

+ Về HSG lớp 9: cấp quận có 150/696 (tỉ lệ 21,55%) em đạt HSG; cấp thành phố: 82/119 (tỉ lệ 69%) HS lớp 9 dự thi đạt giải HSG cấp thành phố gồm: 18 giải nhất, 36 giải nhì, 28 giải ba (cao hơn kết quả năm học 2018-2019).

- Kết quả các cuộc thi khác:

+ Văn hay chữ tốt: 48 em đạt giải cấp quận, trong đó đạt giải cấp TP có: THCS PVC: 01 giải Nhất (khối 8,9), THCS TnS: 01 giải Khuyến khích (khối 8,9); THCS TRS: 1 giải Khuyến khích (khối 6,7).

+ Lớn lên cùng sách: 06 em đạt giải cấp quận, trong đó đạt giải cấp TP có THCS NVT 01 giải Ba (khối 6,7), THCS AN 01 giải Khuyến khích (khối 6,7). Phòng GD&ĐT Gò Vấp được giải tập thể.

+ Máy tính cầm tay: 40 em đạt giải cấp quận. trong đó đạt giải cấp TP có: THCS TTH: 01 giải Nhất, 01 giải Nhì ; THCS PVT : 01 giải Ba; THCS LTT: 01 giải Ba; THCS NTr: 01 giải Nhất; THCS ND: 01 giải Nhì ; THCS HVN : 01 giải Nhì ; 01 giải Ba.

+ Khéo tay kỹ thuật: 94 em đạt giải cấp quận, trong đó đạt giải cấp TP có: THCS AN: 01 giải Nhì môn “Làm hoa giả” và 01 giải Ba môn “Cắm hoa”; THCS TTH: 01 giải Nhất môn “Vẽ kỹ thuật”; THCS PTH: 02 giải Nhì môn “Vẽ kỹ thuật”.

+ Học sinh, sinh viên thành phố với pháp luật: Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ dự thi cấp cụm, đạt giải tuyên truyền về môi trường ấn tượng nhất.

+ Hội thi Đại sứ văn hóa đọc: đạt 10 giải cấp quận; 01 giải III cấp TP

+ Nét vẽ xanh cấp TP: 01 giải khuyến khích

+ Nghiên cứu khoa học: 04 Giải I (8 học sinh)

+ Khoa học kỹ thuật: 02 giải I; 4 giải II; 7 giải III.

+ Học sinh TN THCS trúng tuyển vào các trường THPT công lập 70,52% (chỉ tiêu 70% học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT công lập ).

- Tổng cộng có 320 học sinh đạt giải Hội khỏe Phù Đổng cấp TP, toàn quốc.

- Có 5599 học sinh lớp 8 tham gia thi nghề PT, trong đó có 4408/5599 (tỉ lệ 79,9%) tốt nghiệp nghề.

- Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS không tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập là 623/6324 (9,8%)

- 14/15 (tỉ lệ 93,3%) trường THCS được xếp loại: Hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 7/15 (tỉ lệ 46,7%) trường xếp loại: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

2. Hạn chế

- Việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại một số trường vẫn còn thiếu sót.

- Hoạt động đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực mặc dù được các trường tích cực thực hiện nhưng hiệu quả đạt được chưa cao.

- Một số trường khi ra đề kiểm tra học kỳ chưa bám sát ma trận đề đã được thống nhất trong toàn quận.

- Một số trường công tác kiểm định chất lượng giáo dục chưa thực hiện đúng tiến độ.

- Thành tích học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố, chưa tương xứng với sự đầu tư của các trường.

3. Nguyên nhân:

- Hiệu trưởng một số trường chưa thực hiện đúng quy định về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở.

- Cán bộ quản lý các trường chưa xác định rõ mục tiêu của của hoạt động đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; chưa nắm bản chất của các phương pháp dạy học tích cực vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện còn thiếu sót.

- CBQL còn chủ quan, thiếu kiểm tra trong công tác chỉ đạo hoạt động kiểm tra đánh giá.

- Do những nguyên nhân khách quan (cải tạo, sửa chữa trường, lớp) làm ảnh hưởng tiến độ công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

- Một số giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG còn thiếu kinh nghiệm; công tác vận động HS tham gia vào các đội tuyển chưa thật sự tốt; BGH nhà trường chưa thực sự quan tâm, đầu tư cho công tác HSG, chỉ tổ chức bồi dưỡng HSG từ năm học lớp 9.

4. Biện pháp khắc phục

- Hiệu trưởng nhà trường cần thực hiện nghiêm túc các nội dung được quy định trong Quy chế dân chủ cơ sở trong nhà trườngdo Bộ GD&ĐT ban hành. Phòng GD&ĐT sẽ tăng cường kiểm tra chấn chỉnh việc thực hiện Quy chế chủ cơ sở của các trường.

- Phòng GD&ĐT sẽ tổ chức bồi dưỡng chuyên đề về: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, vận dụng phương pháp dạy học tích cực, công tác bồi dưỡng HSG để giúp các trường nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn.

- CBQL các trường cần tăng cường nghiên cứu tài liệu đổi mới giáo dục, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý tránh để xảy ra các sai sót trong chỉ đạo chuyên môn.

- Phòng GD&ĐT phối hợp với các trường THCS xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục phù hợp với thực tế để bảo đảm tiến độ kiểm định chất lượng giáo dục

PHẦN II

NHIỆM VỤ VÀ KẾ HOẠCH NĂM HỌC ............

Năm học ............, Giáo dục Trung học thành phố tiếp tục thực hiện Kế hoạch của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa XIV và các Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Phong trào thi đua 200 ngày chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp; thực hiện năm Chủ đề “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị”; đặc biệt, tích cực triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XI.

Phương hướng và nhiệm vụ của Giáo dục Trung học bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

I. PHƯƠNG HƯỚNG

- Tăng cường quán triệt và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tăng cường nền nếp, kỷ cương và chất lượng, hiệu quả giáo dục trong các cơ sở giáo dục trung học; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng của học sinh; tiếp tục đổi mới kiểm tra - đánh giá; tăng cường hiệu quả hoạt động giáo dục STEM, đẩy mạnh hoạt động học sinh nghiên cứu khoa học; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông; tiếp tục đổi mới công tác quản trị, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục phổ thông.

- Thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo chỉ đạo của Bộ GDĐT, tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới; thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới phương thức đánh giá học sinh; tích cực đổi mới nội dung, phương thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương; đẩy mạnh tập huấn, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 tăng cường phân cấp quản lí, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục. Triển khai các giải pháp nhằm thực hiện tốt sứ mệnh của Ngành giáo dục thành phố:

+ Học để làm người công dân tốt, đầy đủ kỹ năng để thích ứng với đô thị thông minh và quá trình hội nhập quốc tế.

+ Học để làm con hiếu thảo, có trách nhiệm, xây dựng gia đình hạnh phúc.

+ Học để có nghề nghiệp hiệu quả, nuôi mình và gia đình.

+ Học để đóng góp cho thành phố và đất nước.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Tăng cường sự lãnh đạo của Cấp ủy, Chi bộ, phát huy sức mạnh hệ thống chính trị của cơ sở trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, xây dựng khối đoàn kết trong đội ngũ và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước, tất cả hướng đến sự ổn định, phát triển của nhà trường.

Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất; bảo đảm an toàn trường học; rà soát các phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.

Chuẩn bị cho công tác triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018. Tổ chức thực hiện tốt việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 6 theo Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020của Bộ GDĐT theo phương án do Ủy ban nhân dân thành phố qui định.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả các Đề án, chương trình đột phá của Thành phố như:Chương trình “Dạy Toán, Khoa học và tiếng Anh tích hợp Chương trình Anh và Việt Nam”; thực hiện Đề án “Giáo dục thông minh và học tập suốt đời giai đoạn 2020 - 2030.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục.

Tiếp tục đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất của người học; tổ chức các hoạt động, mô hình giáo dục sáng tạo, lồng ghép định hướng nghề nghiệp.

Tăng cường hội hóa, tăng cường sở vật chất, nguồn lực đầu bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; phát huy hiệu quả hoạt động Hội khuyến học các cấp và thu hút, huy động mọi nguồn để góp phần xã hội hóa giáo dục đúng luật và hiệu quả.

9. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Cấp ủy, Chi bộ, của lãnh đạo đơn vịtrong việc đưa các nội dung, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp vào thực tiễnhoạt động của đơn vị. Lãnh đạo đơn vị xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung công tác hằng năm, kế hoạch hoạt động trong từng học kỳ để thực hiện nội dung, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội. Phát huy sức mạnh hệ thống chính trị của cơ sở trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, xây dựng khối đoàn kết trong đội ngũ hướng đến sự ổn định, phát triển của đơn vị. Tiếp tục hoàn thiện các nội qui, quy chế, quy trình tổ chức quản lý, quản trị nhà trường, đẩy mạnh cải cách hành chính;

- Thực hiện nghiêm Quy chế dân chủ cơ sở, các quy định về đạo đức nhà giáo, quy tắc ứng xử trường học, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện. Cán bộ quản lý, giáo viên gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ; kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm quy chế, quy định khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong năm học.

- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ nhà trường, thực hiện giám sát, đánh giá, ghi nhận các phản ánh, ý kiến của người học và gia đình người học để nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục.

2. Huy động các nguồn lực theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý giáo dụcđểthực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý về Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Chủ động phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức tập huấn cho giáo viên trong Hè 20... để chuẩn bị dạy học theo SGK lớp ... mới.

- Thống kê hiện trạng trang thiết bị dạy học hiện có; mua sắm bổ sung các trang thiết bị phục vụ dạy học theo yêu cầu của Chương trình GD phổ thông 2018 (đối với trường THCS); khai thác, sử dụng trang thiết bị hiện có; bổ sung các phần mềm dạy học, tài liệu tham khảo.

- Xây dựng thư viện đạt chuẩn, từng bước xây dựng thư viện hiện đại, thư viện điện tử với nguồn học liệu phong phú; định hướng tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, các sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn (đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học) gắn với thư viện trường học nhằm phát triển văn hóa đọc, nâng cao chất lượng dạy và học. Xây dựng thư viện trở thành nơi kết nối, lan toả các hoạt động dạy học, là nơi khởi đầu của hoạt động khuyến khích tự học và mở rộng không gian, thời gian tổ chức lớp học của nhà trường.

- Các trường có kế hoạch chuyên đề về đầu tư xây dựng trường lớp trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt; căn cứ cơ sở dữ liệu có từ cơ sở dữ liệu chung toàn ngành để dự báo quy mô trường lớp trong 5 năm tiếp theo; kiến nghị các giải pháp để đảm bảo nhu cầu học 2 buổi/ngày của người dân. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; nâng chuẩn giáo viên nhằm đạt chuẩn theo quy định mới; Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ; phối hợp xây dựng và triển khai các nội dung, chương trình bồi dưỡng hè và năm học theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và yêu cầu của Thành phố.

- Tổ chức thực hiện lựa chọn sách giáo khoa lớp 6; tổ, nhóm chuyên môn thực hiện việc lựa chọn các tài liệu hỗ trợ dạy học phù hợp với đặc điểm, trình độ học sinh và đáp ứng các chương trình, đề án đang triển khai tại thành phố; phối hợp với các Nhà xuất bản có sách giáo khoa được lựa chọn để đảm bảo cung cấp đủ sách giáo khoa và tổ chức tập huấn sử dụng sách giáo khoa. Huy động các nguồn lực hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh thuộc chế độ chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Giáo viên hướng dẫn học sinh giữ gìn sách giáo khoa để sử dụng được nhiều năm;

- Các nhà trường xây dựng kế hoạch; bố trí giáo viên; mua sắm thiết bị, máy tính; tổ chức rà soát và dạy bổ sung kiến thức để đảm bảo 100% học sinh lớp ... được học môn Tin học từ năm học 20...- 20....

3. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất; bảo đảm an toàn trường học; đầu tư cơ sở vật chất.

- Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, dân chủ, an toàn, chất lượng và bình đẳng; tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống, kĩ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kĩ năng tự bảo vệ bản thân, ý thức giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp, giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân,… cho học sinh. Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của của ngành, của thành phố phù hợp điều kiện từng đơn vị, cơ sở giáo dục.

- Rà soát các phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, thực hiện tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích, chống đuối nước, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh; hệ thống cây xanh được chăm sóc tốt, thường xuyên kiểm tra để kịp thời ngăn chặn các tình huống kém an toàn trong trường học; phối hợp với chính quyền và công an địa phương giữ gìn an ninh trật tự khu vực chung quanh trường.

- Phối hợp chặt chẽ với Ngành y tế, chính quyền địa phương trong công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục. Tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa dịch COVID-19, nhất là Bộ Tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với cơ sở giáo dục trung học trên địa bàn Thành phố. Các trường có hoạt động bán trú được tổ chức tốt, đảm bảo an toàn trường học.

- Trong năm học ............, về cơ sở vật chất ngoài các nhiệm vụ thường xuyên, các trường cần chú ý đầu tư xây dựng nhà vệ sinh trường học “sạch, đẹp, khô ráo, thông thoáng”; người sử dụng nhà vệ sinh “văn minh, có ý thức giữ gìn vệ sinh”. Đảm bảo nước sạch, nước uống ngăn ngừa được sự lây lan dịch bệnh qua hệ thống cung cấp nước uống, nước sạch trong các cơ sở giáo dục trung học;

4. Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trườngđạtchuẩn quốc gia.

Tiếp tục thực hiện lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia; triển khai có hiệu quả hoạt động đánh giá, công nhận trường đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT, ngày 22/8/2018 quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

5. Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục. Các quận/huyện thực hiệncủngcố, kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD các cấp, đội ngũ cán bộ giáo viên kiêm nhiệm công tác PCGD; thực hiện tốt việc quản lý và lưu trữ hồ sơ PCGD; coi trọng công tác điều tra cơ bản, rà soát đánh giá kết quả và báo cáo hằng năm về thực trạng tình hình PCGD. Sử dụng có hiệu quả Hệ thống thông tin điện tử quản lý PCGD XMC và kiểm tra tính xác thực của các số liệu trên hệ thống.

Tích cực tham mưu với Ban chỉ đạo địa phương, tập trung mọi nguồn lực với các giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục; tích cực huy động các đối tượng diện PCGDTHCS ra lớp; nắm chắc tình hình, nguyên nhân học sinh bỏ học và có giải pháp khắc phục; vận động các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia nhằm duy trì sĩ số học sinh, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học; củng cố, duy trì và nâng cao tỉ lệ, chất lượng đạt chuẩn PCGD.

6. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các Đề án, chương trình đột phá của Thành phốnhư:Chương trình “Dạy Toán, Khoa học và Tiếng Anh tích hợp Chương trình Anh và Việt Nam”; Đề án giáo dục thông minh và học tập suốt đời giai đoạn 2020- 2030; Tiếp tục triển khai hiệu quả Quyết định số 2769/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2019 về triển khai Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân ban hành theo Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2019 - 2025; định hướng học sinh học và tham gia kiểm tra trình độ Tiếng Anh, Tin học theo chuẩn quốc tế. Phát triển chương trình tiếng Anh tăng cường.

- Hiệu trưởng các trường chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn tiếng Anh xây dựng các chương trình nhà trường để dạy học tiếng Anh phù hợp với trình độ học sinh, khuyến khích học sinh đạt chứng chỉ tiếng Anh theo chuẩn quốc tế; sử dụng tài liệu dạy học bổ trợ theo hướng dẫn của Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Bộ GDĐT; sử dụng và phối hợp sử dụng các bộ tài liệu dạy học THCS bộ môn Tiếng Anh (Spark, Smart Time, Access, I Learn Smart World…) để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học; thực hiện việc kiểm tra, đánh giá theo Công văn số 5333/BGDĐT-GDTrH ngày 29/9/2014 và Công văn số 3333/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2016 của Bộ GDĐT. Tăng cường môi trường sử dụng tiếng Anh cho giáo viên và học sinh. Thực hiện ngày càng hiệu quả hoạt động đồng giảng có giáo viên nước ngoài.

- Duy trì và nâng cao chất lượng các cơ sở thực hiện mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế.

7. Tiếp tục đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất của người học, kĩ năng ứng dụng lý thuyết được học giải quyết các vấn đề của thực tế đời sống; các kĩ năng sống, kĩ năng thực hành xã hội cần thiết, phù hợp với lứa tuổi và đáp ứng nhu cầu xã hội, nhất là khả năng hội nhập quốc tế.

Tăng cường dạy học 2 buổi/ngày, thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản số 2848/GDĐT-TrH ngày 06 tháng 9 năm 2019 về hướng dẫn thực hiện chương trình dạy học và hoạt động giáo dục 2 buổi/ngày tại các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm học ..............

- Triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả hoạt động dạy học trực tuyến theo các quy định mới; làm nền tảng để xây dựng xã hội học tập, khuyến khích người dân học tập suốt đời một cách thông minh, trên nền tảng của công nghệ truyền thông, mạng internet, …

- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát huy tính chủ động, tích cực, và sáng tạo của học sinh; đẩy mạnh hoạt động chuyên đề, tổ chức trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh.

- Tổ chức các hoạt động, mô hình giáo dục sáng tạo, lồng ghép định hướng nghề nghiệp. Khuyến khích học sinh nghiên cứu các ứng dụng trong đời sống thực tiễn thông qua các dự án nhỏ và vừa, phù hợp lứa tuổi. Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ, đội nhóm học thuật trong nhà trường làm nền tảng cho hoạt động học sinh nghiên cứu khoa học; đẩy mạnh giáo dục STEM (theo Văn bản số 3089/BGDĐT-GDTrH ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Bộ GDĐT) và từng bước thí điểm hoạt động giáo dục “Trí tuệ nhân tạo - AI” trong trường phổ thông. Triển khai thực hiện Đề án “Giáo dục thông minh và học tập suốt đời giai đoạn 2020 - 2030” theo Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh, nâng cao chất lượng kiểm tra định kỳ (quy chế tổ chức; đề kiểm tra xây dựng ma trận đề đảm bảo các mức độ theo quy định; áp dụng đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá). Tiếp tục tổ chức khảo sát chất lượng học sinh lớp 7, 9 làm cơ sở để đánh giá tình hình học tập và điều chỉnh kịp thời việc giảng dạy và đánh giá học sinh. Tham mưu triển khai đề án, kế hoạch chuẩn bị tốt điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng theo quy định; tổ chức dạy tin học theo các chuẩn quốc tế.

8. Tăng cường xã hội hóa, tăng cường cơ sở vật chất, nguồn lực đầu tư bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo

Đầu tư xây dựng CSVC trường học định hướng đạt chuẩn Quốc gia, Khuyến khích các dự án đầu tư thuộc Chương trình kích cầu của thành phố nhất là đầu tư xây dựng thư viện tiên tiến, hiện đại. Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực đầu tư phát triển lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo quy định. Phát huy hiệu quả hoạt động Hội khuyến học các cấp và thu hút, huy động mọi nguồn. Phát huy tốt vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh để góp phần xã hội hóa giáo dục đúng luật và hiệu quả.

9. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Thực hiện các báo cáo, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung của Ngành; tích hợp các hệ thống thông tin quản lý ngành vào cơ sở dữ liệu ngành; xây dựng và triển khai các phần mềm quản lý, kết nối liên thông dữ liệu.

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy, học; nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động dạy học trực tuyến, làm nền tảng để xây dựng xã hội học tập. Phối hợp xây dựng kho tài nguyên học liệu mở, hình thành mạng xã hội học tập trực tuyến miễn phí, phục vụ nhu cầu tự học, tự nghiên cứu của học sinh và nhu cầu học tập suốt đời của người dân.

Trên cơ sở đồng thuận của cha mẹ học sinh, các cơ sở giáo dục tăng cường triển khai các ứng dụng, phần mềm giúp học sinh tự học tại nhà có sự hỗ trợ của giáo viên và nhà trường; tăng cường kiểm tra, đánh giá; có lộ trình thực hiện chữ ký số hướng đến sử dụng học bạ điện tử khi có các hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục.

5. Báo cáo tổng kết năm học trường THPT

SỞ GD&ĐT ...........
TRƯỜNG THPT .............

Số: /BC-THPTNTT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.........., ngày ...tháng ....năm ...

BÁO CÁO
Tổng kết năm học ...............

Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh ...........

Thực hiện công văn số 1127/SGDĐT-VP ngày 29 tháng 6 năm 2020 về việc hướng dẫn báo cáo tổng kết, năm học ...............;

Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 của trường THPT ..............

Nhà trường báo cáo tổng kế năm học ............... như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG.

1. Đặc điểm tình hình nhà trường

Trường THPT ............. được thành lập năm 1972, đến nay bước vào năm học thứ 48. Là trường THPT công lập thuộc hệ thống giáo dục Quốc dân. Trường đóng trên địa bàn các xã biển ngang có vùng tuyển sinh rộng (gồm 10 xã Biển ngang của huyện Thạch Hà và 03 xã thuộc địa bàn TP .........).

2. Những thuận lợi và khó khăn:

a) Thuận lợi

- Được sự quan tâm của Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh; HuyệnỦy, UNBD huyện Thạch Hà, của các ban nghành, đoàn thể và chính quyền các địa phương trong địa bàn tuyển sinh. Sự chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT ..........

- Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có tinh thần tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng nổ, nhiệt tình trong công việc.

- Nhiều thầy cô giáo say mê, tâm huyết với chuyên môn, tích cực tham gia công tác giảng dạy, trao đổi chuyên môn với các đồng nghiệp. Tích cực tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo cho học sinh yếu kém.

- Phần lớn học sinh khá ngoan, có phẩm chất đạo đức tốt, nỗ lực trong học tập và rèn luyện, tích cực tham gia các hoạt động nhà trường, đoàn trường.

- Phụ huynh học sinh nhiệt, có tinh thần hợp tác cao.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học từng bước được cải thiện.

b) Khó khăn:

- Địa bàn tuyển sinh rộng, giao thông không thuận lợi nên việc đến trường của học sinh còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khu vực tuyển sinh chịu ảnh hưởng nặng nề của tác động sự cố môi trường biển. Điều kiện kinh tế của nhân dân còn khó khăn nên việc đầu tư cho con em học tập cũng như hỗ trợ cho hoạt động chuyên môn của nhà trường còn hạn chế. Điểm tuyển sinh đầu vào thấp.

-Trường nằm trong vùng dự án khai thác Mỏ sắt Thạch Khê nên trong những năm qua việc xây dựng CSVC phục vụ dạy và học không thực hiện được. Hiện nay đang còn thiếu một số hạng mục theo lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Nhà trường thiếu nguồn nước sạch.

3. Quy mô trường lớp:

Đầu năm học 2019 – 2020 trường với quy mô 37 lớp gồm 1395 học sinh. Đến cuối năm học là kì số lớp là 37; tổng số học sinh là 1388, có 04 học sinh đi, có 06 học sinh chuyển đến, có 08 học sinh bỏ học.

4. Cơ cấu tổ chức; Đội ngũ giáo viên, nhân viên

- Đảng bộ nhà trường có 5 chi bộ với 82 Đảng viên. Toàn trường có 11 tổ chuyên môn và 1 tổ văn phòng; có đầy đủ các tổ chức: Công đoàn, Đoàn trường, Hội Cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, ...

- Về đội ngũ và cán bộ quản lý: 100 đồng chí

+ Cán bộ quản lý: Gồm có 03 đồng chí đều có trình độ đại học. 01 đồng chí có trình độ trên chuẩn.

+ Nhân viên: Tổ Văn phòng của nhà trường gồm 04 đồng chí trong biên chế nhà nước và 01 hợp đồng (01 bảo vệ).

+ Giáo viên : Gồm có 92 giáo viên trực tiếp giảng dạy, đều có trình độ đạt chuẩn. Trong đó có 14 giáo viên có trình độ trên chuẩn, hiện nay có 01 đồng chí đang nghiên cứu Tiến sĩ. Số lượng cụ thể như sau:

Toán

Hóa

Sinh

Tin

Văn

Sử

Địa

GDCD

TD

QP

Anh

CN

15

9

8

8

5

12

6

6

5

6

1

11

1

Trong năm học có sự điều chỉnh bổ sung, biệt phái như sau:

+ Giáo viên chuyển về trường: 01 đồng chí.

+ Giáo viên tham gia đi biệt phái: 03 đồng chí.

5. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của đơn vị

- Từ đầu năm học, nhà trường đã tiến hành xây dựng, củng cố các tổ chức trong nhà trường, như: Tổ chức đảng, tổ chức đoàn, công đoàn, thanh tra nhân dân; bổ nhiệm lại chức vụ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn; ra quyết định thành lập hội đồng chủ nhiệm; ra quyết định phân công nhiệm vụ cho cán bộ cốt cán,.....

- Chỉ đạo xây dựng các kế hoạch giáo dục đầu năm của nhà trường, tổ chuyên môn và các tổ chức trong nhà trường được xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Xây dựng Quy chế dân chủ, Quy chế làm việc, Quy chế chi tiêu nội bộ, tiêu chí thi đua, Quy tắc ứng xử ....., lấy ý kiến hội nghị đầu năm để đưa vào nghị quyết và tổ chức thực hiện.

- Nhà trường đã chỉ đạo các tổ chức Đoàn trường, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức, lý tưởng sống các cho học sinh trong cả năm học; triển khai nhiệm vụ theo đúng kế hoạch.

- Tổ chức tốt hoạt động “Tuần sinh hoạt tập thể” đầu năm học mới, đặc biệt quan tâm đối với các lớp đầu cấp nhằm giúp học sinh làm quen với điều kiện học tập, sinh hoạt và tiếp cận phương pháp dạy học và giáo dục trong nhà trường.

- Đoàn trường phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, với GVCN chú trọng công tác tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà Nước, lý tưởng sống cho đoàn viên thanh niên thông qua các tiết chào cờ đầu tuần, qua các chuyên đề lớn như: “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường”, “Giáo dục pháp luật”, “Giao lưu với Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình và thời chiến”, “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”, ...

- Đoàn trường đã tổ chức các hoạt động kỉ niệm ngày lễ lớncho học sinh tham gia: Tổ chức thi đua lập thành tích chào mừng ngày lễ 20/10, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; cuộc thi Tự hào Việt nam, cuộc thi tìm hiểu HIV- AIDS, Thi rung chuông vàng, cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tôi làm phóng viên ... .

- Tổ chức chương trình sinh hoạt trực tuyến chủ đề “mừng ngày non sông thống nhất” kỷ niệm ngày giải phóng miền nam 30/4 và ngày quốc tế lao động 1/5.

- Tổ chức các hoạt động chào mừng đại hội Đảng bộ nhà trường nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiến tới đại hội Đảng các cấp bằng các hoạt động cụ thể như: Ra quân lao động, tổng vệ sinh trong và ngoài nhà trường, chăm sóc hệ thống bồn hoa, cây cảnh; lao động tình nguyện; cùng với công đoàn nhà trường làm tốt công tác từ thiện.

- Tổ chức hoạt động trực tuyến toàn đoàn kỷ niệm 130 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh vào đúng ngày sinh nhật Bác.

- Tổ chức sinh hoạt dưới cờ để tuyên truyền luật ATGT, đuối nước, bạo lực học đường.

- Ra quân vệ sinh môi trường biển nhân ngày Đại dương thế giới 5/6 với hơn 500 ĐVTN khối 11 và GVCN.

- Làm tốt công tác phát triển đoàn viên: Tổ chức 3 lớp đối tượng đoàn cho hơn 300 thanh niên ưu tú để chuẩn bị kết nạp Đoàn

- Công tác phát triển Đảng: Rèn luyện và phối hợp tổ chức tốt lớp học cảm tình Đảng cho 19 ĐVTN ưu tú.

- Nhà trường xây dựng và đưa vào giảng dạy qui tắc ứng xử văn hóa cho toàn thể CB công nhân viên và học sinh. Đồng thời thông qua GVCN để luôn gần gũi học sinh, hiểu học sinh và có giải pháp giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

- Nhà trường, Ban An ninh trường học phối hợp với chính quyền địa phương, công an và các lực lượng khác ngoài nhà trường để cùng giáo dục học sinh và đảm bảo an ninh trường học, ATGT, đảm bảo sự an toàn cho các em khi đến trường.

Nhờ có nhiều giải pháp giáo dục và tổ chức triển khai quyết liệt trong học kì vừa qua cho nên học sinh trường THPT ............. hầu hết đều chăm ngoan, tỉ lệ hạnh kiểm tốt, khá cao. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng học sinh vi phạm nội quy, nề nếp như chậm học, nghỉ học không lý do, đi xe máy điện, đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đi hàng 2, hàng 3; có học sinh vi phạm pháp luật bị truy tố(em Nho lớp 10A 13)...

- Trong đầu học kỳ 2, khi xảy ra dịch Covid 19, nhà trường đã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch, tiến hành daỵ học trực tuyến, thực hiện phun thuốc khử trùng, nhà trường và công đoàn đã phối hợp với tổ Hóa học sản xuất dung dịch sát khuẩn để sử dụng trong nhà trường cũng như tặng cho các điểm cách ly trên địa bàn. Huy động toàn thể cán bộ giáo viên chung tay lao động làm sạch cảnh quan nhà trường trong khi học sinh nghỉ học phòng chống dịch.

- Công đoàn nhà trường đã kêu gọi toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên ủng hộ, đóng góp chung tay đẩy lùi dịch Covid 19. Ngoài các CBGV, NV nhà trường ủng hộ qua tổng đài tin nhắn thì số tiền ủng hộ trực tiếp là 9.6 triệu đồng cho mặt trận tổ quốc huyện Thạch Hà.

- Ngoài ra, Công đoàn còn kêu gọi CBGV tích cực tham gia công tác từ thiện, ủng hộ cựu học sinh nhà trường bị tai nan lao động, ủng hộ đồng nghiệp có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ học sinh trong nhà trường có hoàn cảnh đặc biệt.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC ...............

1. Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh:

Nhà trường cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Kết quả đạt được ở mỗi mặt công tác đều có tính bền vững và tăng hơn so với cùng kỳ năm trước.

- Về hạnh kiểm: Tốt – 1089 (78,51 %); Khá- 271 (19,54 %); TB- 24 (1,73 %);Yếu - 3 (0,02 %).

- Về học lực: Giỏi - 126 (9,08 %); Khá - 836 (60,27 %); TB - 413 (29,78 %); Yếu – 12 (0,87 %).

2. Kết quả các cuộc thi

- Cuộc thi HSG cấp tỉnh khối 12: có 7/24 em đạt giải, chiếm tỉ lệ 35%. Trong đó có, 2 giải nhì và 5 giải khuyến khích.

- Khối 10 và 11 có 54 HS tham gia thi, đã lập danh sách gửi sở nhưng do ảnh hưởng dịch Covid 19 nên chưa tham gia thi được.

- Cuộc thi STKHKT cấp tỉnh có 2 sản phẩm tham gia dự thi và cả 2 đều đạt giải ba cấp tỉnh.

- Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai: 01 giải khuyến khích

- Có 15 giáo viên có SKKN cấp ngành. Trong đó có 11 SKKN được công nhận bậc từ bậc 3 trở lên, đặc biệt có 4 SK được công nhận bậc 4/4 và có 1 sáng kiến đang tiếp tục gửi cấp tỉnh xen xét công nhận.

- Có 13 giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp tỉnh, nhưng do sảnh hưởng của dịch Covid 19 nên tạm hoãn chưa tham gia thi.

3. Kết quả bình xét thi đua cuối năm

a) Về thi danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng

*) Đối với cá nhân

- Có 97/99 CBGV được hội đồng thi đua đề xuất sở công nhận LĐTT chiếm tỉ lệ 97,98%. (Có danh sách kèm theo)

- Trong số này có 14 CBGV được hội đồng thi đua đề xuất sở công nhận CSTĐCS chiếm tỉ lệ 14,43% (Có danh sách kèm theo)

- Có 3 CBGV được đề xuất GĐ Sở tặng giấy khen (Có danh sách kèm theo)

- Có 1 CBGV được đề xuất UBND tỉnh tặng bằng khen (Có danh sách kèm theo)

- Có 01 CBGV được đề xuất BGD tặng bằng khen (Có danh sách kèm theo)

- Có 02 CBGV được xếp loại hoàn thành nhiệm vụ. (Có danh sách kèm theo)

*) Đối với tập thể

- Có 05 lớp được đề xuất danh hiệu lớp tiên tiến xuất sắc: 11A6, 10A6, 11A1, 10A13, 10A11

- Có 05 lớp được đề xuất danh hiệu lớp tiên tiến: 11A3, 10A1, 12A6, 10A2, 11A2.

- Có 5 tổ CM được đề xuất danh hiệu tổ tiên tiến xuất sắc: tổ Thể dục, tổ Sinh học, tổ Địa lí, tổ Ngữ văn, tổ Ngoại ngữ

b) Về đánh giá CBCCVC

- Có 18 CBGV phân loại HTXSNV

- Có 80 CBGV được phân loại HTTNV

- Có 01 CBGV được phân loại HTNV

4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

- Nhà trường có đủ 37 phòng học phục vụ dạy học cho 37 lớp, có 3 phòng thực hành Lý, Hóa, Sinh; 3 phòng máy phục vụ dạy học bộ môn Tin học.

- Đầu năm tiến hành bàn giao CSVC cho các lớp học, các phòng chức năng; Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, nhắc nhở việc sữ dụng CSVC đạt hiệu quả cao, hạn chế hư hỏng, lãng phí. Cuối năm học tiến hành lập biên bản bàn giao.

- Nhiều lớp học đã làm tốt công tác vận động xã hội hóa, đầu tư CSVC phục vụ dạy học như tăng cường hệ thống quạt mát, đầu tư mua máy chiếu gắn tại lớp để phục vụ dạy học (Trong năm học đã có 12 lớp đầu tư máy chiếu).

- Nhà trường đã đầu tư mua sắm, sữa chữa, làm mới một số hạng mục công trình như: Hệ thống điện, quạt mát; Thay hệ thống cửa dãy nhà 2 tầng; Mua 260 bộ bàn ghế học sinh; Đang tiến hành sửa chữa nhà vệ sinh giáo viên; Làm nhà xe cho học sinh; mua sắm thiết bị, hóa chất phục vụ cho công tác dạy học thực hành các môn...

5. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục

- Nhà trường đã chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh theo khung thời gian 37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần). Thời gian kết thúc chương trình học kỳ I trước ngày 15/1/2019 theo đúng theo khung thời gian của Sở, có đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và kiểm tra định kỳ.

- Đầu học kỳ 2, do sự cố dịch Covid 19, nhà trường đã tiến hành tập huấn công nghệ thông tin, tiến hành họp cán bộ cốt bằng hình thức trực tuyến, chỉ đạo các tổ xây dựng lại chương trình theo các phương án khác nhau tùy thuộc vào thời gian trở lại học tập tại trường của học sinh.

- Kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh.

- Đã xây dựng kế hoạch, đề ra giải pháp nâng cao chất lượng trong dạy học, ôn tập cho học sinh tham gia kì thi THPT QG.

- Tạo điều kiện cho các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với trình độ, năng lực học sinh và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp nhưng vẫn đảm bảo tổng số tiết theo quy định. Chương trình tự chọn được biên soạn theo nội dung bám sát, lồng ghép vào trong PPCT.

- Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên tổ chức sinh hoạt chuyên môn qua các buổi họp tổ thường kì, đột xuất.

6. Công tác giáo dục pháp luật

Nhà trường chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật cho CB-GV-HS bằng nhiều biện pháp khác nhau:

- Phối hợp với BTG Tĩnh ủy, Công an huyện Thạch hà tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, chính trị xã hội cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường.

- Kịp thời triển khai các văn bản về giáo dục pháp luật trong CB-GV và học sinh. Kiểm tra và giám sát việc thực hiện pháp luật như: đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không đi xe máy đến trường, không sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện....;

- Nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với công an Đồn thạch khê và công an địa phương trên địa bàn để kiểm soát những học sinh la cà hàng quán, những học sinh vi phạm an toàn giao thông. Tổ chức tuyên truyền cho học sinh về việc cấm vận chuyển, tàng trữ và đốt pháo nổ; không vi phạm các tệ nạn xã hội, không thả đèn trời ...

- Lồng ghép giáo dục pháp luật trong các môn học như GDCD, Văn, Sử, Thể dục, Quốc phòng..

6. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá

a). Đổi mới phương pháp dạy học

- Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn chú trọng công tác đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, vì đây là cốt lõi của việc nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới PPDH là việc phải làm thường xuyên trong từng tiết dạy, từng bài dạy chứ không chỉ chú trọng ở một số tiết Thao giảng, Hội giảng.

- Ban chuyên môn quyết liệt chỉ đạo về công tác đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá. Tổ chức nhiều tiết dạy mẩu, thao giảng, hội giảng để có đánh giá, nhận xét và rút kinh nghiệm về nội dung và cách thức đổi mới, thống nhất tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy và cách thiết kế bài học theo tinh thần đổi mới PPDH. Trong các tiết dạy chú trọng phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh; gắn nội dung bài học với các vấn đề thực tiễn liên quan.

- Đầu năm, trường đã tổ chức 03 đợt tập huấn công nghệ thông tin cho toàn thể cán bô, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Sau khi tập huấn, nhiều giáo viên đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trong soạn đề trắc nghiệm bước đầu đã mang lại một số kết quả trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo sự hứng thú cho học sinh học tập.

b)Đổi mới hình thức tổ chức dạy học

- Các giờ học chính khoá tăng cường tính ứng dụng, liên hệ thực tiễn; sử dụng tối đa nguồn thiết bị, phương tiện dạy học của nhà trường một cách hiệu quả. Trong kế hoạch dạy học của các bộ môn đều có ghi rõ số lượng và tên bộ đồ dùng dạy học từng tiết dạy; có kế hoạch dạy trải nghiệm bộ môn trong cả năm. Chú trọng hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.

- Ngoài việc tổ chức dạy học trên lớp, nhà trường tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của các tổ như: tổ Ngoại ngữ, Địa lý, GDCD....

- Tổ chức giao lưu chuyên môn liên trường với các trường Nguyễn Đình Liên, Lê Quý Đôn, Lý Tự Trong đã mang lại hiệu quả tốt

c)Đổi mới kiểm tra và đánh giá

- Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một chuyên đề tự học, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Thực hiện việc xây dựng ngân hàng đề thi, kiểm tra theo định hướng thi THPT QG.

- Chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh. Học kì I đã tổ chức thi chung 9 môn cho học sinh cả 3 khối, thi thử THPT QG.

7. Xây dựng đội ngũ nhà giáo

a) Tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý

  • Đội ngũ cơ bản thừa về số lượng, chỉ cótổ văn phòng và bộ môn GDQP còn thiếu.
  • Về trình độ đào tạo: tỷ lệ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn 100%; trên chuẩnlà 14 người chiếm tỉ lệ 14.1 %; có 7 đồng chí có trình độ trung cấp LLCT.
  • Kỷ cương, kỷ luật trong trường tiếp tục được tăng cường, nề nếp quản lý nhà trường ngày càng nghiêm túc;chế độ, chính sách cho nhà giáo luôn được đảm bảo.

b)Nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên

- Các tổ chuyên môn tiếp tục đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học. Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học. Chủ động triển khai các hoạt động chuyên môn trên trang mạng "Trường học kết nối".

- Tổ chức Hội giảng nhân ngày 20/11 với chủ đề đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Ngoài ra mỗi tổ bộ môn đều chủ động bố trí giáo viên daỵ thể nghiệm các tiết dạy học theo chủ đề và rút kinh nghiệm. Các giáo viên đều được thao giảng định kì 1 lần / HK; thực hiện thanh, kiểm tra chuyên môn mỗi giáo viên tối thiểu 1 lần/ năm. Các giờ hội giảng, thao giảng, kiểm tra cơ bản đều ứng dụng công nghệ thông tin đạt kết quả tốt.

Kết quả Thao giảng, hội giảng đều đạt loại khá trở lên, không có loại trung bình, cụ thể:........

Kiểm tra 92 bộ hồ sơ giáo án có 05 xất sắc, còn lại đạt tốt và khá.

c)Tăng cường quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục

- Nhà trường đã chủ động rà soát đội ngũ, bố trí sắp xếp để đảm bảo về số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu giáo viên, nhân viên cho các môn học.

- Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kỷ luật lao động, qui chế chuyên môn, nhiệm vụ được giao thông qua việc trực giám hiệu hàng ngày; qua kiểm tra định kỳ hồ sơ, giáo án; qua tiến độ và kết quả công việc.

- Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá thi đua khá hợp lý. Yêu cầu các đoàn thể, tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc, khách quan, công bằng, đúng thực chất việc đánh giá xếp loại cán bộ quản, giáo viên theo tiêu chí, theo Chuẩn của Bộ.

8. Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp; xây dựng trường chuẩn quốc gia

Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước kết hợp với các nguồn huy động hợp pháp khác từ công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất như sửa phòng học, bàn nghế học sinh; cải tạo nhà vệ sinh học sinh, hệ thống điện; bồn hoa, cây cảnh…...

Thực hiện nghiêm túc, đúng quy định và sử dụng có hiệu quả về việc huy động các khoản thu từ ngân sách, nguồn xã hội hoá giáo dục, đảm báo công khai, minh bạch.

9. Đổi mới công tác hướng nghiệp, dạy nghề

- Sắp xếp lớp học hợp lý để phân luồng học sinh: học nâng cao để thi vào Đại học - Cao đẳng; học ôn tập để thi tốt THPT QG.

- Thực hiện tốt công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ngay từ lớp 10. Tổ chức dạy nghề phổ thông cho toàn bộ học sinh khối 11. Liên kết với trường cao đẳng nghề Việt đức đào tạo nghề cho hơn 200 em gồm các nghề điển hình như: Công nghệ thông tin, Công nghệ ô tô, Chăm sóc sắc đẹp……

10. Kết quả thực hiện chế độ chính sách pháp luật cho giáo viên, học sinh. Hướng giải quyết những vấn đề bức xúc trong đơn vị giáo dục hiện nay.

- Việc thực hiện các chính sách của nhà nước đối với học sinh đảm bảo, kịp thời, hiệu quả như học sinh nghèo trên 10km và các chính sách khác.

- Đối với giáo viên: Chính sách về lương, phụ cấp đảm bảo, đặc biệt trong năm học nhà trường có 3 đồng chí giáo viên tham gia biệt phái của ngành đã được công đoàn kêu gọi CBGV ủng hộ kinh phí khắc phục khó khăn theo tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau.

- Ban truyền thông của nhà trường hoạt động khá hiệu quả. Nhà trường chú trọng công tác truyền thông trong toàn thể học sinh, giáo viên và phụ huynh về truyền thống nhà trường gần 50 năm, về sự nghiệp đổi mới giáo dục của ngành. Với nhiều hình thức đa dạng: Sân khấu hóa, cuộc thi, phát thanh của Đoàn, trên trang Web của trường. Trong năm học không có tình trạng bức xúc của giáo viên, học sinh, phụ huynh đối với nhà trường.

III. NHỮNG KHÓ KHĂN, TỒN TẠI, HẠN CHẾ

- CSVC nhà trường còn thiếu và chất lượng một số hạng mục xuống cấp không đáp ứng yêu cầu dạy và học hiện nay.

- Ý thức, trách nhiệm bảo vệ CSVC của học sinh nhà trường còn nhiều hạn chế, vẫn còn tình trạng các lớp học bảo vệ tài sản không tốt, học sinh làm hư hỏng các tài sản của nhà trường…

- Việc vệ sinh lớp học, các khu vực tự quản, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh của một số lớp, một số buổi chưa đảm bảo, hệ thống cây xanh chưa được chăm sóc chu đáo nên một số khu vực tính thẩm mỹ chưa cao.

- Nền nếp học sinh còn nhiều hạn chế: Học sinh văng học, chậm học, vi phạm nội quy nhà trường các tuần, các tháng còn nhiều; vẫn còn tình trạng học sinh vi phạm phải họp hội đồng kỹ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý hình sự.

- Có 3 giáo viên tham gia biệt phái nên mặt bằng lao động của giáo viên khá cao ở một số bộ môn.

- Một số học sinh còn chưa thực hiện đúng nội qui của nhà trường, trong học kỳ 1 vừa qua đã xảy ra 3 vụ đánh nhau trong và ngoài trường, nhà trường đã cảnh cáo ghi học bạ 6 học sinh.

Một số học sinh ý thức học tập còn chưa tốt, thể hiện ở kết quả học tập chưa cao,còn quay cóp bài, sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra.

- Một số giáo viên việc đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học - kiểm tra đánh giá còn chậm. Việc tự học, tự bồi dưỡng ở một số viên chức chưa thường xuyên, chất lượng chưa cao, thậm chí có một số giáo viên chưa chuẩn bị bài giảng trước lúc lên lớp.

- Về cơ sở vật chất: Thiết bị dạy học còn thiếu, nhiều thiết bị không sử dụng được. Chưa có phòng học bộ môn nên việc quản lý thiết bị dạy học các môn còn khó khăn.

Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

Nguyên nhân:

- Công tác quản lý, chỉ đạo chưa quyết liệt.

- Một số giáo viên chưa tích cực trong việc tự học, tự đổi mới; ý thưc, trách nhiệm chưa cao.

- Một bộ phận học sinh còn ham chơi, chưa hứng thú với việc học.

Bài học kinh nghiệm:

- Công tác chỉ đạo, điều hành của BGH, tổ trưởng chuyên môn cần tích cực hơn nữa. Giáo viên cốt cán, BGH tích cực dự giờ, nhận xét, góp ý cho giáo viên để nâng cao chất lượng giờ dạy theo yêu cầu mới.

- GVCN, GVBM, Đoàn trường sâu sát hơn nữa trong việc giáo dục đạo đức học sinh.

IV. ĐỀ XUẤT VÀ NGHỊ VỚI CẤP TRÊN

Tiếp tục đề xuất Sở GD& ĐT ......... tham mưu với UBND Tỉnh ........., UBND Huyện Thạch Hà cho mở rộng khuôn viên trường. Cấp thêm kinh phí để tăng cường đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị, đồ dùng dạy học.

Nơi nhận:

- Sở GD&ĐT (b/c);

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

6. Báo cáo tổng kết năm học của hiệu trưởng

PHÒNG GD&ĐT .............
TRƯỜNG THPT ...............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: ..........................

................, ngày...tháng...năm...

BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC .........

Kính gửi: .............

Thực hiện Công văn số ................, ngày ........... của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn tổng kết năm học ..... đối với GDTrH; căn cứ tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học ....., trường ................................. báo cáo tổng kết năm học như sau:

I. Đặc điểm tình hình của năm học ......

1. Thuận lợi:

- Được Sở GD&ĐT .......... các cấp ủy Đảng, chính quyền từ xã đến huyện quan tâm chỉ đạo; Hội CMHS, các tổ chức, cá nhân giàu tâm huyết luôn đồng hành với sự nghiệp trồng người của nhà trường.

- Có Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh lãnh đạo toàn diện nhà trường.

- Tập thể lao động có truyền thống đoàn kết, gắn bó, cộng đồng trách nhiệm trong tất cả các hoạt động.

- Đội ngũ trẻ rất năng nổ, nhiệt tình trong công việc được giao.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại không ngừng được tăng cường, sửa chữa, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi mới của giáo dục và đào tạo trong tình hình hiện nay.

2. Khó khăn:

- Chưa có nhà đa năng để tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện.

- Đội ngũ trẻ nhiều, kinh nghiệm giảng dạy ít nhiều còn hạn chế.

- Chất lượng đầu vào qua đợt khảo sát đầu năm học rất thấp, thực sự là một thách thức lớn đối với nhà trường. Thái độ học tập của một bộ phận học sinh chưa tích cực, thiếu ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện.

- Một bộ phận cha mẹ học sinh thiếu quan tâm việc học tập và rèn luyện của con cái, hoàn toàn giao phó cho nhà trường.

II. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học ......

1. Đánh giá về trường lớp, quy mô học sinh (HS):

+ Số lượng HS giảm, bỏ học trong năm học:

- Tổng số học sinh đầu năm học ..... là 784, đến cuối năm còn 740. Tổng số HS giảm so đầu năm học là 44 (5,6%), lý do giảm là học sinh chuyển sang học nghề.

+ Một số giải pháp làm giảm học sinh bỏ học:

- Nhà trường luôn luôn động viên nhắc nhở các em trong học tập thông qua GVCN và các tổ chức đoàn thể.

- Nhà trường cùng các tập thể lớp và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thành lập các địa chỉ nhân đạo nhằm giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, động viên các em trong quá trình học tập.

- Nhà trường cùng với Hội cha mẹ học sinh đã tổ chức các lớp học bồi dưỡng kiến thức cho học sinh yếu kém nhằm bổ sung kiến thức cơ bản cho các em theo kịp chương trình trên lớp.

+ Quy mô số lớp: 25 lớp, giảm 01 lớp so với năm học ....., quy mô trường hạng 2. Từ nay đến năm ..., số lớp sẽ ổn định 23 lớp.

2. Các giải pháp đã thực hiện trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia:

Trường đã được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia năm học......... Hiện tại nhà trường bám sát chương trình hành động của ngành, chương trình hành động và kế hoạch chiến lược của trường để duy trì và phát triển chất lượng của trường đạt chuẩn quốc gia. Dự kiến trong năm học ..... sẽ đề xuất Sở GD&ĐT phối hợp với các Sở ngành liên quan kiểm tra công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2.

3. Đánh giá việc triển khai nhiệm vụ giáo dục trung học:

3.1. Triển khai hướng dẫn tổ chức “Tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học”:

Nhà trường đã triển khai, quán triệt đầy đủ nội dung của các văn bản cấp trên về việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho CB,GV,NV và HS một cách kịp thời bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp từng đối tượng.

Trong năm qua, việc thực hiện “Ngày pháp luật” được tiến hành định kỳ, thường xuyên, liên tục, gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Nhà trường đã tổ chức đón học sinh lớp 10, tổ chức các hoạt động làm quen với thầy, cô giáo, bạn bè, tạo mối quan hệ thân thiện giúp các em hoà nhập nhanh chóng vào môi trường học tập và rèn luyện mới.

Trong ngày khai giảng năm học mới nhà trường đã tổ chức “lễ - hội” đúng theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT, đặc biệt trong phần “hội” nhà trường đã tổ chức các hoạt động vui chơi, các trò chơi dân gian để học sinh hiểu về trường, nắm bắt được nơi mình sẽ học trong nay mai.

Hướng dẫn học sinh sử dụng các công trình phục vụ cho các hoạt động trong nhà trường, những vật dụng như: trang phục, đồ dùng học tập và rèn luyện của học sinh khi đến trường, cơ sở vật chất phục vụ cho học sinh trong những năm học ở trường.

Cho học sinh tiếp cận và nắm được điều lệ nhà trường; nội quy của học sinh, một số điều cấm đối với học sinh.

Giúp học sinh làm quen với chương trình học tập và giáo dục, phương pháp học tập và rèn luyện ở trường mới, lớp mới, môn học mới một cách tích cực, chủ động, giới thiệu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, khơi dậy trong các em sự yêu thích và hứng thú đối với môn học.

Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về xây dựng cảnh quan sư phạm và môi trường thân thiện trong nhà trường nhằm giúp cho các em giữ gìn trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn để yên tâm học tập và rèn luyện có hiệu quả.

3.2. Chỉ đạo thực hiện chương trình các môn học:

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện việc dạy học đúng phân phối chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo, không dạy trước, dạy dồn, cắt xén chương trình. Thực hiện tốt theo các văn bản chỉ đạo của Bộ và của Sở giáo dục và đào tạo ...........

- Trong sinh hoạt chuyên môn tập trung vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của của học sinh, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh.

- Công tác giao lưu trao đổi nghiệp vụ chuyên môn: Tiến hành thường xuyên và có đúc rút kinh nghiệm, phát huy hiệu quả về công tác dạy và học theo hướng đổi mới.

- Đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá theo các văn bản hướng dẫn của Bộ, của Sở: Thực hiện tốt và nghiêm túc.

- Tăng cường đổi mới kiểm tra đánh giá trong quá trình giảng dạy: Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo, kiểm tra sát sao các giáo viên bộ môn thực hiện tốt công tác này.

- Thực hiện dạy tự chọn: Nhà trường đã tiến hành chỉ đạo dạy tự chọn, bám sát đối với tất cả các ban theo các công văn hướng dẫn của Bộ và của Sở giáo dục. Các tổ chuyên môn đã xây dựng được chương trình dạy bám sát cho ban cơ bản. Qua những tiết học tự chọn, giáo viên củng cố kiến thức cũ đồng thời nâng cao kiến thức cho học sinh cho nên đã đạt hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.

3.3. Những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục:

- Bám sát nhiệm vụ năm học, xây dựng kế hoạch công tác cụ thể, tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương.

- Duy trì kỷ cương, nề nếp dạy và học, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh gắn với cuộc vận động "Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", trung thực trong kiểm tra, thi cử, minh bạch trong sử dụng các nguồn tài chính, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực và các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.

- Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tích cực khai thác và sử dụng thiết bị có hiệu quả.

- Chú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả đội ngũ thông qua hội giảng, sinh hoạt chuyên đề, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ. Triển khai thực hiện tốt cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo".

- Tập trung xây dựng kế hoạch thực hiện xuyên suốt ngay từ đầu năm học, phân công giáo viên có tinh thần và trách nhiệm, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn vững vàng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.

- Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức ngay từ đầu năm học tập trung vào việc bồi dưỡng ôn tập những kiến thức, kỹ năng nhằm đảm bảo từng bước nâng cao chất lượng học tập của HS, nhất là HS lớp 12.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm động viên khen thưởng học sinh giỏi, khá, học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và rèn luyện.

- Duy trì thực hiện tốt kỷ cương nề nếp trong nhà trường gắn với cuộc vận động "Dân chủ, kỷ cương, tình thương trách nhiệm" và phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

- Các bộ phận lên kế hoạch cụ thể cả năm, từng học kỳ, tháng, tuần và đưa lên trang web của trường, công khai ở bản kế hoạch của tổ.

- Thực hiện việc cập nhật điểm theo quy định của ngành.

- Tăng cường công tác thanh kiểm tra: Hồ sơ chuyên môn, hồ sơ GVCN, hồ sơ của các bộ phận như văn phòng, thiết bị, thư viện.

3.4. Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông:

- Nhà trường yêu cầu giáo viên dạy phải bám sát chuẩn KT-KN, phải xác định được các nội dung cần thiết, kiến thức cần bổ trợ để thông tin đến học sinh. Giúp học sinh hiểu được nội dung SGK, trọng tâm học và mối liên hệ giữa chương trình, chuẩn kiến thức-kỹ năng và kiểm tra, đánh giá. Trong kiểm tra, đánh giá bám sát chuẩn KTKN đồng thời phải đảm bảo tính toàn diện, đảm bảo độ tin cậy, tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng.

- Căn cứ vào các nội dung bài dạy để xác định thiết bị dạy học cần thiết để hỗ trợ cho quá trình nhận thức của học sinh, từ đó giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.

3.5. Thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong một số môn học:

Tài liệu giáo dục địa phương được Sở GD&ĐT tổ chức biên soạn bổ sung, cập nhật tài liệu. Trường đã thực hiện nghiêm túc. Cụ thể, thời lượng dạy học nội dung giáo dục địa phương đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý đã được quy định tại chương trình môn học. Riêng môn Giáo dục công dân, có bài thực hành, ngoại khoá với nội dung phù hợp với thực tiễn địa phương đối với THPT mỗi lớp 2 tiết/năm học.

* Thực hiện tích hợp một số nội dung các môn học theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

  • Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học: Ngữ văn, Địa lý, GDCD, Vật lý, Sinh học, Công nghệ.
  • Tích hợp một số nội dung hoạt động GDNGLL vào môn GDCD.
  • Tích hợp một số nội dung hoạt động GDHN vào môn Công nghệ 10.
  • Tích hợp một số nội dung hoạt động GDHN vào HĐGDNGLL, hoạt động Đoàn.

3.6. Công tác kiểm định chất lượng:

Nhà trường đã được Sở GD&ĐT công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng mức độ 1. Hiện nay nhà trường vẫn duy trì và phát huy tốt chất lượng giáo dục, thường xuyên rà soát các tiêu chí còn có hạn chế, phấn đấu đến năm học ....... đăng ký đánh giá nâng chuẩn chất lượng giáo dục lên mức độ 2.

