Nguyên tắc xây dựng hệ thống TKKT theo Thông tư 133

Tải về

Nguyên tắc xây dựng hệ thống TKKT cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Từ ngày 01/01/2017, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải áp dụng chế độ kế toán mới theo Thông tư 133/2016/TT-BTC thay thế cho Quyết định 48/2006/QĐ-BTC. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết về Nguyên tắc xây dựng hệ thống TKKT cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 01/1/2017.

So sánh danh mục tài khoản kế toán giữa Thông tư 133 và Quyết định 48

Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

So sánh Danh mục Tài Khoản kế toán giữa Thông tư 133 và Thông tư 200

Điểm mới của Thông tư số 133/2016/TT-BTC thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC

Từ ngày 01/01/2017, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chính thức áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành.

Nguyên tắc xây dựng hệ thống TKKT theo Thông tư 133

Tài khoản kế toán (TKKT) được dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế. Hệ thống TKKT gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng. Mỗi đơn vị kế toán chỉ được sử dụng một hệ thống TKKT cho mục đích kế toán tài chính theo quy định của Bộ Tài chính.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ căn cứ vào nguyên tắc kế toán, nội dung và kết cấu của các TKKT quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC để phản ánh và hạch toán các giao dịch kinh tế phát sinh phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị. Xây dựng hệ thống TKKT cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đảm bảo:

TKKT được phân loại thành các loại tài sản:

  • Tài khoản tài sản;
  • Tài sản nợ phải trả;
  • Tài sản vốn chủ sở hữu;
  • Tài sản Doạnh Thu;
  • Tài sản chi phí sản xuất, kinh doanh;
  • Tài sản thu nhập khác;
  • Tài sản chi phí khác;
  • Tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
  • Phân loại các tài khoản đầu tư tài chính theo mục đích nắm giữ.

Tài khoản tài sản và tải khoản nợ phải trả không được phân loại thành ngắn hạn và dài hạn. Tài khoản tài sản và nợ phải trả chỉ được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn khi lập và trình bày báo cáo tài chính;

  • Gộp các khoản dự phòng (TK 159) và Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (TK 229) chuyển sang TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (chi tiết cho từng TK cấp 2 phù hợp với nội dung dự phòng);
  • Gộp các tài khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn (TK 1388) và ký quỹ, ký cược dài hạn (TK 224) chuyển sang thành TK 1386 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược;
  • Gộp chi phí trả trước ngắn hạn (TK 142) và chi phí trả trước dài hạn (TK 242) thành TK 242 - Chi phí trả trước;
  • Gộp các tài khoản Vay ngắn hạn (TK 311), Nợ dài hạn đến hạn trả (TK 315), Vay dài hạn (TK 3411) và Nợ dài hạn (TK 3412) chuyển sang thành TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính;

Các tài khoản Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn (TK 3414) và Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn (TK 3386) gộp thành TK 3386 - Nhận ký quỹ, ký cược;

  • Bổ sung thêm TK 136 - Phải thu nội bộ (TK 1361 - Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc; TK 1368 - Phải thu nội bộ khác) vào hệ thống tài khoản kế toán;
  • Bổ sung thêm TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn;
  • Bổ sung thêm TK 151 - Hàng mua đang đi đường
  • Đổi tên TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh thành Vốn đầu tư của chủ sở hữu;

Bỏ các tài khoản sau:

  • TK 1113 - Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý;
  • TK 1123 - Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý;
  • TK 311 - Vay ngắn hạn, TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả;
  • TK 351 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm;
  • TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu

Và các TK ngoài danh mục hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thông tư 133 hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thay thế Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và Thông tư 138/2011/TT-BTC .

Đánh giá bài viết
1 699
Nguyên tắc xây dựng hệ thống TKKT theo Thông tư 133
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm