So sánh Danh mục Tài Khoản kế toán giữa Thông tư 133 và Thông tư 200

Thông tư 133/2016/TT-BTC có sự khác biệt về Danh mục tài khoản kế toán với Thông tư 200/2014/TT-BTC

Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Điểm mới của Thông tư số 133/2016/TT-BTC thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC nổi bật nhất là Danh mục tài khoản kế toán. Mời các bạn cùng tham khảo để có thể So sánh Danh mục Tài Khoản kế toán giữa Thông tư 133 và Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Định nghĩa về Hệ thống tài khoản là gì? Chế độ kế toán trong doanh nghiệp là gì? trong đó có liệt kê ra tất cả các tài khoản kế toán và mỗi tài khoản đều được quy định: số thứ tự (mã hiệu) và tên gọi của nó. Hệ thống tài khoản thường có hướng dẫn sử dụng đi kèm..., trong đó có chỉ ra các đối tượng thực tế cần kế toán và phương pháp hạch toán.

Trong hệ thống tài khoản, trước hết các tài khoản cần được hợp nhất lại vào các phần hành (mức độ phân loại ban đầu). Sau đó, các phần hành được chia thành các tài khoản (phân loại cấp một). Nếu cần thiết các tài khoản lại được chia thành các tiểu khoản (phân loại cấp hai). Các tiểu khoản cũng có thể được chia tiếp tục (phân loại cấp ba).

Định nghĩa về Hệ thống tài khoản kế toán:

Hệ thống tài khoản kế toán chính là phương tiện để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh là hoạt động liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Có thể là việc: Mua hàng/ Bán hàng/ Thu tiền/ Chi tiền,...

Hệ thống tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian. Tài khoản kế toán phản ảnh và kiểm soát thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình thu, chi, nhập xuất tiền, tài sản trong thi hành án, kết quả hoạt động thi hành án ở đơn vị kế toán nghiệp vụ thi hành án.

Tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán nghiệp vụ thi hành án gồm các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản và các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản.

Hệ thống tài khoản kế toán ở Việt Nam gồm có nhiều bảng hệ thống khác nhau theo từng loại hình, nó dùng để phân loại các tài khoản từ loại 0 - 9, các định khoản kinh tế theo trình tự, đơn vị này quy định thống nhất về các loại tài sản, ký hiệu, tên gọi của tài khoản kế toán.

Định nghĩa về Chế độ kế toán:

Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán uỷ quyền ban hành.

Sau đây hoatieu.vn xin giới thiệu tới các bạn Thông tư 133/2016/TT-BTC có sự khác biệt về Danh mục tài khoản kế toán với Thông tư 200/2014/TT-BTC để các bạn đọc có thể phân biệt và nhìn thây rõ sự khác biệt giữa Thông tư 133 chế độ kế toán áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa và Thông tư 200 hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

Mời các bạn tải Hệ thống Tài Khoản kế toán giữa Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC tại đây:

Bảng So sánh Danh mục Tài Khoản kế toán giữa Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC:

Tài Khoản kế toán giữa Thông tư 133 và Thông tư 200

Mời các bạn tải bảng So sánh Danh mục Tài Khoản kế toán giữa Thông tư 133 và Thông tư 200. XLS về để xem chi tiết.

Đánh giá bài viết
1 726
0 Bình luận
Sắp xếp theo