3.7. Công tác thanh tra, kiểm tra:

- Công tác thanh tra, kiểm tra được nhà trường tăng cường đẩy mạnh. Tập trung vào việc dự giờ, kiểm tra việc thực hiện quy chế của giáo viên và các tổ chuyên môn; kiểm tra việc hoàn thành nhiệm vụ được giao của các bộ phận văn thư, thư viện, thiết bị dạy học.

- Công tác thanh tra, kiểm tra đã giúp cho đội ngũ giáo viên, nhân viên nâng cao tay nghề, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn và các quy định của ngành, của nhà trường trong việc thực thi công việc.

- Năm học..... kết quả đạt được như sau:

  • Thanh tra toàn diện: 08 giáo viên, trong đó: đạt loại tốt 06 GV, đạt loại khá 02 GV.
  • Dự giờ kiểm tra, thanh tra của Ban Giám hiệu và tổ trưởng, tổ phó chuyên môn: 132 tiết, trong đó: 118 tiết đạt loại giỏi, 14 tiết đạt loại khá.
  • Kiểm tra hồ sơ giáo án giáo viên: có 100% giáo viên được kiểm tra hồ sơ giáo án. Trong đó có 80% hồ sơ xếp loại tốt, 20% hồ sơ xếp loại khá.
  • Kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm: có 100% GVCN được kiểm tra. Trong đó có 87.5% hồ sơ xếp loại tốt,12.5% hồ sơ xếp loại khá.
  • Kiểm tra hồ sơ tổ chuyên môn: có 10 TTCM được kiểm tra hồ sơ tổ. Kết quả 8 hồ sơ xếp loại tốt, 02 tổ xếp loại khá.

3.8. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực:

Đối với phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", trường đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đã đạt được những kết quả sau:

- Bảo đảm trường học an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh. Tổ chức để học sinh trồng cây và chăm sóc cây thường xuyên. Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, trường lớp và cá nhân. Tổ chức xây dựng và thực hiện quy ước ứng xử văn hóa. Thực hiện đảm bảo “3 đủ”.

- Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học ngày càng có hiệu quả.

- Trường đã tập trung đầu tư mua sắm thêm thiết bị ĐDDH như: tham mưu cấp trên xin hổ trợ máy vi tính, màn hình, phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Đẩy mạnh công tác thao giảng dự giờ trong đó chú ý đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT có hiệu quả, dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng, đổi mới cách học, đổi mới kiểm tra đánh giá.

- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông và các bệnh dịch. Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống thân thiện, phòng ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Năm năm liền trường được công nhận là trường học thân thiện.

3.9. Sử dụng cổng thông tin điện tử và Website:

- Đẩy mạnh hoạt động của ban ƯDCNTT góp phần vận hành có hiệu quả cổng thông tin điện tử và website của nhà trường, phục vụ tốt nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin giáo dục trong nội bộ cũng như thông tin hai chiều với Sở GD&ĐT.

- Phân công 01 lãnh đạo nhà trường phụ trách cổng TTĐT và website, tăng cường công tác kiểm tra hằng ngày đối với việc thực hiện cập nhật kế hoạch, lịch báo giảng…của CBGVNV.

4. Kết quả năm học ......

4.1. Chất lượng học sinh:

4.1.1. Học lực:

  • Giỏi: 60 HS, chiếm tỷ lệ 8,1%.
  • Khá: 324 HS, chiếm tỷ lệ 43.8%.
  • Trung bình: 300 HS, chiếm tỷ lệ 40,5%.
  • Yếu: 56 HS, chiếm tỷ lệ 7,6%.

4.1.2. Hạnh kiểm:

  • Tốt: 564 HS, chiếm tỷ lệ 76,3%.
  • Khá: 136 HS, chiếm tỷ lệ 18,4%.
  • Trung bình: 33 HS, chiếm tỷ lệ 4,4%.
  • Yếu: 07 HS, chiếm tỷ lệ 0,9%.

4.1.3. Một số kết quả khác:

  • Đạt nhiều giải cấp tỉnh năm học ........., cụ thể: 06 giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, 05 giải Violympic, 02 giải Olympic Tiếng Anh, 01 giải hùng biện Tiếng Anh, 01 giải Hội thao QPAN, 07 giải Hội thi điền kinh, 05 giải Hội thi KHKT, 02 giải Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn.
  • Tham gia Hội thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng cấp huyện đạt 01 giải ba, 01 giải khuyến khích.
  • Học sinh tham gia học nghề phổ thông khối 11: 100%.
  • Tỷ lệ học sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp: 100%.
  • Sáu tập thể có thành tích cao trong các phong trào thi đua: Nhất thi đua khối sáng (12B1), nhì thi đua khối sáng (10B1), ba thi đua khối sáng (12B7); nhất thi đua khối chiều (11B6), nhì thi đua khối chiều (11B1), ba thi đua khối chiều (11B8). Có 10 ĐV được khen thưởng thành tích xuất sắc hoạt động Đoàn.
  • Các hoạt động phong trào của Đoàn thanh niên đạt kết quả cao, được các cấp bộ Đoàn ghi nhận và đề nghị Trung ương Đoàn tặng Cờ thi đua vì thành tích xuất sắc trong những năm qua.

4.2. Chất lượng đội ngũ:

4.2.1. Về danh hiệu tập thể:

  • Trường đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.
  • Đạt mức độ 1 kiểm định chất lượng giáo dục. Giữ vững thành quả của trường đạt chuẩn QG.
  • Có 10 tổ LĐTT.
  • Đoàn trường đề nghị TW Đoàn tặng Cờ thi đua.
  • Công Đoàn đạt danh hiệu tiên tiến.

4.2.2. Về danh hiệu cá nhân:

  • 64/65 CBGVNV đảm bảo thời gian năm công tác đề nghị được công nhận danh hiệu LĐTT, trong đó có: 07 CBGV đề nghị công nhận danh hiệu CSTĐ cơ sở.
  • Xếp loại CBQL, GV theo Chuẩn: 100% đạt chuẩn, trong đó, loại Xuất sắc có 25 người (42,37%), loại Khá có 33 người (55,93%), loại Trung bình có 01 người (1,69%).
  • Xếp loại CCVC: HTXSNV: 25 (38,46%), HTTNV: 39 (60%), HTNV: 01 (1,53%).

5. Đánh giá chung:

5.1. Những thành tựu đạt được:

  • Chủ động trong xây dựng kế hoạch năm học trên cơ sở định hướng chung về nhiệm vụ năm học đối với GDTrH của Sở, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương và đơn vị; đề ra được các giải pháp, biện pháp thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ đặt ra, hoàn thành những chỉ tiêu cơ bản trong nghị quyết hội nghị CCVC đầu năm học.
  • Giữ được chất lượng giáo dục toàn diện, đạt được một số kết quả khá trong một số cuộc thi cấp tỉnh.
  • Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học ........

5.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

  • Kết quả thi HSG cấp tỉnh còn hạn chế; chất lượng giáo dục mũi nhọn chưa cao. Nguyên nhân: Chưa xây dựng được một chiến lược bồi dưỡng HSG và nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; chất lượng đầu vào nói chung quá thấp, số lượng học sinh giỏi thực chất vào trường giảm mạnh so với nhiều năm trước đây.
  • Có GV vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình (sinh con thứ ba). Nguyên nhân thuộc về nhận thức của giáo viên.

III. Kiến nghị, đề xuất:

  • Kiến nghị Sở phối hợp với các Sở ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tạo điều kiện kinh phí giúp nhà trường sớm có nhà đa chức năng để hoàn thiện cơ sở vật chất của trường đạt chuẩn quốc gia.
  • Cho phép nhà trường hợp đồng 01 nhân viên giáo vụ, hiện tại nhân viên văn thư kiêm luôn giáo vụ nên công việc rất nặng nề, khó đạt được hiệu quả tốt.

Nơi nhận:

- ...................

HIỆU TRƯỞNG

7. Mẫu báo cáo tổng kết năm học của lớp

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
4 16.915
Báo cáo tổng kết năm học 2022-2023
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm