Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng công trình theo tuyến trong đô thị

Tải về

Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng công trình theo tuyến trong đô thị

Ngành xây dựng đô thị là một lĩnh vực quan trọng và thúc đẩy kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển. Bạn muốn tìm hiểu về ngành xây dựng? Vậy Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng công trình theo tuyến trong đô thị như thế nào? hoatieu.vn xin giới thiệu tới các bạn thủ tục cấp phép xây dựng công trình đô thị chi tiết và đầy đủ nhất thông qua bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng tham khảo.

Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng công trình không theo tuyến

Bảng tổng hợp khối lượng, giá trị quyết toán của toàn bộ công trình, sản phẩm

Mẫu tờ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình

1. Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

+ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Văn phòng Ban Quản lý Khu Nam (Địa chỉ: số 9 – 11, đường Tân Phú, phường Tân Phú, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh; Thời gian: sáng từ 08 giờ 00 phút đến 11 giờ 30 phút, chiều từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút, từ thứ Hai đến thứ Sáu).

Khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Văn phòng Ban Quản lý Khu Nam sẽ kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì giao Biên nhận hồ sơ cho người nộp.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ.

+ Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Văn phòng Ban Quản lý Khu Nam (thời gian: 30 ngày).

Lưu ý: Người nộp và nhận kết quả hồ sơ phải là chủ đầu tư công trình hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục (có công chứng).

2. Cách thức thực hiện:

Trực tiếp nộp tại trụ sở Ban Quản lý Khu Nam.

3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình theo tuyến theo mẫu. Số lượng: 01 bản chính.

b) Bản sao được công chứng hoặc chứng thực các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Công văn số 3208/UBND-ĐTMT ngày 28/6/2013 của UBND thành phố kèm bản đồ hiện trạng vị trí khu đất công trình xin phép xây dựng. Số lượng: 01 bản.

c) Bản vẽ thiết kế (bản chính). Số lượng: 02 bộ, mỗi bộ gồm:

  • Sơ đồ vị trí, hướng tuyến công trình.
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình tỷ lệ 1/500 - 1/5000.
  • Bản vẽ các mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200.

- Riêng đối với công trình ngầm phải bổ sung thêm:

  • Bản vẽ các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc thể hiện chiều sâu công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200.
  • Sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài công trình.

d) Các tài liệu khác: Ngoài các tài liệu quy định như trên, tuỳ thuộc địa điểm xây dựng công trình, quy mô công trình, tính chất công trình, đối chiếu với các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành và các quy định của pháp luật liên quan, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung các tài liệu sau:

  • Bản vẽ hệ thống phòng cháy chống cháy (PCCC) tỷ lệ 1/50 - 1/200, được đóng dấu thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ "Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy" (theo phụ lục 1). Số lượng: 01 bản sao có chứng thực.
  • Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (kèm theo thuyết minh báo cáo) hoặc văn bản xác nhận đăng kí kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm thuyết minh bản cam kết) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ "Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường" (theo phụ lục 2, 3, 4). Số lượng: 01 bản sao có chứng thực.
  • Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư, kết quả thẩm định thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Số lượng: 01 bản sao có chứng thực
  • Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, đối với công trình xây chen có tầng hầm. Số lượng: 01 bản.
  • Đối với trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây dựng nhưng không thuộc sở hữu của Chủ đầu tư thì phải có bản sao chứng thực hợp đồng với chủ sở hữu công trình. Số lượng: 01 bản.
  • Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế theo mẫu kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế. Số lượng: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết:

  • Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý Khu Nam.

b) Cơ quan phối hợp (nếu có): các sở - ngành liên quan.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của Ban Quản lý Khu Nam hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng.

8. Lệ phí: 100.000 đồng VN (theo quy định tại Thông tư 02/2014/TT-BTC và Thông tư 176/2012/TT-BTC.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng sử dụng cho công trình theo tuyến trong đô thị (đính kèm theo thủ tục).
  • Bản kê khai kinh nghiệm của tổ chức thiết kế (đính kèm theo thủ tục).

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và công bố.

b) Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng, công trình được cấp giấy phép xây dựng phải: Tuân thủ các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận và các yêu cầu về: Giới hạn tĩnh không, độ thông thuỷ, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC), hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

c) Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện;

d) Đối với công trình trong đô thị phải:

  • Phù hợp với: Quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết, thì phải phù hợp với Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành..

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

  • Luật Xây dựng ngày 18/06/2014.
  • Nghị định 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí;
  • Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND ngày 04 tháng 08 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Quy định chi tiết một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
  • Văn bản số 3208/UBND-ĐTMT ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được xem xét cấp giấy phép xây dựng trong thời gian chờ hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và lùi thời điểm áp dụng các điều kiện cấp phép xây dựng.
Đánh giá bài viết
1 230
Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng công trình theo tuyến trong đô thị
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm