Xây dựng ma trận và bản đặc tả Môn Tin học Sách Kết nối tri thức 2024

Tải về

Xây dựng ma trận và bản đặc tả môn Tin học sách Kết nối tri thức 2024 giúp thầy cô tham khảo để biết cách xây dựng ma trận và bản đặc tả theo đúng quy định mới nhất. Mời bạn đọc tham khảo chi tiết trong bài viết của Hoatieu.vn nhé.

Hướng dẫn xây dựng ma trận và bản đặc tả Môn Tin học sách Kết nối tri thức

1. Xây dựng ma trận và bản đặc tả là gì?

Khái niệm ma trận và bản đặc tả không phải là khái niệm mới, tuy nhiên đối với các cán bộ giáo viên khá quen thuộc với khái niệm này thì với những người làm trong các đơn vị, tổ chức khác thì chưa chắc đã biết hoặc đã hiểu về khái niệm này. Xây dựng ma trận và bản đặc tả thường được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục.

Ma trận đề là bản đồ mô tả chi tiết các nội dung, các chuẩn cần đánh giá, nó là bản thiết kế kĩ thuật dùng để biên soạn đề kiểm tra, đề thi. Cụ thể là nội dung đề kiểm tra đó là ra ở bài học nào, ở chương nào, ở phần nào, ra ở cấp độ (các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng) mỗi cấp độ có bao nhiêu câu hỏi, mỗi câu bao nhiêu điểm, tổng số điểm của mỗi cấp độ là bao nhiêu, tỉ lệ điểm của mỗi cấp độ so với điểm của toàn bài kiểm tra như thế nào, tổng số câu của cả đề là bao nhiêu. Nghĩa là phải lập bảng kê khai cụ thể, chi tiết.

Bản đặc tả có thể hiểu là bản mô tả chi tiết những yêu cầu, mức độ cần kiểm tra trong mỗi nội dung trong chủ đề.

2. Xây dựng ma trận và bản đặc tả môn Tin học sách Kết nối tri thức 2024

I. Hướng dẫn xây dựng ma trận đề kiểm tra.

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ

MÔN TIN HỌC, LỚP: ....

TT

(1)

Chương/ Chủ đề (2)

Nội dung/đơn vị kiến thức

(3)

Mức độ nhận thức

(4-11)

Tổng điểm
(%)

(12)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Chủ đề A

Nội dung 1: ...........

Nội dung 2. .............

2

Chủ đề B

3

Chủ đề C

Tổng

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

100%

Tỉ lệ chung

70%

30%

100%

Ghi chú:

- Cột 2 và cột 3 ghi tên chủ đề như trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học 2018, gồm các chủ đề đã dạy theo kế hoạch giáo dục tính đến thời điểm kiểm tra.

- Cột 12 ghi tổng % số điểm của mỗi chủ đề

- Đề kiểm tra cuối học kì dành khoảng 30-40% số điểm để kiểm tra, đánh giá phần nội dung thuộc nửa đầu của học kì đó.

- Tỉ lệ % số điểm của các chủ đề nên tương ứng với tỉ lệ thời lượng dạy học của các chủ đề đó.

- Tỉ lệ các mức độ đánh giá: Nhận biết khoảng từ 30-40%; Thông hiểu khoảng từ 30-40%; Vận dụng khoảng từ 20-30%; Vận dụng cao khoảng 10%.

- Tỉ lệ điểm TNKQ khoảng 60-70%, TL khoảng 30-40%.

- Số câu hỏi TNKQ khoảng 24-28 câu, mỗi câu khoảng 0,25 điểm; TL khoảng 3 câu, mỗi câu khoảng 1,0 – 1,5 điểm.

II. Hướng dẫn xây dựng bản đặc tả đề kiểm tra

ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ

MÔN: TIN HỌC LỚP: …

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Chủ đề A

Nội dung 1.

Nội dung 2.

Nội dung 3.

2

Chủ đề B

Tổng

16 TN

12 TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

Tỉ lệ chung

70%

30%

Lưu ý:

- Ở mức độ nhận biết và thông hiểu thì có thể ra câu hỏi ở một chỉ báo của mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá tương ứng (một gạch đầu dòng thuộc mức độ đó).

- Ở mức độ vận dụng và vận dụng cao có thể xây dựng câu hỏi vào một trong các đơn vị kiến thức.

Tư liệu để xây dựng ma trận

1. Bảng mô tả mức độ đánh giá môn Tin học lớp 3

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

1

Chủ đề A. Máy tính và em

1. Thông tin và xử lí thông tin

Nhận biết

– Nêu được ví dụ đơn giản minh hoạ cho vai trò quan trọng của thông tin thu nhận hàng ngày đối với việc ra quyết định của con người. Nhận biết được trong ví dụ của giáo viên, cái gì là thông tin và đâu là quyết định.

– Nhận biết được ba dạng thông tin hay gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh. Nhận ra được trong ví dụ của giáo viên: Thông tin thu nhận và được xử lí là gì, kết quả của xử lí là hành động hay ý nghĩ gì. Nêu được ví dụ minh hoạ cho nhận xét: Bộ óc của con người là một bộ phận xử lí thông tin.

Thông hiểu

– Nêu được ví dụ minh hoạ cho nhận xét: Cuộc sống quanh ta có những máy móc tiếp nhận thông tin để quyết định hành động. Nhận ra được trong ví dụ của giáo viên, máy đã xử lí thông tin nào và kết quả xử lí ra sao.

2. Khám phá máy

tính

Nhận biết

– Nhận diện được hình dạng thường gặp của những máy tính thông dụng như máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh cùng các thành phần cơ bản của chúng (màn hình, thân máy, bàn phím, chuột).

– Nêu được sơ lược về chức năng của bàn phím và chuột, màn hình và loa. Nhận biết được màn hình cảm ứng của máy tính bảng, điện thoại thông minh,... cũng là thiết bị tiếp nhận thông tin vào.

– Cầm được chuột đúng cách, thực hiện được các thao tác cơ bản: di chuyển, nháy, nháy đúp, kéo thả chuột.

– Khởi động được máy tính. Kích hoạt được một phần mềm ứng dụng. Ra khỏi được hệ thống đang chạy theo đúng cách. Nêu được ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách sẽ gây tổn hại cho thiết bị khi sử dụng.

– Biết và ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính, biết vị trí phù hợp của màn hình (với mắt, với nguồn sáng trong phòng,...). Nêu được tác hại của việc ngồi sai tư thế hoặc sử dụng máy tính quá thời gian quy định cho lứa tuổi. Nhận ra được tư thế ngồi sai khi làm việc với máy tính.

– Biết thực hiện quy tắc an toàn về điện, có ý thức đề phòng tai nạn về điện khi sử dụng máy tính.

Thông hiểu

– Phân biệt được hình dạng thường gặp của những máy tính thông dụng như máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh cùng các thành phần cơ bản của chúng (màn hình, thân máy, bàn phím, chuột).

Mời bạn đọc tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong mục Dành cho giáo viên thuộc chuyên mục Tài liệu và mục Giáo dục - Đào tạo thuộc chuyên mục Biểu mẫu. 

Đánh giá bài viết
4 10.045
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm